【pasto】Rác thải điện tử đe dọa sức khỏe con người và môi trường
Thông tin cập nhật trên trang U.S.News cho biết,ácthảiđiệntửđedọasứckhỏeconngườivàmôitrườpasto núi rác thải điện tửđộc hại đang gây nhiều nguy hại cho cả người lao động lẫn môi trường ở các nước đang phát triển. Một số nơi không sử dụng máy tính, điện thoại di động, ti vi và nhiều sản phẩm khác do họ sản xuất ra, tuy nhiên tại các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ, phải chịu trách nhiệm này.
Rác thải điện tử đang gây nhiều nguy hại cho cả con người lẫn môi trường. Ảnh minh họa
Trước đây, các nước phát triển ước tính đã xuất khẩu khoảng 23% lượng rác thải điện tử của họ sang bảy quốc gia đang phát triển, theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 6 trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Môi trường (Mỹ) thông tin.
Nhu cầu sử dụng thiết bị điện tử ngày càng tăng và tuổi thọ sản phẩm ngày càng ngắn cũng đồng nghĩa với việc chất thải điện tử sẽ không phải là vấn đề. Tuy nhiên, giải pháp lại không thể thực hiện cách nhanh chóng hoặc dễ dàng.
Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ, trung bình mỗi hộ gia đình người Mỹ sở hữu khoảng hơn 20 thiết bị điện tử. Một số bang đã cấm xử lý các sản phẩm điện tử như rác thải thông thường, còn EPA đặc biệt khuyến khích tái chế. Tuy nhiên trên thực tế, khi tiến hành tái chế ti vi, thì rất có thể nó sẽ được xuất khẩu sang một số quốc gia khác như Trung Quốc, Ấn Độ hay Nigeria có công nhân làm công việc tái chế trái phép, thường sử dụng dầu thô, công nghệ nguy hại để trích xuất kim loại có giá trị trong chất thải và sau đó đốt các phần còn lại.
Theo lập luận, tái chế thiết bị điện tử có thể giúp các nước đang phát triển vượt qua những "khoảng cách số", cũng như phát triển công nghệ thông tin và truyền thông ở những khu vực cần thiết. Thậm chí nhiều người còn cho rằng, nếu thiết bị không hoạt động thì việc tái chế có thể cung cấp phụ tùng thay thế và các kim loại có giá trị như đồng. Tuy nhiên, quy trình để có được những vật liệu giá trị thường đòi hỏi phải tiếp xúc với kim loại nặng như chì và thủy ngân.
EPA, một trong những cơ quan chủ trì công tác liên ngành về Quản lý Điện tử do chính quyền Obama thành lập, đã nhận ra những lợi ích tiềm năng của thiết bị điện tử tái chế và khuyến khích hành động trên, cho phép rác điện tử chất thành đống. Tuy nhiên, cơ quan này cũng "rất lo ngại về vấn đề xử lý an toàn các thiết bị điện tử đã qua sử dụng, đặc biệt là loại bỏ thiết bị điện tử hoặc chất thải điện tử cả ở trong nước lẫn nước ngoài đều gây nguy hại cho sức khỏe con người và môi trường", phát ngôn viên của EPA, ông Purchia Liz, chia sẻ trong một email.
Rác thải điện tử tại các nước đang phát triển rất đáng lo ngại. Ảnh minh họa
Còn Jim Puckett, giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận Basel Action Network (Mỹ), cho biết kỹ thuật của công nhân và nhân khẩu học ở mỗi quốc gia không giống nhau. Tại Ghana, Puckett cho biết ông thấy chủ yếu là trẻ em mồ côi ở độ tuổi từ 12 đến 20 tuổi, làm việc trong khu ổ chuột với công đoạn đốt cháy thiết bị điện tử và giải phóng khí độc vào không khí.
Tại Nigeria, Puckett nhận thấy công nhân ở mọi lứa tuổi ném điện tử vào bãi và đốt chúng. Họ cố gắng sửa chữa và tái chế các thiết bị khi có thể, nhưng phần lớn đều không thể sửa chữa. Ở Trung Quốc, Puckett cho rằng ông thấy trẻ em tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại.
Ông nói thêm: "Trẻ em đào bới trong tro từ nhựa bị đốt cháy, chúng thở trong khói. Đôi khi hiện tượng này còn xảy ra tại nhà khi nấu các bảng mạch. Vì vậy, trẻ em hít phải toàn bộ khí độc."
Một nghiên cứu gần đây của tổ chức phi chính phủ Toxics Link đang tập trung vào cuộc đấu tranh với các chất liệu độc hại cả ở cấp độ toàn cầu và địa phương, báo cáo ô nhiễm đất và nước ở hai khu vực tại Delhi, Ấn Độ có thiết bị điện tử tái chế cho biết.
Đất ở cả hai vùng Loni và Mandoli (Ấn Độ) đều chứa hàm lượng kim loại nặng và các chất gây ô nhiễm khác ở mức cao. Mẫu đất từ cả hai khu vực chứa chì, mức cao nhất tại Loni gấp gần 147 lần so với mẫu đối chứng. Thêm nữa, nước uống cũng bị ô nhiễm. Mẫu đất tại hai khu vực thậm chí còn chứa thủy ngân gấp 710 lần giới hạn tiêu chuẩn ở Mandoli và gấp khoảng 20 lần hạn định tại Loni.
Ấn Độ đứng thứ hai chỉ sau Trung Quốc về số lượng thiết bị điện tử tái chế, tiếp theo là Nigeria, Ghana, Bờ Biển Ngà, Benin và Liberia, theo nghiên cứu Khoa học và Công nghệ môi trường (Mỹ) cho biết.
Xuất khẩu chất thải điện tử sang các nước đang phát triển bị cấm ở Liên minh châu Âu, nhưng thực tế vẫn được coi là hợp pháp tại Mỹ. Vì vậy, những người làm việc này tại EU có thể bị truy tố. Mặt khác, để vận chuyển hợp pháp tại EU thì việc đầu tiên là các thiết bị điện tử phải qua kiểm định.
Linh Nguyễn
Công nhân DN công nghệ cao đối mặt "rác thải cực độc"(责任编辑:Thể thao)
- ·Adayroi tung chương trình siêu ưu đãi, giảm giá 50%++ dịp cuối năm
- ·Khởi tố 7 bị can thông đồng trong đấu thầu dự án tại TP.HCM
- ·Nhạc kịch 'Shrek' câu chuyện về tình yêu thương, sự bình đẳng
- ·Vụ Việt Á: Cựu Giám đốc CDC Bắc Giang nhận 5 tỷ từ 1 người phụ nữ
- ·Xử phạt hàng loạt các cá nhân trên thị trường chứng khoán
- ·Thành lập Kho hàng không kéo dài tại Long Biên
- ·Công ty NOKIA Việt Nam đổi tên
- ·Thanh niên đâm tử vong người đàn ông trong quán bia ở Bạc Liêu
- ·Bamboo Airways cử giám sát viên bay hỗ trợ Cục hàng không Việt Nam
- ·Cải thiện, bổ sung kiến thức pháp luật, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
- ·Những thay đổi làm nên sự hoàn hảo cho D’. Le Pont D’or của Tân Hoàng Minh
- ·Vướng lao lý vì đâm người trọng thương lúc can ngăn đánh nhau
- ·Người phụ nữ góp phần truyền lửa dân ca bài chòi
- ·Vinamilk nộp ngân sách 3.500 tỷ đồng
- ·Bamboo Airways khai trương đường bay Tp. Hồ Chí Minh
- ·Du lịch xanh và sản phẩm OCOP
- ·Lộ diện kẻ thủ ác từ hình xăm trên cổ nạn nhân
- ·VTFA mang lại nhiều lợi thế cho doanh nghiệp
- ·Ái nữ tài phiệt Trung Quốc bị Mỹ bắt giữ: Đã được tại ngoại sau lời nói của ông Trump
- ·Yêu cầu xử lý ngay ba con tàu của Vinalines để thu hồi công nợ