【nhan dinh psv】Lãi tiền tỷ từ mô hình cho heo nghe nhạc, ngủ ngày
Giai đoạn 2009 - 2013,ãitiềntỷtừmôhìnhchoheonghenhạcngủngànhan dinh psv khi giá heo hơi lên xuống thất thường, dịch bệnh tràn lan khiến nhiều trại heo lớn ở Bình Dương, Đồng Nai, Đồng Tháp phải giảm đàn, còn những hộ nuôi nhỏ rơi vào tình trạng thua lỗ. Trang trại của ông Phạm Hoàng Sơn (Ba Sơn), ở xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười cũng chung cảnh ngộ.
“Lúc ấy tôi nuôi khoảng 10 con heo nái và 30 con heo thịt nhưng giá bán thấp hơn giá thành nên phải liên tục bù lỗ, đôi khi muốn dừng lại để chuyển đổi mô hình làm ăn. Nhưng vì đam mê chăn nuôi nên tôi cố gắng gượng”, ông Sơn bộc bạch.
Ông Sơn kiểm tra sức khỏe và chăm sóc heo mỗi ngày.
Vốn ham học hỏi và tìm tòi, ông Sơn quyết tâm tìm ra giải pháp để tháo gỡ khó khăn. Từ nền tảng kỹ thuật chăn nuôi truyền thống, ông quyết định phải chuyển sang một phương pháp hoàn toàn mới thì mới có thể giảm chi phí đầu vào, đảm bảo ổn định chất lượng đầu ra giúp tăng lợi nhuận trong bối cảnh ngành chăn nuôi đang gặp nhiều khó khăn.
“Trong một lần cho heo ăn, tình cờ tôi phát hiện đàn heo phản ứng với tiếng nhạc. Nếu cho nghe nhạc trữ tình, mắt chúng sẽ lim dim và buồn ngủ. Liên hệ tới cách nuôi bò sữa, tôi nhận thấy người ta cho bò nghe nhạc thì chất lượng sữa sẽ tốt, do đó nếu áp dụng với heo chắc chắn sẽ hiệu quả. Từ đó tôi quyết định thay đổi nhịp sinh học của đàn heo”, ông Sơn kể.
Song song đó, ông bắt đầu thiết lập chế độ chăn nuôi “cực kỳ lạ đời”. Thay vì cách nuôi thông thường là cho heo ăn ban ngày, ngủ ban đêm thì lão nông này làm ngược lại.
Ban đầu, nhiều người cho rằng cách làm của ông không thiết thực và kỳ lạ, tuy nhiên, ông cho biết đã nghiên cứu rất kỹ mới dám áp dụng. Và đúng là thời kỳ đầu ông Sơn đã phải rất kiên trì tạo thói quen cho heo, dần dần chúng đã thích nghi với việc ngủ ngày, ăn đêm.
Để so sánh hiệu quả, ông đã tiến hành phân khu hai đàn heo, một nuôi bằng phương pháp cũ, một theo cách mới. Sau thời gian dài khảo sát và đối chứng, ông nhận thấy cách làm mới giúp rút ngắn được thời gian nuôi khoảng 10 ngày nhưng heo vẫn tăng trọng tốt và ít dịch bệnh. Bởi theo ông, thời tiết ở Việt Nam rất nóng nên sẽ không kích thích được heo ăn nhiều, bên cạnh đó, heo cũng tiêu tốn một lượng calorie không nhỏ khi vận động. Trong khi đó, thời tiết về đêm mát dịu sẽ khiến heo ăn nhiều hơn, giúp mau lớn hơn.
Việc thay đổi nhịp sinh học của đàn heo kết hợp với việc cho heo nghe nhạc tạo nên một sự đột phá mới, giúp ông Ba Sơn tiết kiệm được rất nhiều chi phí và sức lao động trong chăm sóc. Cùng với thành công của heo thịt, ông còn nhận ra rằng việc cho heo nái và heo hậu bì nghe nhạc, kết quả còn ngoài mong đợi.
“Heo nái đang trong giai đoạn cho con bú, nếu được cho nghe nhạc lượng sữa sẽ nhiều hơn, trong khi đó, đối với heo hậu bì sẽ cho giống tốt và tỷ lệ đậu thai cao”, ông Sơn nói.
Sau khi thử nghiệm mô hình mới, riêng heo thịt mỗi năm ông Sơn thu được vài trăm triệu đồng, còn heo giống lãi hơn cả. Do đó, sau một thời gian cân nhắc ông Sơn đã chuyển từ chăn nuôi heo thịt thương phẩm sang đầu tư sản xuất heo giống. Trung bình một năm trại chăn nuôi của ông Sơn có thể cung cấp cho thị trường khoảng 2.500 - 2.600 con heo giống. Với giá dao động 1,6 - 1,8 triệu đồng mỗi con, doanh thu một năm của trại hiện trên 4 tỷ đồng. Sau khi trừ tất cả chi phí ông thu lãi khoảng gần 1,2 tỷ đồng.
Theo đánh giá của ông Sơn, đầu tư sản xuất heo giống cho lợi nhuận cao gấp nhiều lần nuôi heo thịt, nhưng để thành công người nuôi phải có kỹ thuật tốt, đặc biệt phải tuân thủ khắt khe các quy tắc phòng bệnh. Hiện tại, heo giống của trại chăn nuôi Ba Sơn không những được tiêu thụ mạnh trên địa bàn tỉnh mà còn là địa chỉ tin cậy cho các tỉnh thành lân cận.
Chia sẻ thêm về kinh nghiệm nuôi heo, ông Sơn cho biết, vấn đề khó giải quyết nhất của người nuôi lớn là việc xử lý chất thải trong chăn nuôi. Nếu không quản lý tốt thì việc phát triển số lượng tổng đàn sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. Do vậy, người nuôi cần đầu tư hệ thống xử lý chất thải quy củ mới mong phát triển bền vững.
“Chất thải tại trang trại của tôi được giữ lại và xử lý bằng men vi sinh trong các ao lắng, phần nước thải sau ao lắng được dùng để sử dụng bón trực tiếp cho ruộng lúa”, ông Sơn chia sẻ.
Chính nhờ cách làm này, cộng với số tiền tích lũy nhiều năm từ việc nuôi heo, ông Sơn đã tiếp tục đầu tư trồng khoảng 10 ha lúa thay vì chỉ có 2 ha như thời kỳ đầu.
Theo VnExpress
Đại gia 'chơi ngông' dùng 100kg tiền lẻ tậu BMW 7 Series
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cathay Life góp sức trồng hơn 3.500 cây tại Vườn quốc gia Thanh Hóa
- ·Khánh thành Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Chợ Rẫy
- ·Gặp nhà sáng chế không chuyên
- ·Thường trực Chính phủ họp về tình hình kinh tế vĩ mô
- ·Infographics: 6 nhiệm vụ trọng tâm của ngành chứng khoán năm 2025
- ·Tết ấm cho người nghèo Năm Căn
- ·Bộ NN&PTNT yêu cầu tăng cường quản lý chất lượng cao su
- ·Sớm xét xử án liên quan cựu Bí thư Tỉnh ủy, cựu Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa
- ·Tin tặc hỏi thăm Bộ Tư lệnh không gian mạng Hàn Quốc
- ·Hợp tác làm kinh tế
- ·Thời tiết hôm nay 4/1: Bắc Bộ lạnh, Trung Bộ mưa rào, Nam Bộ nắng gián đoạn
- ·Nhiều kì vọng, niềm tin để Cà Mau phát triển toàn diện
- ·ADB: Thúc đẩy mạnh cải cách thể chế châu Á
- ·Ngày 14
- ·Tiểu thuyết kinh dị liệu có được lột xác trong năm 2025?
- ·Người cao tuổi được giảm 20% phí tham quan di tích lịch sử
- ·Xuân trên quê hương Tân Lộc Bắc
- ·Trách nhiệm thực hiện liên thông thủ tục hành chính
- ·Việt Nam is an important country to Australia: diplomat
- ·Những ngôi nhà mơ ước