【chornomorets đấu với shakhtar】Các nước đang phát triển phải chi số tiền kỷ lục để trả nợ
Ảnh minh họa |
Cũng theo báo cáo của WB, số tiền trả nợ của 24 quốc gia nghèo nhất thế giới có thể tăng tới 39% vào năm 2023 và 2024.
Ông Indermit Gill, chuyên gia kinh tế trưởng và phó chủ tịch cấp cao về kinh tế phát triển tại WB, đánh giá rằng mức nợ kỷ lục và lãi suất cao đã đẩy nhiều quốc gia vào con đường khủng hoảng.
Ông Gill nói thêm: “Mỗi quý khi lãi suất vẫn ở mức cao trôi qua sẽ khiến nhiều nước đang phát triển trở nên khó khăn hơn, cũng như là phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn giữa trả nợ công hoặc đầu tư vào y tế công cộng, giáo dục và cơ sở hạ tầng”.
Nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của tình hình trên, WB cho biết đã xảy ra 18 vụ vỡ nợ ở 10 quốc gia đang phát triển trong 3 năm qua - nhiều hơn tổng số vụ vỡ nợ trong 2 thập kỷ trước đó cộng lại. Danh sách này bao gồm các nước như Ghana, Sri Lanka và Zambia.
Hiện có 28 quốc gia đủ điều kiện vay vốn từ Hiệp hội Phát triển Quốc tế của WB. Cơ quan này cho biết trong báo cáo rằng các nước trên đều có nguy cơ gặp khó khăn vì nợ công cao.
Lãi suất tăng cao trên toàn cầu và đồng USD mạnh đã khiến các quốc gia mắc nợ phải trả thêm nhiều chi phí cho các khoản vay của họ. WB cho biết hơn một phần ba số nợ nước ngoài của các quốc gia đang phát triển có liên quan đến tình hình lãi suất thay đổi cũng như dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động đột ngột.
Các ngân hàng đa phương, trong đó có WB và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đã nỗ lực giúp các nước đang phát triển tái cấp vốn cho khoản nợ của họ khi các nguồn tài chính đang bị thu hẹp.
Báo cáo cho biết vào năm 2022, các chủ nợ tư nhân đã nhận được số tiền hoàn trả chênh lệch 185 tỷ USD so với số tiền họ cho vay. Đây là lần đầu tiên sự đảo ngược này xảy ra kể từ năm 2015.
WB cho biết các ngân hàng đa phương đã cung cấp 115 tỷ USD dưới các hình thức tài trợ chi phí thấp mới cho các nước đang phát triển vào năm 2022.
Báo cáo ngày 16/11 của Viện Tài chính quốc tế (IIF) ước tính nợ toàn cầu đến cuối năm 2023 sẽ lên tới 310.000 tỷ USD, tăng 25% trong 5 năm. IIF cho biết nợ chính phủ trong quý III có mức tăng lớn nhất, trong khi nhiều quốc gia ghi nhận mức thâm hụt ngân sách ở mức cao hơn nhiều so với trước đại dịch Covid-19./.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chủ xe làm thủ tục thu hồi biển số thế nào khi xe bị mất cắp?
- ·Cháy ở Định Công Hạ: Cứu người bất thành do cửa kính cường lực, rào sắt kiên cố?
- ·Công an TPHCM cảnh báo về tội phạm cá độ, trộm cướp, lừa đảo trong mùa Euro 2024
- ·Dự báo thời tiết 25/6/2024: Hà Nội mưa lớn, cảnh báo đợt lũ trên các sông Bắc Bộ
- ·Đồng đôla Australia giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm so với USD
- ·Chủ tịch nước cử sĩ quan Quân đội làm nhiệm vụ tại trụ sở Liên Hợp Quốc
- ·Đề xuất thuê lực lượng, phương tiện bảo vệ lãnh đạo chủ chốt khi đi nước ngoài
- ·Bỏ đề xuất cấm tuyệt đối vượt đèn vàng, tài xế thoát cảnh 'tiến, lùi đều sai'
- ·Số doanh nghiệp thành lập mới vẫn giảm trong 2 tháng cuối năm
- ·'Đón đầu' nhu cầu mới của độc giả để phát triển kinh tế báo chí bền vững
- ·Nguyên nhân sụt lún khu vực dự án hồ chứa nước gần 500 tỷ ở Lâm Đồng
- ·Nhà máy xử lý nước thải 6.000 tỷ đồng lớn nhất TPHCM xây xong cuối tháng 6/2025
- ·Ô tô bị tàu hỏa hất văng ở Hà Nội: Tài xế đỗ xe sát mép đường ray có bị xử phạt?
- ·Người phụ nữ ở Hà Nội ‘bay’ 6 tỷ đồng vì làm theo đối tượng giả danh công an
- ·Hãng Kaspersky khuyến cáo biện pháp chống mã độc WannaCry
- ·Dự báo thời tiết 15/6/2024: Bắc Bộ mưa to hạ nhiệt, Trung Bộ vẫn nắng nóng 39 độ
- ·'Đón đầu' nhu cầu mới của độc giả để phát triển kinh tế báo chí bền vững
- ·Trình Thủ tướng dự án cao tốc TPHCM
- ·HCM City's master planning scheme embodies innovative thinking, bold ambitions: PM
- ·Hà Nội: Phát hiện người đàn ông tử vong trong ô tô ở cổng trường tiểu học