【kèo+nhà+cái+5】Thế hệ nhà văn trẻ tìm lối đi riêng
Ngày càng có nhiều cây bút trẻ thể hiện lối đi riêng,ếhệnhvăntrẻtmlốiđkèo+nhà+cái+5 mang đến độc giả những tác phẩm ấn tượng. Trong nhịp sống hiện đại, cách trải nghiệm, cảm nhận cuộc sống của họ cũng khác trước, nên màu sắc trong các tác phẩm không hề giống các thế hệ viết văn trước đây...
Các thế hệ nhà văn hội ngộ tại Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc vừa qua.
Có thể điểm danh những cây bút trẻ đang khẳng định mình bằng những sáng tác tạo dấu ấn riêng, đang viết đều tay là Vũ Đức Anh, Huỳnh Lê Triều Phú, Vũ Thị Huyền Trang… Một số cây bút đã trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam: Đinh Phương, Lý Hữu Lương. Văn Thành Lê, Lữ Thị Mai, Lê Quang Trạng… Họ là chủ nhân của những giải thưởng văn chương do Hội Nhà văn Việt Nam phối hợp tổ chức. Nhiều nhà văn lão thành cho rằng, đây chính là thế hệ đầy hy vọng, đang và sẽ tiếp tục nỗ lực để gánh vác trọng trách là lớp kế thừa xứng đáng, tiếp tục phả hơi thở của nhịp sống hiện đại vào văn chương, viết không chỉ bằng tài năng mà còn bằng trách nhiệm với quê hương, xứ sở.
Hội nghị những người viết văn trẻ toàn quốc, do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức hồi tháng 6 vừa qua, đã đánh giá khá toàn diện về thế hệ viết văn trẻ. Thực tế là số lượng những người viết trẻ từ 35 tuổi trở xuống, là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam chỉ chiếm 1%, một tỷ lệ rất thấp. Có thể chưa đánh giá hết diện mạo, chất lượng văn học trẻ qua số liệu này, nhưng cũng đã phản ánh được thực tế sự quan tâm của các hội nghề nghiệp với việc phát hiện, tìm kiếm, chăm bồi và khích lệ những người cầm bút trẻ vào tổ chức chính thống lớn nhất này.
Sự phát triển của công nghệ số kích thích không ít những cây bút trẻ bắt kịp và xem như một công cụ để kết nối với độc giả qua những sáng tác của mình. Từ đó, không ít những tác giả, bút nhóm, câu lạc bộ sáng tác được tạo nên. Họ không cần qua nhiều khâu, với các thủ tục rườm rà để có thể công bố tác phẩm, chỉ cần có một trang cá nhân là có thể chuyển tải hết những sáng tác của mình; đồng thời, đo được mức độ tương tác, quan tâm của độc giả. Theo nhìn nhận của những nhà văn lão thành, đây chỉ là một mặt của vấn đề chất lượng và chắc rằng họ phải chịu sự đào thải khắc nghiệt từ độc giả. Tuy nhiên, nếu hiểu theo đúng nghĩa một lực lượng cầm bút nghiêm cẩn, dấn thân vào thời cuộc, cống hiến cho những giá trị nghệ thuật thật sự, thì chưa có nhiều điểm sáng. Một số người thử nghiệm, chạy theo số đông, viết những gì đám đông chú ý, không cần nghĩ đường xa và cũng ít đặt nặng vấn đề lý luận, học thuật; viết mà vẫn nhìn về nhiều phương tiện giải trí khác, để tìm cách lập thân, chứ chưa hết lòng với “nghề chữ”, luôn khó khăn và đầy gập ghềnh. Đây chính là hệ quả của việc tiếp cận quá nhanh của nhịp sống hiện đại, sự “mời mọc” hấp dẫn của những phương tiện, khiến họ bị phân tán… Bên cạnh đó, áp lực việc học, công việc mưu sinh, phấn đấu cho những cơ hội nghề nghiệp.
Những khoảng trống này đã được Hội Nhà văn Việt Nam nhìn nhận. Trong đó, có những hội nghị hội thảo, diễn đàn…, để lắng nghe, trao đổi, động viên và đặc biệt là định hướng, để các tác giả trẻ tìm cho mình một lối đi riêng, trang bị những kiến thức, bản lĩnh để có thể nhìn nhận đúng vấn đề, có tư tưởng đủ lớn để có thể chuyển tải hiện thực cuộc sống. Nhà văn Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, đã nhắn nhủ với các chủ nhân của nền văn học Việt Nam tương lai: “Thế hệ các anh luôn mong chờ thế hệ trẻ sáng tạo một cách nghiêm cẩn. Mỗi thế hệ nhà văn phải mang đến tiếng nói của thời đại mình cùng những giá trị mới cho văn học, mang tới vẻ đẹp mới của sự sáng tạo. Văn học luôn hướng đến cái đẹp, lẽ phải, vì con người và vì dân tộc. Hãy cứ đi, trải nghiệm, cảm nhận. Hãy sống thật sâu, lắng nghe thanh âm cuộc sống, những câu chuyện quanh mình, những bi kịch. Hãy thường xuyên trao đổi, quan sát, nuôi dưỡng cảm xúc chân thành bằng việc sống thật với cuộc đời… Đặc biệt, các cây bút trẻ hãy luôn đặt câu hỏi vì sao chúng ta viết, một câu hỏi không hề dễ dàng với một nhà văn có trách nhiệm với mình, với nghề, đồng hành cùng thời cuộc...”.
Thái độ của người cầm bút sẽ ảnh hưởng tới việc họ viết gì và viết như thế nào. Từ đó, phải xác định thái độ, trách nhiệm của mình, để thật sự nghiêm túc từ cách chọn đề tài, góc nhìn. Thế hệ nhà văn lão thành trước đây từng viết những tác phẩm để đời lúc họ còn rất trẻ, như Chế Lan Viên viết “Điêu tàn” năm 16 tuổi… Họ đã xác lập một thái độ nghiêm túc với nghề viết, đã dấn thân cùng thời cuộc, khai thác triệt để sức mạnh của ngôn từ, phản ánh lương tâm con người, thời đại bằng những trang viết đầy tâm huyết, với mong muốn góp phần thay đổi cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Đây là những điều mà nhà văn trẻ hôm nay hoàn toàn có thể làm được, khi họ được trang bị những kỹ năng, kiến thức nền cũng như có quá nhiều cách tiếp cận hiện thực cuộc sống, được tạo điều kiện tham gia nhiều cuộc thi viết để đánh giá chất lượng…
THẢO HƯƠNG
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Lưu ý một số thông tin về phòng vệ thương mại từ thị trường Việt Nam
- ·Chuẩn bị tốt nhất cho học sinh thi tốt nghiệp THPT
- ·Hiệu quả công tác hướng nghiệp tại Cần Thơ
- ·Trường Đại học Y Dược Cần Thơ: Hạ mức điểm tối thiểu xét tuyển đại học chính quy 2018
- ·Hợp tác giữa BHXH Việt Nam và Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ
- ·2 ĐH Việt Nam vào tốp 300 trường ĐH phát triển bền vững của thế giới
- ·Thêm kỹ năng
- ·Sôi nổi Ngày hội Toán học mở về miền Tây tại Cần Thơ
- ·Tăng nguy cơ ung thư ruột kết nếu sử dụng thuốc kháng sinh lâu dài
- ·Đã chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới
- ·Long An có 43 sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh
- ·Thí sinh cần chú ý an toàn và chọn lọc thông tin
- ·Sinh viên được học trực tuyến 30% tổng khối lượng chương trình đào tạo
- ·Mỹ liệt nhóm cực hữu Bắc Âu vào danh sách khủng bố
- ·Máy xông hơi – Thiết bị nội thất lý tưởng cho không gian phòng tắm
- ·Xã Phước Sang (huyện Phú Giáo): Phối hợp tổ chức trao nhà đại đoàn kết
- ·Những câu chuyện đẹp
- ·Dự kiến ngày 18
- ·Phụ gia thực phẩm trở thành chất độc nếu không được sử dụng đúng cách
- ·Tăng cường chỉ đạo Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2021