【nhan dinh thuy sy】Bài 3: Thắng lợi kép của tinh thần và ý chí vươn lên
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “Năm 2020 phải được xem là năm thành công nhất của nước ta trong 5 năm qua về tinh thần và ý chí vươn lên trong mọi khó khăn,àiThắnglợiképcủatinhthầnvàýchívươnlênhan dinh thuy sy thử thách. Niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với tương lai đất nước không ngừng được củng cố và nâng cao…”
“Chống dịch như chống giặc”
Theo đánh giá của Liên Hợp quốc, đại dịch Covid-19 gây ra khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng chưa từng có, khiến kinh tế thế giới vốn chưa phục hồi hoàn toàn từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 - 2009, lại tiếp tục rơi vào tình trạng suy thoái với tỷ lệ thất nghiệp cao nhất trong lịch sử.
Đối với Việt Nam, tác động của đại dịch Covid-19 là rất nghiêm trọng do nền kinh tế hội nhập sâu rộng, độ mở lớn, tính tự chủ và khả năng chống chịu còn hạn chế. Thống kê cho thấy, trong 4 tháng đầu năm 2020, khu vực nông nghiệp chỉ tăng 0,08%, sản xuất công nghiệp tăng 1,8%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Tổng cầu của nền kinh tế giảm mạnh; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 4 tháng đầu năm giảm 4,3%. Trong quý I/2020, số lượng doanh nghiệp (DN) thành lập mới giảm 13,3% và tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng 33,6%...
Hai đầu tàu kinh tế của cả nước chịu thiệt hại nặng nề do dịch bệnh. TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng quý I xuống thấp nhất trong nhiều năm, chỉ đạt 0,42% với 5/9 ngành dịch vụ trọng yếu tăng trưởng âm. Hà Nội con số tăng trưởng chỉ là 3,72%, thấp hơn bình quân của cả nước và bằng hơn một nửa so với mức tăng cùng kỳ năm ngoái. Cùng với đó, là những bài toán về bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động…
Thực hiện Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, các chỉ thị của Trung ương Đảng, của Thủ tướng Chính phủ, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nỗ lực tập trung thực hiện “mục tiêu kép” - vừa quyết liệt phòng chống dịch bệnh, vừa quyết tâm phục hồi, phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội và bảo đảm đời sống của nhân dân. Quan điểm xuyên suốt là “chống dịch như chống giặc”; huy động sức mạnh và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng xã hội; “lấy phòng dịch làm ưu tiên”, “khóa chặt nguy cơ lây bệnh từ bên ngoài, kiên quyết cách ly tập trung, khoanh vùng dập dịch triệt để từ bên trong, chữa trị hiệu quả”, “chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để bảo vệ tốt nhất sức khỏe, tính mạng của người dân”.
Cả nước đồng lòng, chung sức chống dịch, các lực lượng tuyến đầu nhanh chóng vào trận nắm chắc phương châm “4 tại chỗ”, triển khai các biện pháp quyết liệt phòng chống dịch ở mức cao hơn, sớm hơn so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới; xây dựng các kịch bản ứng phó, xử lý sáng tạo, kịp thời, hiệu quả các tình huống phát sinh; làm tốt công tác thông tin, truyền thông, bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời; chủ động hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế trong phòng, chống dịch...
Trên mặt trận kinh tế, hàng loạt các chính sách được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo để tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho DN về tiếp cận vốn, tín dụng, tài chính, thuế, thương mại, thanh toán điện tử. Cụ thể như, hướng dẫn các tổ chức tín dụng cân đối, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, nâng cao khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng; đề xuất chính sách tín dụng phù hợp, sử dụng gói hỗ trợ tín dụng khoảng 250 nghìn tỷ đồng để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19; hỗ trợ khoảng 30 nghìn tỷ đồng cho các giải pháp về thuế và chi NSNN, hỗ trợ thuế thu nhập DN nhỏ và vừa, gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất, miễn, giảm thuế, phí, lệ phí, thực hiện tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, không tính lãi phạt chậm nộp…
Thành công trên hai mặt trận
Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch Covid-19 ngày 9/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: “Trận chiến chống dịch bệnh có thể kéo dài nhưng dân tộc chúng ta là dân tộc bền chí, càng đánh càng giỏi, càng bình tĩnh để thắng lợi, không phải thắng lợi đơn mà là thắng lợi kép”.
Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho “cuộc chiến lớn”, Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ lựa chọn là địa phương đầu tiên để làm việc về vấn đề chuẩn bị phương án phát triển kinh tế - xã hội sau khi dịch Covid-19 lắng xuống. “Hà Nội đã tiên phong, gương mẫu và chiến thắng quan trọng trong cuộc chiến chống Covid-19. Liệu Hà Nội có thể tiên phong, gương mẫu và chiến thắng trong mặt trận phục hồi và phát triển kinh tế Thủ đô hay không?” Câu hỏi của Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ tại Hội nghị lần thứ 23 Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố đã khẳng định thành quả của Thủ đô trong “cuộc chiến” chống dịch Covid-19, cũng cho thấy quyết tâm của Hà Nội trong “cuộc chiến” phục hồi và phát triển kinh tế nhằm hoàn thành “nhiệm vụ kép”.
Những nỗ lực của Hà Nội đã mang lại tín hiệu tích cực. Thành phố đã triển khai tốt công việc phát triển kinh tế - xã hội, kiểm soát tốt dịch bệnh. Tổng sản phẩm trên địa bàn quý III ước tăng 3,05%, cao hơn quý II (tăng 2,41%) thể hiện xu hướng tăng trở lại. Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục xu hướng phục hồi, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 11 của Hà Nội tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm 2019...
Là một trong những địa phương chiếm 50% số lượng DN của cả nước, TP. Hồ Chí Minh đã chủ động, quyết liệt thực hiện các giải pháp phòng chống đại dịch Covid-19, triển khai kịp thời, đồng bộ các chính sách về tài chính – tiền tệ hỗ trợ DN khôi phục sản xuất, kinh doanh có kết quả, quan tâm, hỗ trợ các đối tượng khó khăn. Tình hình kinh tế của thành phố phục hồi dần, đang tăng nhanh. Tháng 11, kinh tế tăng trưởng 1,39% so với cùng kỳ; có 7/9 ngành dịch vụ chủ yếu có giá trị gia tăng cao hơn so với cùng kỳ; tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 4%, kim ngạch nhập khẩu tăng 1% so với cùng kỳ.
Trong khi ổn định xã hội ở nhiều khu vực trên thế giới bị đe dọa, Việt Nam đã trở thành một điểm sáng khi vẫn duy trì được đà tăng trưởng dương và là quốc gia ứng phó với đại dịch Covid-19 hiệu quả nhất khi sớm có được trạng thái bình thường mới. Theo nhận định của nhiều chuyên gia kinh tế, tính chất “kịp thời, nhất quán, quyết liệt” trong việc thực hiện mục tiêu “kép” tiếp tục được khẳng định trong việc ra các quyết sách kiểm soát dịch bệnh, hỗ trợ DN và người dân. Đây là một điểm sáng nổi bật trong điều hành của Chính phủ, góp phần tạo nên thành công của năm 2020.
Kết quả phòng chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội đã tạo không khí phấn khởi trong xã hội; niềm tin của nhân dân vào Đảng, Chính phủ được nâng lên, vị thế của nước ta trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao. Tin tưởng vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, mỗi người dân, mỗi cơ quan, tổ chức, DN, đồng bào trong nước và ở nước ngoài tiếp tục chung sức, đồng lòng, đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh hơn nữa các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước góp phần khắc phục nhanh hậu quả của dịch Covid-19, phát triển kinh tế - xã hội, tạo khí thế mới hướng tới Đại hội đại biểu lần thứ XIII của Đảng.
Nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi theo hình chữ V trong quý III Nền kinh tế nước ta đã qua đáy trong quý II và đang phục hồi theo hình chữ V trong quý III. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp; chỉ số CPI tháng 11/2020 giảm 0,01% so với tháng trước. Bình quân 11 tháng năm 2020, CPI chỉ tăng 3,51% so với cùng kỳ năm trước. Xuất siêu ở mức kỷ lục 20,1 tỷ USD; xuất khẩu đạt 254 tỷ USD. Giải ngân vốn đầu tư công được đẩy mạnh, 11 tháng năm 2020 giải ngân đạt 79,3% kế hoạch, tăng 34% so với cùng kỳ (mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2020). Sản xuất công nghiệp có bước khởi sắc; đặc biệt là ngành chế biến, chế tạo tháng 11/2020 tăng 11,9% so với cùng kỳ (IIP toàn ngành tăng 9,2%). Trong tháng 11, doanh nghiệp thành lập mới tăng 6,7% so với cùng kỳ; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng 59,8%. Chỉ số VN-INDEX vượt 1.000 điểm. Quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 4.777 nghìn tỷ đồng, tương đương 79,1% GDP, tăng 9% so với cuối năm 2019. |
Hồng Quang
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Bố cho vợ hai mảnh đất, các con có quyền không đồng ý?
- ·Việt Nam leaves deep impression at UNHRC's regular session
- ·Thái Nguyên University affirms its brand, reputation as key national university
- ·PCC's Inspection Commission decides disciplinary measures against Party organisations, members
- ·Hơn 60 triệu đồng đến với Ksor A Truyền
- ·Vatican Secretary for Relations with States to visit Việt Nam
- ·Việt Nam, Hungary strengthen parliamentary supervision of bilateral agreements
- ·Vatican Secretary for Relations with States to visit Việt Nam
- ·Sổ đỏ vẫn còn, vội “làm ma” chiếm tiền?
- ·Hà Nội, Moscow cooperate in transnational, high
- ·Chồng chết, vợ bệnh hiểm nghèo gạt nước mắt nuôi con thơ
- ·Vietnamese Embassy in Israel issues warning amid escalating tension
- ·Điện Biên Phủ victory a symbol of national liberation movement worldwide: Expert
- ·Fronts of Cambodia, Laos, Việt Nam reinforce cooperation
- ·Chiều biên giới
- ·Party, State leaders join Lao traditional festival
- ·Việt Nam calls for greater efforts to further promote gender equality
- ·Thái Nguyên University affirms its brand, reputation as key national university
- ·Mặc cảm cả đời vì một phút lỡ lầm
- ·Việt Nam condemns attack on Iranian embassy in Syria