【bang xep hang my】Chứng khoán tuần: Tháng 4 sẽ tốt lành?
Thông thường,ứngkhoántuầnThángsẽtốtlàbang xep hang my thời điểm cuối tháng 3, đầu tháng 4 hàng năm là lúc các thông tin kết quả kinh doanh quý 1 xuất hiện. Vì vậy rất có thể năm 2018 vẫn sẽ có một tháng 4 tốt lành nếu nhìn vào thống kê lịch sử.
Thống kê biến động của chỉ số VN-Index từ năm 2010 đến 2017 (giai đoạn trước thị trường trong tình trạng đặc biệt) thì tháng 4 năm nào cũng có một nhịp tăng, bất chấp việc tính đến cuối tháng, chỉ số tăng hay giảm so với tháng 3.
Cần lưu ý một điều là việc nhìn nhận có một sóng tăng trong tháng 4 không đồng nghĩa với tháng 4 luôn luôn tăng. Thị trường biến động tăng giảm là bình thường trong ngắn hạn. Chẳng hạn nếu sóng tăng đầu tháng quá mạnh thì đến cuối tháng bắt đầu điều chỉnh và có thể điều chỉnh mạnh đến mức thấp hơn cả thời điểm cuối tháng 3.
Khi đó, thống kê theo tháng sẽ chỉ ra rằng có một tháng 4 không tăng điểm, nhưng thực tế là vẫn có một sóng tăng rất tốt rồi mới điều chỉnh. Nói cách khác, thống kê tăng/giảm ở thời điểm cuối tháng thường không phản ánh chính xác biến động cũng như cơ hội trên thị trường trong ngắn hạn.
Số liệu 8 năm gần nhất chỉ ra rằng, nếu tính ở thời điểm phiên giao dịch cuối cùng của tháng 4, thì từ 2010 đến nay có 5 tháng VN-Index tăng điểm và 3 tháng VN-Index giảm điểm so với tháng 3. Mức tăng trung bình của 5 tháng tăng là 5,74%. Mức giảm trung bình của 3 tháng giảm là 2,1%.
Thống kê này có vẻ thiếu chắc chắn mặc dù hơn 62% khả năng là VN-Index sẽ đóng cửa tháng 4 tăng điểm so với tháng 3 hàng năm. Tuy nhiên thống kê theo sóng trong tháng, tức là đỉnh cao nhất mà chỉ số VN-Index đạt được trong tháng 4 so với phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3 thì 100% khả năng tồn tại một đợt tăng.
Cụ thể, cả 8 năm liên tục, năm nào thị trường cũng có một sóng tăng trong tháng 4 và mức tăng bình quân là 5,34%. Mức tăng này là chênh lệch giữa điểm số cao nhất trong tháng 4 với điểm số của phiên giao dịch cuối cùng của tháng 3. Như vậy, thị trường luôn có một sóng tăng nằm trong tháng 4.
Đồng thời, thống kê cũng chỉ ra có tới 7/8 năm thị trường có một nhịp giảm mà điểm thấp nhất của VN-Index trong tháng 4 thấp hơn mức điểm cuối tháng 3. Đây chính là hệ quả của một xác xuất rất cao xuất hiện nhịp tăng trước đó (theo thống kê phía trên). Sau khi thị trường tăng thì sẽ điều chỉnh giảm xuống là điều hiển nhiên. Mức giảm bình quân của nhịp điều chỉnh này là 2,44%.
Nói tóm lại, hai số liệu thống kê trái ngược nói trên cho thấy tháng 4 thường có biến động tăng trước giảm sau. Điều này cũng phù hợp với logic cơ bản là đầu tháng 4 các thông tin kết quả kinh doanh chưa xuất hiện nhiều, nhưng thị trường luôn đi trước nhờ kỳ vọng sớm. Do đó sóng tăng xuất hiện đầu tháng. Sau khi giá tăng phản ánh đủ các kỳ vọng thông tin, kết quả kinh doanh chính thức xuất hiện, thị trường lại không tăng thêm mà còn điều chỉnh giảm trở lại.
Đối với chỉ số nhỏ hơn là chỉ số VN30Index thì số liệu chỉ có từ năm 2012. Tuy nhiên cũng 100% các tháng 4 được ghi nhận của chỉ số này (6 năm) cũng có một sóng tăng trong tháng, tương tự như với VN-Index. Mức tăng trung bình của VN30Index là 4,56%.
Thống kê trên chỉ số HNX-Index cũng tương tự, có 100% các tháng 4 trong thời gian 8 năm qua xuất hiện một sóng tăng trong tháng, mức tăng bình quân là 4,3%.
Điều cần lưu ý là xác suất rất cao cũng tồn tại một nhịp giảm đáng kể trong tháng 4 hàng năm. Đặc biệt nếu tháng nào có nhịp tăng mạnh đầu tháng thì mức điều chỉnh cũng mạnh theo vào cuối tháng, mặc dù mức giảm sau đó có thể không lấy hết mức tăng.
Số liệu cho thấy, với chỉ số VN-Index, có 7/8 năm, tháng 4 xuất hiện nhịp giảm; Với chỉ số VN30Index, có 6/6 năm, tháng 4 xuất hiện nhịp giảm; Với chỉ số HNX-Index, có 8/8 năm, tháng 4 xuất hiện nhịp giảm. Mức giảm bình quân ở VN-Index là 2,44%, của VN30Index là 3,59% và với HNX-Index là 4,24%.
Như vậy, nếu thị trường coi trọng quá khứ thì tháng 4 chủ đạo vẫn là tháng tích cực. Trường hợp xấu nhất thì mức giảm cuối tháng 4 so với tháng 3 không lớn (trung bình giảm của VN-Index là 2,1%; trung bình tăng là 5,74%) nhưng lại luôn có nhịp tăng tốt đầu tháng.
Cơ hội chính là sự tận dụng nhịp tăng đầu tháng khi thị trường bắt đầu đón nhận các thông tin kết quả kinh doanh. Sau đó cần thận trọng trước nhịp điều chỉnh ngắn hạn có xác suất khá cao vào cuối tháng. Mức điều chỉnh bình quân được ghi nhận là 2,44% (VN-Index) cũng không quá mạnh, nhưng đối với cổ phiếu có thể lớn hơn nhiều.
Điều gì có thể thay đổi đáng kể trên thị trường khiến quá khứ không lặp lại một cách nguyên vẹn? Theo kịch bản tích cực, nếu dòng tiền đổ vào thị trường tăng lên ở một cấp độ mới cao hơn giai đoạn tháng 1/2018 thì có thể thị trường sẽ tăng liên tục. Dòng tiền là yếu tố dễ thay đổi nhất trên thị trường và quá khứ không thể so sánh được. Trong 8 năm khảo sát, dòng tiền đã thay đổi chóng mặt, tạo ra nửa cuối năm 2017 rất khác thường.
Ở kịch bản tiêu cực, dòng tiền không tăng lên được mà giảm đi. Đồng thời thị trường chứng khoán thế giới thay vì tăng lên trong mùa kết quả kinh doanh quý 1/2018, lại giảm thủng đáy tháng 2/2018. Khi đó thị trường chứng khoán thế giới rơi vào xu thế sụt giảm thật sự, thậm chí là rơi vào một "thị trường con gấu" (thị trường đang đà xuống dốc). Tác động đến thị trường trong nước sẽ đủ để làm nguội lạnh sự hưng phấn.
Trọng Nghĩa
(责任编辑:La liga)
- ·Sau dịch COVID
- ·Vấn đề giao quyền và ủy quyền trong quản trị doanh nghiệp
- ·Chậm nhất 30/4/2023, Bình Dương khởi công đường Vành đai 3
- ·Trà Vinh tăng cường thu hút đầu tư, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế
- ·Đáp án đề thi môn Toán kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2018 – 2019 tại Hà Nội
- ·Cơ hội đầu tư vào Nghệ An nhìn từ chiến lược quy hoạch
- ·Ông Đinh La Thăng 'chủ mưu sai phạm' ở cao tốc Trung Lương
- ·Vòng chung kết giải bóng đá thiếu niên toàn quốc 2023: U13 Bình Dương giành vé dự vòng tứ kết
- ·Ma túy đá 'made in Tam giác vàng' đổ bộ vào Việt Nam hủy hoại giới trẻ thế nào?
- ·Sẽ có kết quả nghiên cứu tuyến đường sắt Phan Rang
- ·Xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
- ·Khu công nghiệp Cà Ná phải có quỹ đất xây dựng các thiết chế công đoàn
- ·TP.HCM: Giải ngân vốn đầu tư công thấp đáng báo động
- ·Long An tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản
- ·Ông Đoàn Văn Thắng
- ·Thừa Thiên Huế đầu tư 252 tỷ xây dựng trụ sở Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh
- ·Quang Hải ký hợp đồng với CLB Công an Hà Nội
- ·Giải ngân vốn đầu tư công chỉ đạt 34,47%: Điểm mặt ba nhóm khó khăn
- ·Nghệ An: Chợ cháy dữ dội trong đêm khiến nhiều ki ốt và hàng hóa bị thiêu rụi
- ·Hà Nam xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản