【kết quả bóng đá siêu cúp nam mỹ】Quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo nhằm 'giãn tiến độ, bình ổn giá'
Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 2/6,ếtđịnhtạmdừngxuấtkhẩugạonhằmgiãntiếnđộbìnhổngiákết quả bóng đá siêu cúp nam mỹ phóng viên đã nêu câu hỏi với đại diện Bộ Công Thương về kiến nghị tạm dừng xuất khẩu gạo và đề xuất rút lại quyết định này chỉ 1 ngày sau đó hồi tháng 4 vừa qua.
“Bộ Công Thương có nhận thiếu sót là do không nắm được số liệu tình hình gạo nên mới có đề xuất dừng việc xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, theo phản ánh của một số doanh nghiệp, họ đã bị thiệt hại do gạo bị ách tắc ở cảng không xuất đi được, thậm chí bị phạt do vi phạm hợp đồng đã ký. Người nông dân thì bị thiệt hại do giá lúa xuống, thương lái ép giá vì không cho xuất khẩu gạo”, phóng viên này cho hay.
Phóng viên đặt câu hỏi, “Ai phải chịu trách nhiệm về việc tạm dừng xuất khẩu gạo và thiệt hại của doanh nghiệp, người trồng lúa đã xảy ra vừa qua?”
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải |
Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, trong quý I/2020 vừa qua, dịch bệnh COVID-19 diễn biến rất nhanh và phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến Việt Nam và thế giới. Tình hình thị trường gạo toàn cầu phát sinh các diễn biến, tác động đa chiều…, gây ảnh hưởng đến cân đối cung cầu, không những về xuất khẩu mà cả nhu cầu trong nước để bảo đảm an ninh lương thực tại Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam đã đạt gần 1 triệu tấn, tăng 31,7% so với cùng kỳ năm 2019. Nếu tính tốc độ như đã xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2020 và nửa đầu tháng 3/2020 thì quý I sẽ xuất khẩu khoảng 1,7 triệu tấn, tăng 21% so với cùng kỳ 2019. Trong nửa đầu năm 2020, có thể xuất khẩu được 3,7 triệu tấn, lớn hơn nhiều so với hàng hóa có thể cho xuất khẩu.
“Chúng ta chỉ dành xuất khẩu 3 triệu tấn nên nếu tình hình xuất khẩu như vậy sẽ đạt 3,7 triệu tấn, trong khi các quốc gia khác cũng đã rất quan tâm đến tăng dự trữ chiến lược khiến giá gạo thế giới liên tục tăng. Đồng thời, cũng khó xác định diễn biến của dịch bệnh COVID-19 và tâm lý của người dân trong nước có thể lo thiếu gạo, nhất là việc mua dự trữ gạo quốc gia thời điểm đó không thuận lợi”, ông Hải phân tích.
Do đó, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương, Chính phủ có quyết định tạm dừng việc xuất khẩu gạo đến hết tháng 5 để “giãn tiến độ xuất khẩu gạo nhằm bảo đảm các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, góp phần bình ổn giá gạo trong nước”.
Tuy nhiên, sau khi làm việc với các cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp và khảo sát lại tình hình trên toàn quốc trong bối cảnh vụ mùa sắp tới của Việt Nam thì Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về phương án, điều hành xuất khẩu gạo trong tháng 5.
Ngày 29/4, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về giải pháp điều hành gạo trong thời gian tới là từ ngày 1/5/2020 cho xuất khẩu gạo trở lại và không có hạn ngạch bình thường như trước đó.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định, “Chúng tôi thấy rằng, trong quá trình điều hành về gạo, Bộ luôn bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, quán triệt ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nhằm triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao, nhất là với mặt hàng gạo”.
Liên quan đến câu hỏi về trách nhiệm của các cá nhân (nếu có) trong việc đề xuất chính sách điều hành gạo, ông Hải cho biết, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo thành lập đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ. Theo quy định đoàn thanh tra sẽ làm việc trong 35 ngày (dự kiến kết thúc ngày 18/6), kết luận của đoàn thành tra sẽ được công bố rộng rãi.
Bổ sung thêm về nội dung này, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, sau khi có điều tra, khảo sát và làm việc với các địa phương, đánh giá lại chiến lược của Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương báo cáo, nghe ý kiến các doanh nghiệp xuất khẩu gạo thì thấy rằng, việc xuất khẩu gạo theo quyết định của Thủ tướng hoàn toàn đúng.
“Bộ Công Thương đề xuất như vậy vì cũng tính toán đến vấn đề an ninh lương thực khi chúng ta thực hiện giãn cách xã hội…”, ông Dũng cho hay.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Truyền hình trực tiếp World cup 2018 trận Tunisia và Anh hãy chọn kênh có bản quyền
- ·Phải quyết tâm đưa nghiên cứu công nghệ sinh học Việt Nam vào ứng dụng
- ·Đường dây tín dụng đen xuyên quốc gia: Nhận diện chiêu 'độc'
- ·Vingroup hợp với Fastgo tham gia thị trường xe công nghệ
- ·Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự Lễ khai trương khu nghỉ dưỡng trọng điểm tại Quảng Ninh
- ·Bản cập nhật iOS 15.6 beta 2 có gì mới?
- ·Uống trà đá, ăn kẹo lạc trả tiền bằng công nghệ 4.0
- ·35 nền tảng chuyển đổi số phải tuân thủ các yêu cầu an toàn thông tin mạng
- ·Chủ động mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu gỗ và lâm sản
- ·Lãnh đạo Microsoft HoloLens từ chức sau hàng loạt cáo buộc quấy rối tình dục
- ·Đáp án đề thi môn Hóa tất cả các mã đề THPT quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Màn hình LED ngoài trời ‘siêu to’ tại công viên nước lớn nhất Việt Nam
- ·Thương hiệu nào có giá trị cao nhất Việt Nam năm 2019?
- ·Vivo tung hai smartphone chuyên chơi game, giá từ 4,49 triệu đồng
- ·Lạng Sơn: Công bố kết quả xác minh điểm thi của 35 cảnh sát cơ động
- ·Hơn 800 doanh nghiệp báo lãi trong nửa đầu năm 2019
- ·Nổi loạn trong nhà máy đối tác Apple tại Trung Quốc
- ·Cơ hội tăng trưởng vượt bậc từ xuất khẩu thông qua TMĐT tại Việt Nam
- ·Nghĩa vụ quân sự 2018: Các mức xử phạt hành vi vi phạm
- ·120.000 lượt khách truy cập Festival trái cây – sản phẩm OCOP online