【các cược bóng đá】Bắt bác sĩ Lương vụ chạy thận: Đồng nghiệp lên tiếng
"Bác sĩ chỉ là người vận hành máy cứu bệnh nhân"
Ngày 22/6,ắtbácsĩLươngvụchạythậnĐồngnghiệplêntiếcác cược bóng đá Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện bắt tạm giam 3 người, trong đó có bác sĩ Hoàng Công Lương (SN 1986, trú tại Xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai, TP Hà Nội), bác sĩ khoa Hồi sức tích cực - Đơn nguyên thận nhân tạo, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.
Báo Lao Độngđưa tin, đối với bác sĩ Hoàng Công Lương, cơ quan điều tra xác định, bác sĩ Lương là người trực tiếp ký đề xuất sửa chữa, biết việc sửa chữa, khử trùng hệ thống nước RO. Tuy nhiên, khi còn chưa nhận được bàn giao việc sửa chữa bằng văn bản và chưa biết nguồn nước RO số 2 có đạt tiêu chuẩn hay không, bác sĩ này vẫn quyết định chạy thận cho các bệnh nhân.
Sau khi cơ quan công an có quyết định bắt giam, nhiều ý kiến bày tỏ sự tiếc nuối cho bác sĩ Lương, trong đó có nhiều đồng nghiệp có uy tín trong ngành Y. PGS.TS Nguyễn Văn Bàng - nguyên Phó trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, cho rằng hãy nhìn vào bản chất sự việc để xem tai nạn khởi nguồn từ đâu. PGS.TS Bàng đưa ra nhiều câu hỏi cần được giải thích việc Công ty Cổ phần dược phẩm Thiên Sơn (Cty Thiên Sơn) thuê Công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh (Cty Trâm Anh) bảo trì máy móc đơn nguyên thận nhân tạo, Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Hoà Bình, có được ghi trong hợp đồng của Ban giám đốc Bệnh viện với Cty Thiên Sơn không? Tại sao Cty Thiên Sơn ký hợp đồng nhưng lại thuê Cty Trâm Anh? Cty Thiên Sơn không có đủ năng lực, hay chưa từng đủ năng lực, hay có biến động nội bộ không bảo đảm được việc thực thi hợp đồng? Việc Cty Trâm Anh chứ không phải Cty Thiên Sơn đảm nhiệm việc bảo trì lần này, Ban lãnh đạo BVĐK tỉnh Hòa Bình có biết không? Nếu biết thì ai là người đồng ý cho thay thế hay thuê mướn công việc chuyên biệt này...
Rõ ràng trong sự cố khủng khiếp này, nếu chỉ bác sĩ Lương phải chịu tội thì chưa ổn. Trách nhiệm của lãnh đạo Bệnh viện ở đâu?
Cũng theo PGS.TS Bàng, về việc bắt giam BS Hoàng Công Lương, nhiều người trong ngành không có thông tin cụ thể là bác sĩ Lương sai sót như thế nào trong vụ án này.
Trên thực tế, sau khi được bảo trì bảo dưỡng, hệ thống lọc nước chưa thử nước đầu ra, chưa đưa nguồn nước đi kiểm định đã sử dụng cho bệnh nhân. Trong khi theo quy trình của Bộ Y tế là phải kiểm tra máy chạy thận, thông số nước, theo dõi, giám sát hiện tượng xảy ra bất thường sau khi bảo trì. Cùng với đó, hệ thống lọc nước phải được kiểm nghiệm đầu ra trước khi bàn giao cho cán bộ y tế để đưa vào vận hành.
“Người trực tiếp vận hành chạy máy thận nhân tạo, sau các công đoạn an toàn kỹ thuật, thuộc các nhóm kỹ thuật khác. Các bác sĩ chỉ là người sử dụng, vận hành máy cứu người, bởi máy móc đã được ban lãnh đạo bệnh viện, phòng vật tư, phòng kế hoạch tổng hợp... - là những đơn vị, cá nhân chịu trách nhiệm với nhà nước và pháp luật ký kết với các đối tác kỹ thuật - đảm bảo an toàn kỹ thuật”, PGS.TS Bàng khẳng định.
Ngoài ra, máy thận nhân tạo vẫn là máy dùng hàng ngày. Trang thiết bị vật tư vẫn là những loại dùng hàng ngày. Mọi quy trình chuyên môn kỹ thuật vẫn tuân thủ như bất cứ lần nào. Làm sao bác sĩ Lương hay bất cứ bác sĩ nào biết được chuyện ai bảo trì? Về nguyên tắc, thầy thuốc không có trách nhiệm kiểm tra chất lượng bảo trì vật tư.
Một đồng nghiệp của bác sĩ Lương cũng tỏ sự tiếc nuối: "Sáng thứ hai định mệnh ấy, chỉ những người trong nghề mới hiểu rằng bệnh nhân chạy thận đã dồn ứ kinh khủng trong hai ngày cuối tuần. Số lượng bệnh nhân xếp hàng khát khao chạy thận vì họ hiểu rằng họ đang đương đầu với những biến chứng phù phổi, phù thận, rối loạn kali máu... Chỉ những người trong nghề mới hiểu rằng các khoa tiết niệu đã quá tải như thế nào, các máy chạy thận ở bệnh viện nghỉ sớm nhất cũng sau 10h đêm.
Hơn nữa, hoạt động súc rửa bảo trì máy chạy thận không thuộc quyền hạn của bác sĩ mà do các phòng vật tư và hãng máy tiến hành bảo trì, bảo dưỡng, dán tem đảm bảo chất lượng.
Chủ tịch Hội Hồi sức - Cấp cứu gửi đơn kiến nghị lên Bộ trưởng
Báo VietNamNet đưa tin, GS Nguyễn Gia Bình, Chủ tịch Hội Hồi sức - Cấp cứu và chống độc VN đã ký đơn kiến nghị gửi lên Bộ trưởng Y tế và Bộ trưởng Công an.Trong đơn kiến nghị, GS Nguyễn Gia Bình cho rằng, việc khởi tố, bắt giam BS Hoàng Công Lương (SN 1986, BV đa khoa tỉnh Hoà Bình) là không thoả đáng và gây hoang mang cực độ cho nhân viên y tế.
“Những ngày qua, hàng trăm đồng nghiệp trong cả nước đều bất ngờ và rất hoang mang, lo lắng”, GS Bình chia sẻ.
Là người trực tiếp tham gia cùng với các đồng nghiệp tại BV đa khoa tỉnh Hòa Bình và BV Bạch Mai từ khi sự việc xảy ra đến khi kết thúc, GS Bình đưa ra 5 kiến nghị.
Thứ nhất, việc cung cấp nguồn nước đảm bảo theo tiêu chuẩn để lọc máu (các quá trình lọc và khử khuẩn… xét nghiệm, kiểm định sau khi xử lý...) là trách nhiệm của bệnh viện (Ban giám đốc, các phòng ban và nhân viên kỹ thuật được phân công), BS không có chuyên môn kỹ thuật và cũng không được phân công làm công việc này.
Thứ hai, nhân viên y tế (bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên) chỉ là người sử dụng nguồn nước sau khi được bàn giao và thực hiện các quy trình kỹ thuật lọc máu đã được Bộ Y tế ban hành.
Thứ ba, tại đơn vị thận nhân tạo BV tỉnh Hòa Bình cũng như các đơn vị thận nhân tạo khác trong cả nước:
+ Do số lượng bệnh nhân quá đông, máy phải hoạt động liên tục phục vụ cho nhiều bệnh nhân mỗi ngày, các đơn vị phải lập kế hoạch làm việc chính xác đến từng phút.
+ Khi đến thời điểm cần lọc máu, người bệnh phải được phục vụ kịp thời, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Thứ tư, việc bàn giao thiết bị máy móc trước và sau khi sửa chữa bảo dưỡng trên giấy tờ chỉ là bàn giao về: số lượng, chủng loại thiết bị… Nguồn nước khi được bàn giao cho nhân viên y tế để sử dụng, thực hiện kỹ thuật lọc máu cho người bệnh đương nhiên là đã đảm bảo chất lượng .
“Vì vậy, cơ quan điều tra Công an tỉnh Hòa Bình đưa ra kết luận BS Lương không biết chất lượng có đảm bảo hay không mà vẫn đưa vào sử dụng gây tử vong cho bệnh nhân là không thuyết phục”, GS Bình nhấn mạnh.
Bác sĩ Lương bị bắt vì vi phạm qui định về chữa bệnh trong vụ chạy thận. Ảnh: Lao Động
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Vinataxi ảnh hưởng thế nào khi Tradico thoái vốn?
- ·Tạp chí Hải quan nhận 3 giải báo chí toàn quốc về ngành Tài chính lần thứ VIII
- ·Phổ biến pháp luật qua internet
- ·Bộ trưởng Nội vụ: Quản lý công chức không cho phép đi chậm trong chuyển đổi số
- ·Kỳ vọng trong sự bứt phá hút vốn ngoại của NCB
- ·TPHCM ưu tiên triển khai 5 dự án giao thông với tổng vốn hơn 40.000 tỷ đồng
- ·Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp gỡ, trao đổi với Liên minh Doanh nghiệp Hoa Kỳ
- ·Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc đánh trống Sấm, chiêm ngưỡng cổ vật nghìn năm Việt Nam
- ·Phát triển hạ tầng tiện ích cao cấp, mắt xích cân bằng lượng và chất cho du lịch Việt Nam
- ·Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp Thủ tướng Australia và Tổng thống Peru
- ·Liên đoàn hiệp hội bán lẻ châu Á trao giải 'Nhà bán lẻ xanh' cho VinMart & VinMart+
- ·Tổng thống Nga Putin kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
- ·Tổng thống Halimah Yacob: ‘Singapore sẽ luôn đồng hành cùng TP.HCM’
- ·Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng: Sẽ công tâm trong chỉ đạo, đánh giá cán bộ
- ·Mazda2 vừa về Hà Nội giá hơn 500 triệu dự báo gây bão bởi tính năng này
- ·Đức sẽ cung cấp 61 triệu Euro cho hợp tác phát triển với Việt Nam trong 2 năm tới
- ·Những thông tin nào được xem là bí mật nhà nước ?
- ·Thủ tướng: Hoàn thiện chính sách phát hiện, thu hút nhân tài cho nền công vụ
- ·Hơn 1 triệu trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học Hà Nội tham gia chương trình Sữa học đường
- ·Tổng thống Halimah Yacob: ‘Singapore sẽ luôn đồng hành cùng TP.HCM’