【kq cúp nhà vua tbn】Việt Nam sẽ vươn lên mạnh mẽ như một “con hổ châu Á”
PV: Quan sát “bức tranh” kinh tế Việt Nam từ đầu năm 2021 tới nay,ệtNamsẽvươnlênmạnhmẽnhưmộtconhổchâuÁkq cúp nhà vua tbn ông đánh giá thế nào về nền kinh tế Việt Nam khi bước sang năm thứ 2 của đại dịch Covid-19?
TS. Jacques Morisset: Có thể nói năm 2021 là một năm đầy khó khăn đối với Việt Nam. GDP năm nay của nhiều quốc gia trên thế giới được dự báo tăng trưởng trung bình 5 - 6%, trong khi đó GDP Việt Nam chỉ tăng trưởng 2,58%. Nếu là những năm trước đây tình thế sẽ ngược lại, thế giới sẽ chỉ tăng trưởng 2% trong khi Việt Nam tăng trưởng đến 6 - 7%. Vì vậy, rõ ràng năm 2021 là một năm sóng gió đối với Việt Nam.
PV: Đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục “phủ bóng đen” lên kinh tế thế giới và chưa có dấu hiệu dừng lại, khi có sự xuất hiện của biến chủng mới Omicron. Ông nhìn nhận như thế nào về những thuận lợi và cả thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối mặt trong năm 2022?
TS. Jacques Morisset:Theo tôi, rủi ro lớn nhất chính là tình hình dịch bệnh. Không ai có thể dự báo trước được GDP sẽ giảm sâu trong quý III vừa qua. Bởi vậy, tôi cũng không thể biết chắc được chuyện gì sẽ xảy ra với Việt Nam cũng như với thế giới. Về biến thể Omicron, chưa thể biết được biến thể này sẽ gây ra những tác động như thế nào và biết đâu có thể sẽ có những làn sóng dịch bệnh lớn hơn trong những năm tới đây.
TS. Jacques Morisset |
Bên cạnh đó, cho dù tình hình dịch bệnh được kiểm soát thì không thể phủ nhận sẽ tồn tại những rủi ro về kinh tế. Việt Nam là một nền kinh tế mở cửa, do đó sẽ phụ thuộc vào tình hình của nhiều quốc gia khác trên thế giới. IMF và WB đã hạ dự báo tăng trưởng của Mỹ và châu Âu và sự trầm lắng của kinh tế thế giới cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế của Việt Nam, bởi vì xuất khẩu sẽ sụt giảm.
Một rủi ro nữa là vấn đề lạm phát. Hiện giá cả các hàng hóa nhập khẩu tăng cao, trong khi giá hàng hóa trong nước vẫn không tăng lên do cầu vẫn thấp hơn cung. Nhưng giả định trong trường hợp cầu sẽ tăng lên (vì chúng ta muốn có tăng trưởng), tới một lúc nào đó nó cũng sẽ gây ra lạm phát hàng hóa trong nước (ở mức có thể kiểm soát được). Tuy nhiên, còn phải chờ xem, cũng có thể sẽ có sự cộng hưởng giữa việc tăng giá các hàng hóa quan trọng và việc tăng giá hàng hóa trong nước từ đó dẫn tới lạm phát tăng cao, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải kiểm soát lạm phát thận trọng hơn so với hai năm qua.
Mặc dù vậy, rủi ro thường cũng đi đôi với cơ hội. Theo tôi, vẫn còn đó những cơ hội vốn có từ trước tới nay và Việt Nam vốn rất giỏi trong việc nắm bắt các cơ hội. Cơ hội đầu tiên là trong lĩnh vực xuất khẩu. Đại dịch Covid-19 cho thấy chúng ta cần phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng và Việt Nam là một trong những ứng cử viên sáng giá cho việc đa dạng hóa. Do đó, nhiều doanh nghiệp lớn đã chuyển tới Việt Nam với mục tiêu đa dạng hóa chuỗi cung ứng của mình nhằm đảm bảo hoạt động xuất khẩu cho nhiều quốc gia khác. Bởi vậy, có thể nói Việt Nam đang tận dụng tốt xu hướng đa dạng hóa này và sẽ tiếp tục tận dụng được lợi thế cạnh tranh của mình.
Cầu trong nước sẽ là yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng “Trong ngắn hạn, động lực quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế sẽ vẫn là xuất khẩu và chuyển đổi sang kinh tế xanh. Trong trung hạn, đó chính là nhu cầu trong nước, khi Việt Nam trở thành nước có thu nhập cao hơn, có tầng lớp trung lưu ngày càng lớn mạnh. Sự chuyển dịch từ nhu cầu nước ngoài sang nhu cầu trong nước và sự gia tăng của tầng lớp trung lưu sẽ tiếp tục kích thích tăng trưởng về cả cung và cầu ở Việt Nam. Đó sẽ là yếu tố chính thúc đẩy tăng trưởng”. - TS. Jacques Morisset |
Bên cạnh đó, tôi cũng cho rằng, Việt Nam có thể tận dụng cơ hội từ kinh tế xanh, kinh tế ứng phó với biến đổi khí hậu. Việt Nam là một trong những nạn nhân của biến đổi khí hậu, nhưng Việt Nam cũng có thể tận dụng chính cơ hội này.
Chẳng hạn như năm 2020, Chính phủ đã triển khai trợ giá cho năng lượng mặt trời, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào năng lượng mặt trời và khu vực tư nhân cũng phản hồi rất tích cực khi tổng mức đầu tư của Việt Nam trong 8 tháng năm 2020 vào điện mặt trời cao hơn tổng mức đầu tư của toàn bộ các quốc gia ASEAN hay toàn bộ châu Phi. Đó là một ví dụ cho thấy, Việt Nam có tiềm năng về phát triển năng lượng sạch bởi Việt Nam có thể nhân rộng kịch bản đã thực hiện với năng lượng mặt trời cho năng lượng gió, pin và các sản phẩm xanh khác. Đây là một thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam, cần được phát huy.
PV:Tại kỳ họp Quốc hội mới đây, tăng trưởng GDP 2022 được đặt mục tiêu từ 6 – 6,5%. Dựa trên những số liệu và xu hướng mà ông đã quan sát, theo ông mục tiêu này có khả thi không? WB có kỳ vọng gì vào sự tăng trưởng bật dậy của Việt Nam hậu Covid-19?
TS. Jacques Morisset:Theo tôi, mục tiêu này hoàn toàn khả thi. Có thể dự báo Việt Nam sẽ quay lại quỹ đạo tăng trưởng của thời kỳ trước đại dịch, với điều kiện Việt Nam và cả thế giới sẽ không phải trải qua một cuộc khủng hoảng vì đại dịch Covid nào nữa. Tất nhiên, là một nhà kinh tế, tôi không thể dám chắc về điều đó.
Đã có những tín hiệu tăng trưởng tích cực từ cuối năm 2021 và Chính phủ sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa. Tôi hy vọng, Chính phủ sẽ triển khai kích cầu nền kinh tế thông qua những chính sách mạnh hơn. Nếu thực hiện được các nội dung này, tôi tin rằng Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trở lại như trước đây, thậm chí còn có thể mạnh mẽ hơn nữa, bởi vì Việt Nam có thể bắt kịp thời điểm để quay lại tốc độ tăng trưởng như thời kỳ trước đại dịch. Do đó, tôi rất lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam, tất nhiên với hai điều kiện đã nói ở trên: Chính phủ kiểm soát tốt chính sách tài khóa và nền kinh tế không bị đóng cửa trở lại vì đại dịch Covid-19.
Việc sẽ có một phiên họp Quốc hội bất thường vào khoảng cuối tháng 12/2021 hoặc đầu tháng 1/2022 chính là một dấu hiệu tích cực cho thấy Chính phủ đang kiểm soát tốt tình hình và sẵn sàng triển khai nhiều hoạt động hơn nữa.
Bên cạnh đó tôi cũng cho rằng, Việt Nam vẫn đang có những thế mạnh và tiềm năng vốn có từ trước đại dịch, thậm chí đại dịch phần nào giúp Việt Nam đẩy nhanh tiến trình cải cách một số nội dung để có thể vươn lên trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2045. Chính đại dịch đã giúp đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số kinh tế và đó là dấu hiệu tốt cho nền kinh tế. Ngoài ra, chúng ta cũng ghi nhận nhiều cải cách hoặc tư duy về cải cách trong lĩnh vực quản lý đầu tư công, phát triển kinh tế và ứng phó với biến đổi khí hậu… Tôi tin rằng, Việt Nam sẽ lại một lần nữa vươn lên mạnh mẽ như con hổ châu Á.
PV: Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:World Cup)
- ·Bạn đọc ủng hộ hơn 75 triệu đồng cho anh Võ Sơn Lâm
- ·Hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hành lý gửi trước, gửi sau chuyến bay
- ·Đi ngang phiên thứ 4 liên tiếp, VN
- ·Các quy định, chính sách về giáo dục có hiệu lực từ tháng 5/2023
- ·Dự án treo gần 30 năm giữa Thủ đô sẽ được giải quyết dứt điểm?
- ·Phú Vang: Lấy ý kiến điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2050
- ·Thoái vốn thành công tại Vocarimex, SCIC thu về gần 1,26 nghìn tỷ đồng
- ·1/4 thế kỷ nhiều dấu ấn tăng trưởng đáng tự hào
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 6/2017
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 4
- ·Người vợ nghèo không kiếm nổi 30 triệu đồng cứu chồng khỏi liệt
- ·Di sản phải được bảo vệ và tôn trọng
- ·Tổng cục trưởng tiếp xã giao Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Hồ Chí Minh
- ·Giai Lai: Khởi tố vụ án phá 6ha rừng tự nhiên tại huyện Krông Chro
- ·Quảng Trị được tài trợ 3 tỷ đồng để xây dựng trường mầm non
- ·Phú Gia phấn đấu cán đích nông thôn mới trong năm 2023
- ·Cà Mau: Công bố thiên tai gây thiệt hại trực tiếp đối với nuôi trồng thuỷ sản
- ·TP.HCM: Tăng gần 4.000 doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- ·Trao gần 100 triệu đồng đến hai bé Xuân Lan
- ·Đề nghị truy tố cựu Trưởng phòng Quản trị, Văn phòng Tỉnh ủy Hòa Bình Đỗ Hữu Tiệp