【nhận định bóng đá hôm】Đổi mới tuyên truyền để pháp luật đi vào cuộc sống
Công tác tuyên truyền,Đổimớituyntruyềnđểphpluậtđivocuộcsốnhận định bóng đá hôm phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) đã và đang được các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh tổ chức với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, tạo chuyển biến rõ nét trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân.
Người dân tham dự một buổi tuyên truyền pháp luật tại phường Hiệp Lợi, thành phố Ngã Bảy.
Theo ông Lê Minh Đang, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng nhiều nội dung mà người làm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật không thể truyền tải hết trong thời gian ngắn. Vì vậy, cần lựa chọn những vấn đề cốt lõi, dễ hiểu, liên quan mật thiết đến đời sống người dân để truyền tải. Hình thức phổ biến cũng cần tùy theo đối tượng, nhưng phải diễn giải sao cho hấp dẫn, dễ thu hút người nghe.
Đồng quan điểm, bà Nguyễn Thị Hồng, Trưởng phòng Tư pháp huyện Châu Thành A, cho rằng: “Tuyên truyền Luật Đất đai thì cần nhấn mạnh về các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục để xin cấp giấy, việc chuyển nhượng, chuyển mục đích đất; đối với Luật Hôn nhân và gia đình thì truyền đạt các vấn đề về độ tuổi kết hôn, điều kiện kết hôn, ly hôn; Luật Hộ tịch thì tập trung vào các thủ tục khai sinh, hộ khẩu… Đó là những vấn đề dễ hiểu, dễ tiếp cận và cần thiết với đại đa số người dân.
Thời gian qua, phường Hiệp Lợi, thành phố Ngã Bảy đã xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền. Khi có văn bản mới sẽ triển khai trên ứng dụng zalo cho các đoàn viên, hội viên để kịp thời phổ biến ra dân. Theo ông Đàm Hữu Hùng, công chức tư pháp - hộ tịch phường Hiệp Lợi, hiện nay, việc tổ chức, mời dân, họp dân rất khó, tỷ lệ tham gia thường không đạt yêu cầu. Do vậy, nếu tuyên truyền những văn bản luật có tính chất cứng, theo hình thức truyền thống sẽ khó thu hút người dân.
“Muốn tuyên truyền, PBGDPL ra dân đạt hiệu quả cao, cần làm tốt công tác phối hợp, nắm bắt được nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của dân. Thực tế, người dân quan tâm nhất là các vấn đề liên quan đến đất đai, hộ tịch, bảo hiểm, chế độ chính sách… Để người dân có sự chú ý, lắng nghe, khi tuyên truyền cần sàng lọc, cô đọng nội dung mà người dân có nhu cầu. Trước khi tuyên truyền, phải khảo sát nhu cầu, vấn đề người dân vướng mắc nhằm chọn lọc đúng nội dung”, ông Hùng chia sẻ.
Hội đồng Phối hợp PBGDPL cấp tỉnh hiện có 41 thành viên, cấp huyện có 209 thành viên; hơn 1.250 báo cáo viên pháp luật các cấp. Thời gian qua, tỉnh đã triển khai hoạt động PBGDPL bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, như tổ chức cuộc thi, phát hành tờ bướm, tờ gấp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và phát huy hiệu quả của trang thông tin điện tử, mạng xã hội để tuyên truyền.
Hiện trên địa bàn tỉnh đang quản lý hơn 200 tài khoản fanpage trên mạng xã hội facebook được thiết lập bởi các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở. Riêng các sở, ban, ngành tỉnh, cũng như UBND cấp huyện hầu hết đã thiết lập các trang mạng xã hội và nhóm OA zalo để kết nối các thành viên có liên quan nhằm chỉ đạo, điều hành, cung cấp thông tin chung tay phòng, chống tội phạm và tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Ngoài ra, các cơ quan, đơn vị, địa phương còn tổ chức lồng ghép tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua các hội nghị, buổi sinh hoạt Ngày pháp luật...
Ông Đồng Việt Phương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp, cho rằng, công tác tuyên truyền, PBGDPL là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, việc phổ biến kịp thời, đầy đủ những nội dung pháp luật đến mọi tầng lớp nhân dân là tạo điều kiện để công dân sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền sẽ giúp người dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận các chính sách, pháp luật.
“Do đó, tới đây, sở sẽ tiếp tục đa dạng các hình thức PBGDPL, trong đó ưu tiên, chú trọng thực hiện phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở, mạng internet, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật; chú trọng việc nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường, trong đồng bào dân tộc để đưa nhiều quy định, chính sách đi vào cuộc sống”, ông Phương nhấn mạnh.
Đ.B
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Cơ hội nào cho con được nhìn thấy ánh sáng?
- ·WHO khuyến cáo chuyển đổi trồng cây khác thay thuốc lá
- ·Hậu Giang: Vốn đầu tư công giải ngân được trên 23% kế hoạch
- ·Lễ kỷ niệm 78 năm Quốc khánh nước CHXNHC Việt Nam tại Fukuoka, Nhật Bản
- ·Cảnh sát 113 có quyền kiểm tra giấy tờ xe?
- ·Chất vấn lãnh đạo Sở Giao thông Hà Nội một số vấn đề "nóng"
- ·Nhà văn Việt Nam nhận giải thưởng năm 2023 của Viện Hàn lâm Pháp
- ·Các Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương ASEAN và ASEAN+3 họp trực tuyến
- ·Con mếu máo kêu cứu trong nỗi bất lực của người mẹ
- ·Hà Nội cấm những tuyến đường nào phục vụ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ
- ·Thủ tục lấy lại lối đi để xây dựng
- ·Bình Định: Ngành gỗ và lâm sản giữ vai trò đầu tàu xuất khẩu
- ·Khó phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp nếu thiếu thông tin
- ·Chỉ xử lý cán bộ nghỉ hưu cấp Thứ trưởng trở lên: Công bằng ở đâu?
- ·Chế độ lương hưu khi về hưu sớm
- ·Hoãn kỳ thi thẩm định viên về giá lần thứ 15
- ·An toàn du lịch được đặt lên hàng đầu
- ·Chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp là cần thiết và rất hữu ích
- ·Xây dựng điểm trường cho người nghèo Hà Giang
- ·Không gian Việt Nam thu hút sự quan tâm của du khách tại Hội chợ châu Á