【thứ hạng của giải ngoại hạng đan mạch】Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp nhận dòng vốn FDI dịch chuyển theo xu hướng “Trung Quốc +1”
Vốn FDI từ Hàn Quốc đang đổ mạnh vào Việt Nam | |
Tiếp tục hút dòng vốn ngoại có chọn lọc | |
Đón chờ dòng vốn FDI mới từ Hoa Kỳ vào Việt Nam | |
Việt Nam có cơ hội thu hút làn sóng FDI chất lượng cao từ châu Âu |
TS Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài. |
Nhìn lại 35 năm thu hút FDI, ông đánh giá như thế nào về dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam?
Sau khi Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987 được ban hành, Việt Nam đã trở thành điểm đến tiềm năng của các nhà đầu tư nước ngoài. Sau giai đoạn khởi động (1988-1990), từ năm 1991 đến nay, dòng vốn FDI vào Việt Nam tăng trưởng khá ổn định.
Nếu năm 1991, số vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam mới đạt 1,28 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 428,5 triệu USD thì đến năm 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng bất lợi của đại dịch Covid-19, số liệu tương ứng về FDI đăng ký và thực hiện là 31,15 tỷ USD và 19,74 tỷ USD.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tăng trưởng nhanh và ổn định của dòng vốn FDI vào Việt Nam trước hết là sự ổn định về chính trị - xã hội của đất nước; thứ hai là sự nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, từng bước tiếp cận với thông lệ quốc tế thông qua việc cải tiến thể chế, luật pháp, chính sách, ký kết các hiệp định song phương và đa phương liên quan đến thương mại và đầu tư; thứ ba là sự tăng trưởng về quy mô nền kinh tế, đảm bảo khả năng hấp thụ ngày càng tăng lượng vốn FDI, trong đó phải kể đến sự lớn mạnh cũng như đóng góp của kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp tư nhân.
Tăng trưởng kinh tế thế giới đang chậm lại, vốn FDI toàn cầu có thể suy giảm. Thêm vào đó, cạnh tranh thu hút FDI ngày càng gay gắt, do đó Việt Nam khó đạt được mục tiêu về chất lượng và hiệu quả kinh tế-xã hội nếu không sàng lọc các dự án FDI chất lượng cao. Ông đánh giá như thế nào về ý kiến này?
Đúng là hiện đang có nhiều yếu tố tác động đến xu hướng chuyển dịch FDI trên toàn cầu gây cản trở dòng vốn FDI vào Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam cũng có những lợi thế nhất định, tạo cơ hội thu hút nguồn vốn FDI có chất lượng. Theo đó, sự ổn định và vững chắc của chính trị -xã hội đất nước, kinh tế tiếp tục tăng trưởng ổn định và kết nối quốc tế sâu rộng sẽ tạo cơ hội thu hút FDI với quy mô ngày càng tăng.
Với vị trí chiến lược quan trọng, tiếp giáp với Trung Quốc là nơi cung ứng nguồn hàng hóa, nguyên liệu quy mô lớn và là một thị trường lớn, Việt Nam có điều kiện để nhà đầu tư tiết giảm chi phí vận chuyển và kết nối ổn định chuỗi cung ứng tại Trung Quốc. Chính phủ và các doanh nghiệp Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU đều đánh giá Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để nhận chuyển dịch đầu tư từ Trung Quốc. Do đó, Việt Nam có nhiều cơ hội tiếp nhận dòng vốn FDI dịch chuyển theo xu hướng “Trung Quốc +1”.
Đại dịch Covid-19 gây ra nhiều tác hại nhưng cũng tạo cơ hội đẩy nhanh tốc độ chuyển đổi số ở mọi lĩnh vực, mọi địa phương. Đây là động lực tạo nên bước nhảy vọt trong tương lai về năng suất lao động, tạo cơ hội cho Việt Nam thu hút đầu tư có hàm lượng công nghệ cao.
Trong Báo cáo năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2021 vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát hành, khu vực FDI dường như đang được coi trọng hơn nội lực. Vậy, theo ông, làm thế nào để chúng ta kéo doanh nghiệp trong nước đi lên cùng FDI, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ cao?
Trong thực tế, qua khảo sát của chúng tôi, vừa qua nhiều doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc mong muốn liên kết với các nhà cung cấp phụ tùng, linh kiện, bán thành phẩm Việt Nam. Do công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam còn yếu, khó tìm kiếm nhà cung cấp trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài quy mô lớn buộc phải lôi kéo các doanh nghiệp phụ trợ, đối tác bên nước họ sang Việt Nam đầu tư sản xuất.
Nhu cầu liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam đã có, chúng ta cần có cơ chế, chính sách để nâng tầm các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam về trình độ công nghệ và kỹ năng quản lý để đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp FDI, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Muốn vậy, Nhà nước phải đóng vai trò bà đỡ đối với các doanh nghiệp trong nước thông qua việc xây dựng chiến lược phát triển một số lĩnh vực ưu tiên thuộc công nghiệp hỗ trợ để tập trung đầu tư, tránh dàn trải không hiệu quả; Xây dựng cổng thông tin kỹ thuật số, tạo dựng cơ sở dữ liệu trực tuyến kết nối các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng trên toàn cầu; tổ chức các triển lãm công nghiệp quốc tế tại Việt Nam để kết nối người cung cấp với người có nhu cầu; ban hành các cơ chế, chính sách, chương trình cụ thể khuyến khích các doanh nghiệp FDI tự nguyện chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý, liên kết và hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của họ.
Đồng thời, các doanh nghiệp trong nước phải chủ động tiếp cận công nghệ mới của thế giới, tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm phù hợp với khả năng của mình, nâng cao trình độ quản trị và kỹ năng quản lý đáp ứng điều kiện hợp tác với doanh nghiệp FDI.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:La liga)
- ·Chuyện tình tay ba thời xa vắng
- ·Các cách lùi xe đúng chuẩn không sợ tai nạn
- ·Giá xe cổ siêu quý hiểm chỉ chưa đến 6 triệu/chiếc
- ·Gian nan 'rước' siêu xe McLaren 720S về Việt Nam
- ·Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm Hàn Quốc
- ·Thiết kế xe hơi hạng sang hơn 10 năm nữa sẽ như thế nào ?
- ·Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, truyền thông cách mạng cho học sinh
- ·Bến Tre trao 223 suất học bổng Hồ Hảo Hớn
- ·Cùng là phụ nữ, sao cứ phải làm khổ nhau
- ·Gần 1,4 tỷ, mua Mazda CX
- ·Vỉa hè hay quầy bán bánh trung thu?
- ·9 điều cần lưu ý khi bảo dưỡng xế hộp đón hè
- ·Tháng 1 Ford Việt Nam bán được 2.544 xe
- ·Toyota Việt Nam tiếp tục triển khai Chiến dịch an toàn đường bộ năm 2017
- ·Mặt trận Tổ quốc các cấp với phong trào thi đua Dân vận khéo
- ·Exciter độ đầu R1 cá trê, gắp “quỷ đỏ” Ducati giá 300 triệu đồng
- ·Xem kỷ lục thế giới thay lốp đua xe F1 vừa được lập
- ·Người phụ nữ tự tay truy tìm kẻ trộm ô tô và lấy lại
- ·Ghen mù quáng tan vỡ tình đầu
- ·Tôi có nên mua xe trong tháng cô hồn?