【nhận định giải nhà nghề mỹ】Nhạc trưởng Lê Phi Phi mê chụp ảnh, thích hội hoạ và sưu tập xe cổ
Hòa nhạc Quốc gia Điều còn mãi 2022
Niềm tự hào không thể tính bằng con số
- Nhiều năm gắn bó,ạctrưởngLêPhiPhimêchụpảnhthíchhộihoạvàsưutậpxecổnhận định giải nhà nghề mỹ đã bao giờ anh chán 'Điều còn mãi'? Lý do anh luôn đồng hành với chương trình hòa nhạc quốc gia do VietNamNet tổ chức?
Làm sao có thể "chán" một chương trình hòa nhạc quốc gia mà tôi đã từng tham gia gầy dựng từ những ngày đầu tiên? Đó là mối liên hệ thân thiết bao nhiêu năm giữa cha tôi - nhạc sĩ Hoàng Vân - sinh thời, chính tôi với VietNamNet, cũng như mối nhân duyên gắn kết chúng tôi với nhau.
Được tham gia chỉ đạo chương trình có tính chất lịch sử, văn hoá như vậy thật là tự hào! Niềm tự hào đó không thể tính bằng con số. Tôi tin không chỉ mình mà tất cả nghệ sĩ tham gia chương trình đều cùng chung ý nghĩ như vậy.
- Anh chuẩn bị những gì cho lần xuất hiện tại hòa nhạc sắp tới? Đã bao giờ việc tham gia Điều còn mãi nhiều năm khiến anh lơ là, xao lãng vì mọi thứ đã quen thuộc, gần gũi?
Tôi, nhạc sĩ Quốc Trung, nhà báo Phạm Anh Tuấn - Tổng biên tập báo VietNamNet, Giám đốc Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam Trịnh Tùng Linh cùng ê-kíp của quý báo đã cùng nhau làm việc để xây dựng chương trình, mời các ca sĩ, nhạc sĩ tham gia phối khí, chuẩn bị số lượng khổng lồ bản nhạc cho hơn 20 tác phẩm gồm khí nhạc và thanh nhạc cho dàn nhạc giao hưởng, hợp xướng và các ca sĩ...
Tôi là một nhạc trưởng chuyên nghiệp. Khi chỉ huy bất cứ chương trình nhạc giao hưởng nào, tôi luôn chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Có những tác phẩm giao hưởng tôi đã chỉ huy hàng chục lần nhưng khi chỉ huy lại, tôi dựng nó một cách “chín” và thú vị hơn theo tư duy âm nhạc “lớn” dần theo năm tháng.
Điều còn mãicũng không ngoại lệ. Không bao giờ có chuyện tôi “lơ là, xao lãng” khi đã nhận trách nhiệm làm bất cứ công việc gì!
Bố Hoàng Vân luôn tự hào về con dù không bao giờ nói ra
- Đi qua một hành trình khá dài trong đời, đã bao giờ anh tự hỏi: Nếu sinh ra trong một gia đình khác, không phải con trai của nhạc sĩ Hoàng Vân được cả nước yêu thương, liệu mình sẽ là ai, sống thế nào?
Tổ tiên tôi, cả bên nội và bên ngoại, đều là những người có chức sắc cao trong chế độ phong kiến hoặc thành danh trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục. Tôi tự hào về dòng dõi của mình.
Cha tôi là nhạc sĩ Hoàng Vân, người đã dắt tôi những bước chân đầu tiên vào âm nhạc; người đã luôn theo dõi, động viên và ủng hộ sự nghiệp chỉ huy dàn nhạc của tôi cho đến lúc ông nhắm mắt. Đó là điều thuận lợi duy nhất mà tôi có được từ cha mình.
Còn lại, từ lúc tôi học sơ cấp, trung cấp, Nhạc viện P.I.Tchaikovsky - Moscow (Liên bang Nga) đến khi tốt nghiệp, làm việc tại nước Cộng hòa Macedonia, rồi trở về Việt Nam chỉ huy các chương trình hoà nhạc từ năm 1995 đến nay, cha tôi không bao giờ dùng sự nổi tiếng của ông để giúp con trai trong sự nghiệp.
Tôi được cả nước biết đến và yêu quý vì tôi là nhạc trưởng Lê Phi Phi chứ không phải vì là “con nhạc sĩ Hoàng Vân”. Vậy thì, nếu sinh ra ở một gia đình khác, một nguồn gốc tổ tiên khác mà vẫn được “sao chiếu mệnh” soi đường, tôi vẫn sẽ là Lê Phi Phi! (cười)
- Sinh thời, nhạc sĩ Hoàng Vân kỳ vọng anh trở thành người thế nào và anh đáp ứng ra sao?
Đã là cha mẹ, ai chẳng muốn con cái mình trở thành những con người tốt, sức khoẻ tốt, có cuộc sống gia đình hạnh phúc, công việc thuận lợi. Bố mẹ tôi cũng chỉ dừng lại ở những kỳ vọng như vậy. Ông bà không có những tham vọng để các con mình trở thành những siêu nhân.
Ngay cả khi tôi đã thành danh trong và ngoài nước, bố cũng không kỳ vọng gì hơn ở tôi. Ông luôn đồng hành, theo dõi sự phát triển của con trai; khen, chê, đóng góp, kỳ vọng cho những buổi biểu diễn tiếp theo của tôi sẽ tốt hơn… Tôi biết bố rất tự hào về tôi nhưng ông không bao giờ nói ra điều đó. Sự mến mộ và cổ vũ nhiệt tình của khán giả mỗi khi xem tôi biểu diễn đã thay bố tôi nói lên điều đó.
- Lòng kiêu hãnh của anh và gia đình - một gia đình nghệ sĩ, trí thức có truyền thống nối tiếp các đời - là gì?
Bất kỳ gia đình nào đều có sự kiêu hãnh riêng, không kể trí thức, nghệ sĩ, nhà khoa học hay thợ thủ công… Có chăng, lòng kiêu hãnh của gia đình nghệ sĩ bạn nhắc đến xuất phát từ việc chúng tôi là người của công chúng, được công chúng yêu mến, sống vì công chúng nên sự kiêu hãnh thể hiện rõ rệt hơn.
Lòng kiêu hãnh của tôi về gia đình mình là người cha nhạc sĩ nổi tiếng. Mẹ tôi là bác sĩ đa khoa cứu sống bao nhiêu sinh mạng suốt cả cuộc đời. Là chị gái Y Linh - tiến sĩ âm nhạc với nhiều bài viết, cuốn sách nghiên cứu về âm nhạc của cha tôi cũng như nền âm nhạc Việt Nam.
Nhạc trưởng Lê Phi Phi điều khiển chiếc "đũa phép" của mình.
- Những khoảnh khắc thăng hoa của anh cùng chiếc gậy chỉ huy được lưu lại trên internet khiến tôi liên tưởng đến những phù thủy trong tác phẩm nổi tiếng "Harry Potter". Theo anh, người chỉ huy và phù thủy có điểm chung nào?
Bạn tưởng tượng rất đúng, người nhạc trưởng là phù thuỷ trong đêm diễn. Không chỉ chiếc "đũa phép", cả con người anh ta từ năng lượng, tinh thần đến tình cảm trong giây phút đó phải hoàn toàn “thôi miên” được những nghệ sĩ trên sân khấu để họ có thể truyền tải qua tiếng đàn, tiếng hát đến khán thính giả.
Nếu người nhạc trưởng không làm được điều này, một buổi biểu diễn có thể trở nên tẻ nhạt ngay cả khi các nghệ sĩ chơi hoàn toàn chuẩn xác. Tuy nhiên, chiếc "đũa phép" tôi đề cập, không phải người nhạc trưởng cứ học tập và tu luyện là có, mà phải do Trời ban - cái tạm gọi là tài năng.
- Chỉ huy và nhiều vị trí góp phần vào thành công của đêm nhạc, nhưng "ánh hào quang" chỉ rọi vào người ca sĩ. Anh nghĩ gì về những cống hiến của mình trong đêm diễn?
Xuyên suốt một chương trình dài 120 phút, người ta luôn thấy hình ảnh của nhạc trưởng trên sân khấu, các ca sĩ có là “sao” đến đâu cũng chỉ xuất hiện ở 1 - 2 tiết mục. (cười) Người nhạc trưởng là linh hồn, là sự thành công/thất bại của đêm diễn. Trách nhiệm cao nhất của một đêm diễn thuộc về người nhạc trưởng.
Ánh hào quang mà bạn nhắc đến giữa nhạc trưởng và các ca sĩ như nhau nhưng nó sáng lên ở các góc độ khác nhau do cách nhìn khác nhau. Cống hiến của tôi không thầm lặng, nó được nhìn, nghe từ đầu đến cuối.
Sự cống hiến thầm lặng phải kể đến những nhạc sĩ sáng tác ra những tác phẩm được diễn. Nó không thể toả sáng trên sân khấu nhưng toả sáng trong tâm trí, tình yêu của khán giả. Không có nhạc sĩ, người nhạc trưởng và ca sĩ làm sao có thể toả sáng?
Lê Phi Phi và vợ - nghệ sĩ violin Lidia Dobrevska - là đồng nghiệp, cùng nhau tỏa sáng trên sân khấu.
Sống ở Macedonia an bình, luôn nhớ quê hương
- Cuộc sống anh ở Macedonia thế nào? Cảnh sắc, con người hay điều gì nơi đây làm anh lưu luyến nhất?
Cuộc sống của tôi ở Macedonia luôn ổn, từ gia đình, công việc, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm… đều ổn! Có chăng, nơi đây rất hiếm người Việt nói riêng và người châu Á nói chung nên thiếu vắng những hàng quán ẩm thực châu Á. Bạn biết đấy, ẩm thực cũng là một phần đại diện cho văn hoá của một đất nước, dân tộc.
Bắc Macedonia là một vùng đất nhỏ ở bán đảo Balkan với số dân gần 2 triệu, con người thân thiện, hiền hoà, chất phác; cảnh quan hùng vĩ với sông, núi, hồ… Thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu ôn hoà đã làm cho cuộc sống nơi đây chất lượng hơn. Bạn sẽ ít khi bị stress vì tắc đường hay phải xếp hàng dài ở mọi nơi công cộng... Đó là một trong những mơ ước về chất lượng cuộc sống cho những ai thích sự an bình!
- Bên cạnh vị nhạc trưởng tài hoa, Lê Phi Phi của đời thường như thế nào?
Lê Phi Phi đời thường còn đời thường hơn bất kỳ người bình thường nào khác! Anh ấy thích những món ăn đậm hồn dân tộc ở cả hai quốc gia mình sinh sống, thích "say sưa" khi có bạn vui.
Lê Phi Phi ở Macedonia hay Hà Nội đều rất thích đạp xe đi làm hàng ngày. Anh ấy có hẳn một bộ sưu tập xe cổ nho nhỏ. Anh cũng thích chụp ảnh đẹp; thích hội hoạ và rất hay la cà với các hoạ sĩ.
Anh ấy luôn làm tròn bổn phận của người chồng, người cha trong gia đình nhỏ của mình. Và đặc biệt, Lê Phi Phi còn là một người bạn, người đồng nghiệp thân thiết của chính vợ anh ấy...
- Gia đình nhỏ khơi nguồn cảm hứng hoặc vun vén những gì cho sự nghiệp, đam mê âm nhạc cháy bỏng trong anh?
Không thể tưởng tượng cuộc sống gia đình chúng tôi sẽ ra sao nếu thiếu đi âm nhạc, nghệ thuật dù con trai duy nhất của tôi - Adam Linh, 25 tuổi - không theo nghề bố mẹ. Trong nhà tôi lúc nào cũng có tiếng nhạc, tiếng đàn hay một bộ tranh sưu tầm treo khắp nhà do bạn bè hoạ sĩ quý mến tặng.
Ngoài tiếng nhạc, tiếng đàn, ngôi nhà nhỏ của Lê Phi Phi ở Macedonia cũng luôn vang lên tiếng Việt qua các chương trình truyền hình của Việt Nam. Một mặt, tôi muốn theo dõi sát tình hình trong nước; mặt khác để trong nhà luôn vang lên tiếng Việt, có lẽ là để lấp đi nỗi nhớ quê hương Việt Nam…
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời phỏng vấn nhân dịp Năm Mới 2022
- ·UBND tỉnh Lâm Đồng: Sửa sai rồi liệu còn sai?
- ·Ừ nhỉ…mùa đã sang!
- ·Nụ xuân ngất ngây
- ·60% doanh nghiệp, cơ sở phục vụ ăn uống trên địa bàn TP.HCM hoạt động trở lại
- ·Kết chuyển quỹ bạn đọc ủng hộ trong tháng 4 (Lần 1)
- ·VN vẫn muốn là trung tâm sx xe máy?
- ·“Cứu” một bên và “gỡ” một bên?
- ·Giá vàng trong nước giảm “ngược chiều” với vàng thế giới
- ·Trao 10 triệu đồng cho gia đình Điều Tư
- ·Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
- ·VietNamNet tặng quà của bạn đọc cho người khuyết tật học nghề
- ·Hãy nói với vợ: “Đừng ghen với em nữa!”
- ·Tôi có nên cưới…bố chồng?
- ·Cổng thông tin điện tử về FTA
- ·Già mà vẫn mắc bẫy 'bùa yêu' của gái trẻ
- ·Sau người đầu tiên thì tất cả đều là thứ hai
- ·Cưới mà không đăng ký kết hôn mất quyền chia tài sản
- ·Hướng về Na Ngoi: 'Xoa dịu khó khăn, đón xuân Kỷ Hợi ấm áp'
- ·Cụ bà 83 tuổi nuôi 3 con và cháu ngây dại