【nhận định leeds united】Nguy cơ sự cố hóa chất hiện hữu ngay xung quanh
Chi gần 15 tỷ USD nhập khẩu hóa chất và sản phẩm | |
Cảnh báo sử dụng dung môi để pha chế xăng bất hợp pháp | |
Tự chủ về hóa chất |
Cơ sở hóa chất phải tổ chức diễn tập ứng phó sự cố. Ảnh: Internet |
Ông Nguyễn Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hóa chất, Bộ Công Thương cho biết tại Tọa đàm “Biện pháp tăng cường ứng phó sự cố hóa chất”, do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 20/12.
Lượng hóa chất sử dụng của Việt Nam đang tập trung tại các nhà máy của các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh có nhiều khu công nghiệp. Bên cạnh các sản phẩm có thể dễ nhận thấy trong một số lĩnh vực nông nghiệp, dược phẩm, bảo vệ thực vật, hóa chất tiêu dùng..... hóa chất còn tham gia nhiều vào quá trình sản xuất, chế tạo của nhiều ngành kinh tế.
Theo lãnh đạo Cục Hóa chất, những tình huống nguy hiểm có thể là hoạt động rò rỉ, cháy nổ, phát tán khí độc ra môi trường. Khi phát sinh những tình huống như vậy, tùy theo quy mô có thể ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tài sản và tính mạng con người. Mỗi loại hình hoạt động hóa chất có chuỗi những nguy cơ, có thể bao gồm vừa hoạt động tàng trữ, sản xuất, tàng trữ và vận chuyển. Những hoạt động trong nhà máy như vậy có thể là một loạt các nguy cơ, kể cả cháy nổ, phát tán khí độc, hoặc là phát tán khí độc thứ cấp.
Tuy nhiên, theo Trung tâm Ứng phó sự cố và An toàn hóa chất, Cục Hóa chất – Bộ Công Thương, thời gian qua, công tác diễn tập ứng phó sự cố hóa chất tại các địa phương ở nước ta chưa cao, đạt khoảng 35-40% (số địa phương thực hiện diễn tập ít nhất là 1 lần). Việc xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất cấp tỉnh đạt trên 90%.
Do đó, việc tổ chức diễn tập ứng phó sự cố hoá chất giúp cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực hoá chất luôn chủ động với các tình huống có thể xảy ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời, công tác an toàn hoá chất tại đơn vị được nâng cao thêm một bậc, với công tác đánh giá rủi ro được thực hiện thường xuyên, các vật tư, trang thiết bị được chuẩn bị đầy đủ hơn, nhân sự tham gia ứng phó có kinh nghiệm tập luyện thường xuyên…Từ đó, con người và tài sản doanh nghiệp luôn được đảm bảo.
Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật về quản lý hóa chất đã được ban hành tương đối đầy đủ, các quy định pháp luật đã tạo hành lang pháp lý, doanh nghiệp hoạt động liên quan đến hóa chất phải tự chịu trách nhiệm thực thi.
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 82/2022/NĐ-CP ngày 18/10/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2017/NĐ-CP. Theo đó, có bổ sung quy định: Hàng năm, các cơ sở hóa chất phải tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất với sự chứng kiến hoặc chỉ đạo của đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành địa phương.
Là tỉnh công nghiệp phát triển, vấn đề ứng phó sự cố hóa chất được địa phương rất chú trọng, ông Hoàng Anh Tuấn- Phó Giám đốc Sở Công Thương Bắc Ninh cho biết, về vấn đề ứng phó sự cố hóa chất đối với tỉnh Bắc Ninh, ngay từ ngày đầu thành lập khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cũng như các doanh nghiệp sản xuất ngoài thì Sở Công Thương đã tham mưu cho tỉnh Bắc Ninh và xác định đây là trọng trách và nhiệm vụ quan trọng.
“Những cuộc diễn tập tại tỉnh được đánh giá rất cao, quy mô, hình thức tổ chức đảm bảo an toàn, tạo ra sự lan tỏa rất mạnh mẽ. Từ đó “đánh” vào ý thức, nhận thức của người đứng đầu của các doanh nghiệp, cơ sở tham gia hoạt động hóa chất”, đại diện Sở Công Thương Bắc Ninh phân tích.
Ở góc độ doanh nghiệp, bà Hà Thị Nguyệt Quế – Đại diện Công ty TNHH công nghệ Hóa chất và Môi trường Vũ Hoàng cho biết, lĩnh vực của doanh nghiệp tập trung vào hóa chất, có cả sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, lưu trữ, sử dụng và vận hành thuê. Vì vậy, nguy cơ về sự cố hóa chất của doanh nghiệp tiềm ẩn rất cao. Nhận thức được vai trò của vấn đề an toàn, cũng như sự phát triển của doanh nghiệp, xuyên suốt từ khi thành lập đến nay, doanh nghiệp luôn ý thức áp dụng những biện pháp ứng phó sự cố hóa chất là rất quan trọng.
Chia sẻ về kinh nghiệm từ quá trình diễn tập ứng phó sự cố hóa chất tại địa phương, theo ông Nguyễn Xuân Sinh, đối với các sự cố hóa chất xảy ra, có thể phân loại ra cái loại hình sự cố để có những kịch bản, chuẩn bị ứng phó tương ứng. Chẳng hạn, đối với sự cố cấp cơ sở, khi xảy ra ảnh hưởng ở phạm vi nhỏ, khuôn viên của nhà máy, công ty thì lực lượng ứng phó với sự có hóa chất của công ty có thể xử lý được.
Đối với những sự cố lớn hơn cần phải thông tin cho các cơ quan bên ngoài. Khi xảy ra tình huống lớn, lực lượng ứng phó của doanh nghiệp không xử lý được thì phải có sự chi viện của các lực lượng ứng cứu bên ngoài.
Các địa phương đều xây dựng kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất, việc chuẩn bị hệ thống từ quản lý, điều hành, đến lực lượng và ứng cứu sự cố đều phải sẵn sàng. Khi có những tình huống xảy ra phải có những kịch bản, xây dựng kịch bản để có sự phối hợp, chuẩn bị phối hợp với các lực lượng nhịp nhàng và kịp thời. Mục tiêu cuối cùng là phải giảm thiểu những nguy cơ tổn thất.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bán nỗi buồn cho mưa
- ·Khai mạc Đại hội Thanh niên Quốc tế ngữ thế giới lần thứ 68
- ·Nhọc nhằn nghề thu hoạch mì
- ·Khắc phục bệnh “hành chính hoá”
- ·Nhói tim cảnh cô giáo mù cùng bố bại liệt
- ·Doanh nghiệp vận tải không giảm giá cước sẽ bị phạt
- ·252 doanh nghiệp tham gia quảng bá sản phẩm
- ·Heo tăng giá do thương lái Trung Quốc thu gom
- ·Tập hai của đàn ông góa vợ: chọn vợ hay người tình?
- ·Nơi bảo hiểm xã hội đến tất cả người dân
- ·Chia tay, bạn gái tố cáo tội hiếp dâm
- ·Giảm mạnh, giá vàng SJC xuống còn 33,70 triệu đồng mỗi lượng
- ·Cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
- ·Không kết thúc nhận hồ sơ xét tuyển ĐH, CĐ đợt 1 trước 7/9
- ·Cha đường cùng, con bệnh hiểm nghèo
- ·Tận lực phục vụ Đại hội Đảng XIII
- ·Toàn văn Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
- ·Hơn 200 người dân biên giới được khám bệnh miễn phí
- ·Chồng tôi: đêm “nghe lời” vợ, ngày “vâng lời” mẹ
- ·Bình Phước hướng đến một nền nông nghiệp hiện đại