【nhận định tốt】Thanh niên nông thôn khát khao khởi nghiệp
(CMO) Khởi nghiệp là một trong những nội dung mới, thiết thực trong công tác thanh niên của tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong tình hình mới. Đối với đoàn viên, thanh niên nông thôn, câu chuyện lập thân, lập nghiệp càng là vấn đề bức thiết.
Thực tế ở Cà Mau cho thấy, tình trạng thanh niên nông thôn ly nông, ly hương, tìm việc làm thời vụ ngoài tỉnh đang diễn ra phổ biến và chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Quyết tâm giúp đỡ thanh niên nông thôn khởi nghiệp trên quê hương của Huyện đoàn Phú Tân có thể là một gợi ý tham khảo tích cực để phần nào tìm ra giải pháp tháo gỡ băn khoăn trên.
Khởi nghiệp trên đất quê hương
Mô hình dèo tôm giống 2 giai đoạn của đoàn viên Nguyễn Văn Ril (bìa phải) mang về thu nhập cao, cung cấp nguồn giống chất lượng cho hoạt động sản xuất của người nông dân. |
Về ấp Tân Phú, xã Phú Tân, thăm mô hình dèo tôm giống 2 giai đoạn của đoàn viên Nguyễn Văn Ril, mới thấy được tâm huyết của những người trẻ tuổi đối với đồng đất quê hương. Anh Ril tâm sự: “Tôi tốt nghiệp đại học ngành nuôi trồng thuỷ sản, làm công tác khuyến ngư tại xã một thời gian rồi quyết định tự làm kinh tế”.
Với anh Ril, nếu không sống được ở quê hương mình thì đừng mơ mộng lập thân, lập nghiệp ở nơi khác. Anh Ril quyết định đầu tư và cũng hợp tác với 2 người bạn để thí điểm mô hình dèo tôm giống để xuất bán cho bà con nông dân.
Anh dèo trên 2 bể composite, mỗi bể 50 m2, dèo 200.000 tôm giống, sau 16-18 ngày thì xuất bán. Với giá bán 100 đồng/con giống như hiện tại, anh Ril thu về lợi nhuận gần 10 triệu đồng/hầm/lần xuất bán. Theo anh Ril, tôm 2 giai đoạn hiện đang được bà con nông dân rất quan tâm, tin tưởng. Thế nên, lượng tôm giống xuất bán hiện không đáp ứng đủ nhu cầu thực tế của nông dân. Trong dự định sắp tới, nhóm anh Ril quyết tâm mở rộng thêm mô hình để có nguồn tôm giống chất lượng phục vụ sản xuất.
Theo đánh giá của Phó bí thư Huyện đoàn Phú Tân Trần Quốc Toàn, mô hình dèo tôm giống của anh Ril là một trong những mô hình hiệu quả, hiện có một số nơi học tập kinh nghiệm, nhân rộng và đều đạt hiệu quả. Vấn đề quan trọng trong câu chuyện khởi nghiệp của thanh niên nông thôn không chỉ là vốn, là mô hình mà cần phải có lòng đam mê, kiến thức khoa học - kỹ thuật. Trên thực tế, nhiều thế mạnh của nông thôn có thể áp dụng để đoàn viên, thanh niên khởi nghiệp. Huyện đoàn Phú Tân đang tập trung hướng các mô hình vào lợi thế nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ và trang trại nông nghiệp để đoàn viên, thanh niên có cơ hội đổi đời ngay trên quê hương.
Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp của Huyện đoàn Phú Tân luỹ kế đạt mức trên 170 triệu đồng, hỗ trợ hàng trăm lượt đoàn viên tham gia các mô hình kinh tế trong suốt 7 năm qua. Anh Toàn khẳng định: “Chỉ khi nào thanh niên, đoàn viên vững vàng về kinh tế thì mới có động lực, điều kiện để hoạt động, cống hiến. Công tác Đoàn trong bối cảnh hiện nay cần phải đi vào thực chất, tạo được sự tin cậy và đồng hành của đoàn viên, thanh niên”.
Qua trao đổi với anh Toàn, thực tế hoạt động của tổ chức Đoàn cơ sở đang đối diện với không ít thách thức. Điều này càng đòi hỏi những mô hình hay, điển hình tiêu biểu để tạo ra năng lượng tích cực, củng cố và thúc đẩy các phong trào Đoàn thanh niên trên địa bàn.
Cơ hội ở cách nghĩ, cách làm
Cơ hội khởi nghiệp ở nông thôn đối với đoàn viên, thanh niên không thiếu, nếu không nói là nhiều lựa chọn. Chuyện vợ chồng đoàn viên Ngô Văn Khang và Phạm Hồng Thương ở ấp Tân Điền, xã Tân Hải vượt khó, làm kinh tế giỏi, hăng say công tác khiến nhiều người cảm kích. Lập gia đình, ra riêng với hơn 10 công đất, vợ chồng anh Khang, chị Thương chật vật để chu toàn cuộc sống. Rồi từ sự ham học hỏi, vợ chồng tìm đến mô hình đan thảm vải. Tổ chức Đoàn hỗ trợ vợ chồng anh mượn vốn khởi nghiệp, đến nay công việc đan thảm mang về nguồn thu đều đặn mỗi ngày gần 500.000 đồng.
Bí thư Xã đoàn Tân Hải Lê Chí Linh cho biết: “Tinh thần vượt khó, ham học hỏi và vươn lên của vợ chồng anh Khang rất đáng khen ngợi. Anh Khang vừa làm tốt công tác Bí thư Chi đoàn ấp, vừa phụ vợ trong nghề đan thảm, xây dựng được kinh tế gia đình ổn định”. Nghề đan thảm vải từ gia đình anh Khang dần lan toả ra một số hộ lân cận ở ấp Tân Điền. Riêng gia đình anh Khang đã giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 10 lao động của ấp từ nghề đan thảm. Toàn xã Tân Hải không còn đoàn viên thuộc đối tượng hộ nghèo, cận nghèo. Phong trào phấn đấu lập thân, lập nghiệp, không ly hương dần tạo ra diện mạo ổn định và khai thác được nguồn lực từ lớp người trẻ của địa phương.
Dù có nhiều điểm nhấn tích cực, song công tác Đoàn thanh niên tuyến cơ sở đang đối diện nhiều khó khăn. Theo quy định mới, chức danh bí thư chi đoàn ấp nhận hỗ trợ quá ít, không đảm bảo cho hoạt động. Thế nên, toàn huyện Phú Tân có 7 bí thư chi đoàn ấp xin nghỉ công tác. Thêm nữa, thực trạng thanh niên nông thôn ồ ạt ra ngoài tỉnh tìm việc làm khiến nguồn phát triển Đoàn ngày càng khó khăn. Nói về tình trạng này, anh Toàn trăn trở: “Biết là khó, nhưng Huyện đoàn chỉ biết vận động, thuyết phục, động viên anh em, chớ đâu có giải pháp nào căn cơ, triệt để”.
“Đâu cần thanh niên có/Việc gì khó, có thanh niên”, phát triển kinh tế nông thôn, khởi nghiệp từ nông thôn đang là nơi cần tâm huyết, sức trẻ, trí tuệ của thanh niên, đoàn viên Cà Mau. Dù rằng hành trình này không hề dễ dàng, nếu không nói là vô cùng gian nan, thử thách. Nhưng từ những câu chuyện thực tế sinh động của Phú Tân nói riêng, biết bao mô hình, điển hình người thật, việc thật ở các địa phương khác, có thể khẳng định rằng, khó hay dễ chỉ là do cách nghĩ, cách làm và quyết tâm của thanh niên, đoàn viên. Chặng đường ấy, lực lượng đoàn viên, thanh niên nông thôn Cà Mau rất cần sự đồng hành, trợ lực từ tổ chức Đoàn, từ các cấp, các ngành và cộng đồng để thêm vững vàng, tin cậy./.
Quốc Rin
(责任编辑:World Cup)
- ·Cám cảnh gia đình nghèo có hai con đều mắc bệnh tim nặng
- ·Tập trung mọi nguồn lực để dập dịch tả heo châu Phi ở Phú Giáo
- ·Trung tâm Y tế TX.Thuận An: Khánh thành đơn nguyên thận nhân tạo
- ·TP. Thủ Dầu Một tổ chức diễn đàn “Ngành Y tế lắng nghe ý kiến nhân dân”
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 5/2017
- ·Tiếp tục thực hiện tốt cách ly, phân tuyến khám và điều trị Covid
- ·TP.Thủ Dầu Một: Tổ chức diễn đàn “Ngành y tế lắng nghe ý kiến nhân dân”
- ·Vicoland, Địa ốc Hoàng Quân được vay vốn làm nhà xã hội
- ·Mua bán ô tô qua mấy đời chủ, giấy tờ làm thế nào?
- ·Hội Chữ thập đỏ tỉnh: Huy động hơn 60 tỷ đồng thực hiện công tác nhân đạo
- ·Giúp hàng xóm lợp nhà, thanh niên trẻ bị bỏng nặng
- ·Vinatex thông tin về quy trình sản xuất khẩu trang kháng khuẩn
- ·Thêm các ca nhiễm virus corona chủng mới mới tại Anh và Tây Ban Nha
- ·Ngành y tế: Triển khai nhiều hoạt động hưởng ứng Ngày An toàn người bệnh thế giới
- ·Đừng tưởng lấy chồng giàu sẽ sướng
- ·Bệnh nhân sốt rét giảm
- ·Cấp vốn 200 triệu USD cho dự án STARLAKE
- ·Phòng chống sốt xuất huyết:Cần sự chung tay, góp sức của nhiều người
- ·Lời khẩn cầu được sống của cậu bé xả thân cứu rừng
- ·Toàn tỉnh có 27 công ty sản xuất thuốc được cấp phép