【bang xếp hạng bong da】Tái cơ cấu DNNN khối Trung ương: Tiến độ chậm, kết quả hạn chế
Riêng về tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, đến nay đã thu được những kết quả quan trọng. Tháng 10-2013, Tập đoàn chấm dứt hoạt động. TCT Công nghiệp Tàu thủy được thành lập với 08 đơn vị thành viên được giữ lại, 234 DN còn lại cần phải cắt giảm. Tính đến tháng 3-2014, TCT đã hoàn thành giảm đầu mối 61 đơn vị.
Chỉ CPH được 10/80 DN trực thuộc
Tại Hội nghị đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN khối DN TƯ, ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Bí thư Đảng ủy Khối DN TƯ cho biết, 28 đơn vị thuộc Đảng ủy Khối DN TƯ đã xây dựng xong đề án tái cơ cấu, trong đó đề án của 24 đơn vị đã được phê duyệt. Kết quả sắp xếp DN của 24 đơn vị có đề án được phê duyệt đã có những kết quả nhất định. Theo đó, 24 DN được tổ chức theo mô hình Công ty mẹ - công ty con, trong đó 15 công ty mẹ Nhà nước giữ 100% vốn điều lệ, có 9 công ty mẹ cần tiến hành CPH. Đến nay có 3 công ty mẹ đã CPH là Tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn Xăng dầu, Tổng công ty (TCT) Thép Việt Nam. Trong 2 năm 2014 - 2015 sẽ CPH các công ty mẹ còn lại, gồm: Tập đoàn Dệt may, TCT Hàng không, TCT Hàng hải, TCT Sông Đà, TCT Đầu tư Phát triển nhà và đô thị, TCT Công nghiệp Xi măng.
Trong 3 năm qua, các đơn vị trong diện phải tái cơ cấu đã có những cải thiện trong kết quả sản xuất kinh doanh. So với 2011, tổng doanh thu năm 2013 tăng 8,3% lên 1.804.821 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tăng 34% lên 1.034.588 tỷ đồng, tổng lợi nhuận tăng lên 25,7% lên 90.396 tỷ đồng, nộp ngân sách tăng 25,3% (lên 297.023 tỷ đồng)... Vốn nhà nước đầu tư vào DN được bảo toàn và phát triển. Nộp ngân sách tiếp tục tăng, năm 2013 các đơn vị nộp gần 300 ngàn tỷ đồng, tương đương 36,6% tổng thu ngân sách Nhà nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, tái cơ cấu DNNN khối DN TƯ còn nhiều hạn chế. Tiến độ thực hiện tái cơ cấu, sắp xếp lại DN còn chậm. Điển hình như TCT Lương thực miền Bắc, TCT Đường sắt Việt Nam.
Theo báo cáo, tổng số DN trực thuộc của 24 đơn vị cần CPH theo đề án tái cơ cấu là 80 DN, số đã xúc tiến triển khai CPH là 50 DN, số đã hoàn thành CPH là 10 DN. Đây là con số rất khiêm tốn. Từ nay đến hết năm 2015 cần hoàn thành CPH 70 DN còn lại. Đây là nhiệm vụ khá nặng nề đối với khối các DN TƯ. Nguyên nhân khách quan là do tình hình kinh tế tài chính khó khăn, thị trường chứng khoán giảm sâu không thuận lợi cho CPH. Ngoài ra, nguyên nhân chủ quan là các đơn vị chưa thực sự quyết liệt, chưa có động lực và thiếu nguồn tài chính để thực hiện tái cơ cấu. Công tác quản trị DN đổi mới còn chậm, tại một số tập đoàn, TCT, năng lực quản trị chưa tương xứng với quy mô, vị trí của đơn vị, công tác quản lý tài chính, đầu tư, quản trị rủi ro còn lỏng lẻo...
Về thoái vốn, tổng số DN cần thực hiện thoái toàn bộ vốn nhà nước theo đề án là 642 DN, tuy vậy số đã thực hiện thoái vốn xong kể từ khi đề án được phê duyệt là 167 DN, tổng số vốn thu về đạt trên 7,8 nghìn tỷ đồng. Từ nay đến 2015 còn phải tiếp tục thoái vốn tại 472 DN.
Cần vạch ra lộ trình cụ thể, hợp lý
Theo Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, trong thời gian tới, phải xác định phạm vi DN thế nào cho vừa phải, chỉ giữ cổ phần của Nhà nước ở những khâu, những lĩnh vực quan trọng. Các DNNN trong diện phải tái cơ cấu cần xây dựng lộ trình tái cơ cấu, CPH một cách cụ thể, hợp lý. Đổi mới quản trị DN là vấn đề rất hệ trọng, cần được chú ý. Ngoài ra, cần cơ cấu lại nhân lực, cụ thể là kiện toàn đội ngũ lãnh đạo bằng cách lựa chọn đúng, trúng, cả về chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức, đồng thời sắp xếp nhân lực hợp lý, hiệu quả.
Liên quan đến vấn đề tái cơ cấu, CPH DNNN, ông Phạm Viết Muôn, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Trưởng ban Đổi mới DN cho rằng, thời gian chúng ta còn rất ít, khối lượng DNNN cần tái cơ cấu, CPH nhiều, nếu không có bước đi thích hợp thì sẽ không kịp tiến độ. Hiện nay chúng ta còn hơn 430 DN cần CPH, thời gian chỉ còn 21 tháng. Vì vậy, các DN cần vạch ra lộ trình cụ thể, để làm sao ngày 31-12-2015 chúng ta sẽ kết thúc được tái cơ cấu, CPH các DNNN. Căn cứ vào lộ trình, nếu xuất hiện những khó khăn gì thì DN cần đề xuất để giải quyết ngay.
Về vấn đề thoái vốn đối với các khoản vốn đầu tư chéo giữa các tập đoàn, TCT, ngân hàng, đại diện Đảng ủy Khối DN TƯ đề xuất cho phép các đơn vị này được mua lại, chuyển nhượng số vốn đang góp theo giá trị sổ sách hoặc tự thỏa thuận, chứ không phải đấu giá qua sàn giao dịch chứng khoán, nhằm rút ngắn thời gian thoái vốn. Đối với một số khoản đầu tư nước ngoài, đề nghị được thoái vốn cho đơn vị chịu trách nhiệm chính của các dự án này, hoặc đơn vị do Chính phủ chỉ định.
Đại diện Đảng ủy Khối DN TƯ cho rằng để đổi mới cơ chế giám sát, kiểm tra đối với DNNN, về lâu dài cần thống nhất trách nhiệm và đầu mối giám sát về một cơ quan chuyên trách quản lý DNNN của Chính phủ. Theo đó, cơ quan này đề xuất nghiên cứu thành lập một cơ quan ngang bộ để thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu Nhà nước, là đầu mối thống nhất quản lý các DNNN và vốn đầu tư Nhà nước vào DN.
Hoài Anh
(责任编辑:World Cup)
- ·Vàng trong nước và thế giới tiếp tục giảm
- ·Soi kèo phạt góc Chelsea vs Aston Villa, 20h00 ngày 24/9
- ·Soi kèo phạt góc Sassuolo vs Monza, 23h30 ngày 2/10
- ·Soi kèo phạt góc Union Berlin vs Braga, 23h45 ngày 3/10
- ·Những hành động thiết thực bảo vệ môi trường
- ·Soi kèo phạt góc AC Milan vs Newcastle, 23h45 ngày 19/9
- ·Soi kèo phạt góc West Ham vs Man City, 21h ngày 16/9
- ·Soi kèo phạt góc Hoffenheim vs Dortmund, 1h30 ngày 30/9
- ·6 tháng đầu năm 2023, ngân sách nhà nước bội thu 71.200 tỷ đồng
- ·Soi kèo phạt góc Juventus vs Lazio, 20h00 ngày 16/9
- ·Chung tay vì môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn
- ·Soi kèo phạt góc Marseille vs Brighton, 23h45 ngày 5/10
- ·Soi kèo phạt góc MU vs Crystal Palace, 2h00 ngày 27/9
- ·Soi kèo phạt góc Bologna vs Empoli, 17h30 ngày 1/10
- ·Giá xăng dầu hôm nay 17/6/2024: Giữ đà giảm nhẹ
- ·Soi kèo phạt góc Club Tijuana vs FC Juarez, 10h ngày 30/9
- ·Soi kèo phạt góc Wolves vs Liverpool, 18h30 ngày 16/9
- ·Soi kèo phạt góc RB Leipzig vs Man City, 2h00 ngày 5/10
- ·Canxi hữu cơ đủ đầy là canxi có thêm vitamin D, vitamin K và các khoáng chất khác
- ·Soi kèo phạt góc AC Milan vs Hellas Verona, 20h00 ngày 23/9