会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ty le ca cuoc chau a】Trần Hữu Phức – người con anh hùng của Vĩnh Phúc!

【ty le ca cuoc chau a】Trần Hữu Phức – người con anh hùng của Vĩnh Phúc

时间:2024-12-27 10:35:48 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:884次

Lá đơn xung phong ra trận viết bằng máu

Trần Hữu Phức sinh ra trong một gia đình nhà nông yêu nước. Ngày anh chào đời thì bố vừa mất,ầnHữuPhức–ngườiconanhhùngcủaVĩnhPhúty le ca cuoc chau a mẹ phải nuôi 7 anh em.

Anh trai cả của ông là du kích xã, bị giặc bắt nhưng quyết không khai gì cả, nên chúng đã tra tấn gãy xương sườn. Anh thứ hai thì đi bộ đội chống Pháp và hy sinh năm 1953, khi Trần Hữu Phúc tròn 8 tuổi.

Chàng thanh niên dũng cảm Trần Hữu Phức

Chàng thanh niên dũng cảm Trần Hữu Phức

Năm 18 tuổi, ông làm đội phó hợp tác xã ở địa phương. Nhưng lúc nào, trong con người ấy cũng bừng bừng ngọn lửa muốn xung trận, để đánh giặc cứu nước. Thế nên ông đã viết 8 lá thư bằng máu để cấp trên cho đi đánh giặc.

Thời ấy, dù biết chiến tranh là máu lửa nhưng những chàng trai, cô gái vẫn quyết lên đường, bởi “đường ra trận mùa này đẹp lắm”…

Vào sinh ra tử

Năm 1968, chàng lính trẻ chiến đấu ở Đại Lộc, Quảng Đà. Nhờ mưu trí, dũng cảm, anh đã được danh hiệu Chiến sĩ quyết thắng cấp 1 và chiến sĩ thi đua E141.

Đến tháng 3/1969, trong một lần chiến đấu, anh bị thương ở huyện Hòa Vang, Quảng Nam. Nhưng khi vết thương còn chưa khỏi, anh vẫn xin ra viện, tiếp tục xung trận.

Lúc đó, anh cùng đồng đội phải nằm hầm bí mật để phục kích địch trong 6 tháng trời. Nhiều tên lĩnh Mỹ đã bị giết nhưng lực lượng của ta vẫn được bảo toàn.

Tháng 9/1969, anh đã là Đại đội trưởng, được lệnh rút về đội hình chiến đấu của tiểu đoàn. Đơn viị anh chiến đấu ở cứ điểm núi Nở do tiểu đoàn bộ binh và tiểu đoàn pháo 105 của Mỹ chiếm đóng.

Quân giặc đông và được “trang bị đến tận răng”. Nhưng Phức và đồng đội không hề nao núng. Đội đặc công của ta đã bí mật vượt 8 lớp rào kẽm gai, nổ súng tấn công, tiêu diệt cả tiểu đoàn của địch. Trận đó, tiểu đoàn của Phức được tặng Huân chương chiến công hạng Ba. Còn vị đại đội trưởng trẻ tuổi được bầu là Chiến sĩ thi đua của Trung đoàn và đạt danh hiệu dũng sĩ quyết thắng cấp 2.

Cuối năm 1969 đến 1970, Đại đội của anh được tăng cường cho tiểu đoàn 83 huyện Đại Lộc, chiến đấu chống càn ở vùng B, đánh địch mở đường cho các đơn vị xuống lấy lương thực, thực phẩm…

Tháng 7/1970, anh cùng đơn vị hành quân ra đường 9, Nam Lào, trong đội hình của Sư đoàn 2 – Quân khu 5.

Chỉ vài tháng sau đó, Trần Hữu Phức đã chỉ huy bộ đội thọc sâu vào đội hình của ngụy, đánh tan tiểu đoàn học viên sĩ quan ngụy.

Tháng 3/ 1971, khi địch nhảy dù xuống các cao điểm đường 9 Nam Lào, Đại đội của anh đã tiêu diệt toán quân này, tạo điều kiện cho Trung đoàn 64 bộ đội Thừa Thiên Huế tiêu diệt cứ điểm 960.

Khi đại đội được lệnh về đội hình của tiểu đoàn thì phát hiện một tiểu đoàn của địch đang đổ bộ xuống một nơi gần quân ta. Thế là Phức đã tức tốc xin cấp trên tổ chức chiến đấu, tấn công bất ngờ khi địch đang đào công sự, làm quân giặc thiệt mạng rất nhiều.

Vị chỉ huy dũng cảm, mưu trí

Sau trận đó, anh được cấp trên tin tưởng, cử làm Tiểu đoàn phó trực tiếp đi tăng cường, chỉ huy Đại đội 2 đảm nhiệm mũi thọc sâu đánh lên cao điểm 723 do Trung đoàn 1, sư 1 Ngụy chiếm đóng…

Lúc ấy, vết thương cũ tái phát, nhưng người chỉ huy ấy vẫn ra viện sớm, tiếp tục cùng tiểu đoàn chiến đấu. Tối 1/5/1971, quân ta đã đánh vào thị trấn Pha Lan, giết chết nhiều quân địch và bắt sống nhiều ngụy quân…

Kết thúc chiến dịch mặt trận R, Trần Hữu Phức đã chỉ huy tiêu diệt 3 tiểu đoàn ngụy, 100 tên địch đang tháo chạy ở Đồng Hến, bắt sống 3 xe tăng, thu nhiều vũ khí, trang bị…

Năm 1971, tại chiến dịch Hạ Lào, ông được phong là Tiểu đoàn trưởng và trên đường hành quân ở tỉnh Sanavan đã đánh thiệt hại quân ngụy.

Năm 1972, khi đánh địch ở thị xã Kon Tum, Tây Nguyên, ông đã bị thương, cấp trên cho ra điều trị nhưng ông vẫn kiên quyết ở lại, chiến đấu đến cùng. Sau khi đơn vị hoàn thành  nhiệm vụ, ông mới đi điều trị vết thương.

Tháng 7/1972, tiểu đoàn trưởng Trần Hữu Phức lại tài tình chỉ huy bộ đội ta tiêu diệt gọn toàn bộ một tiểu đoàn của địch ở ngã ba Thạch Trụ, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi.

Sau đó, tiểu đoàn của ông tiếp tục lập được nhiều chiến công khác.

Ngày 30/4 lịch sử

Khi chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, ông là Tham mưu trưởng của Trung đoàn 141. Khi quân ta đánh vào thị xã Bà Rịa, Trung đoàn được tăng cường một số vũ khí. Sau đó, đơn vị đã hiệp đồng với các lực lượng khác, chiến đấu dũng cảm với địch từ 17 giờ ngày 26/4 đến sáng 27/4 thì ta làm chủ hoàn toàn thị xã Bà Rịa, phát triển hướng đánh tới Vũng Tàu.

Xe tăng quân đội ta húc đổ cổng dinh Độc Lập ngày 30/4/1975

Xe tăng quân đội ta húc đổ cổng dinh Độc Lập ngày 30/4/1975

Càng gần chiến thắng, càng lắm gian nan. Địch lúc này chống trả điên cuồng, quyết liệt. Nhiều chiến sĩ đã hy sinh khi cận kề ngay đất nước giải phóng.

Ngày 30/4/1975 lịch sử đó, Trần Hữu Phức đã chỉ huy bộ đội vượt biển Vũng Tàu, tiến vào Sài Gòn đánh tan địch ở huyện Cần Giờ.

Chỉ một tiểu đoàn của bội đội ta nhưng đã tiêu diệt 2 tiểu đoàn của địch, làm thiệt hại năng một tiểu đoàn ngụy, bắt ống 1000 tên địch, thu nhiều vũ khí, trang bị.

Tiểu đoàn 7 E141 của ông đã được Nhà nước phong tặng “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Cứ tưởng sau ngày chiến thắng sẽ bình yên, nhưng quân giặc vẫn không ngừng chống phá Cách mạng. Nên tháng 8/1975, ông được giao nhiệm vụ chỉ huy một tiểu đoàn tiêu diệt tàn dư địch ở đỉnh núi huyện Diên Hòa, tỉnh Khánh Hòa, bắt được trùm tình báo của CIA.

Đến 7/1978, ông cùng Trung đoàn 141 sư 3 tới huyện Cao Lộc, Lạng Sơn để chiến đấu ở biên giới. Cuối năm 1978, vết thương cũ tái phát, ông buộc phải đi Quân y 110 điều trị dài ngày.

Đến tháng 7/1982, ông được nghỉ mất sức và trở về quê hương Vĩnh Phúc, khi hòa bình đã trở lại, người dân cả nước phấn khởi bắt tay tái thiết đất nước.

Xây dựng quê hương

Về quê, người chiến sĩ năm xưa vẫn không quản ngại khó khăn để phát triển kinh tế. Ông đã có 15 năm là Bí thư chi bộ thôn Phú Hạnh, xã Thượng Trưng. Ông đã vận động nhân dân thực hiện “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa”.

Kết quả là địa phương đã có 100% đường được bê tông hóa, các thôn xóm có rãnh thoát nước, kênh mương được xây bê tông…Phú Hạnh trở thành làng văn hóa đầu tiên của tỉnh Vĩnh Phúc.

Từ 1990 đến 2006, ông là Phó Chủ tịch, Chủ tịch hội cựu chiến binh, phó Chủ tịch mặt trận tổ quốc, phó Chủ tịch hội nông dân…Do luôn hoàn thành nhiệm vụ nên ông nhận được nhiều khen thưởng của các cấp, được các Đài truyền hình VTV1, VTV3 về đưa tin.

Hoàng Lan

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Những sự cố nghiêm trọng về sức khỏe do học sinh hút thuốc lá điện tử
  • Quảng Ngãi: Nợ thuế giảm trong tầm kiểm soát
  • Đề xuất điều chỉnh nội dung chính sách khuyến công
  • Ngành Thuế phấn đấu vượt thu ngân sách năm 2020 tối thiểu 3% dự toán
  • Nhập lậu nguyên liệu thuốc Bắc
  • Hạn chế tiếp xúc, nhiều nước đề xuất cấp C/O sử dụng con dấu, chữ ký điện tử
  • Thí điểm tham vấn một lần, sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần
  • Các địa phương rốt ráo triển khai thu hồi nợ thuế
推荐内容
  • Phát hiện thảo dược nhập lậu ‘đội lốt’ củ cải, cà rốt
  • Củng cố tình hữu nghị Việt Nam
  • Giá vàng hôm nay 27/1: Tín hiệu mới từ Mỹ, vàng giảm mạnh
  • Hướng tới nhà đầu tư chiến lược
  • Ung thư gan vì thói quen dùng gừng để lâu trong bếp để pha trà
  • Loạt ưu đãi chi tiêu Tết hấp dẫn từ ví ShopeePay