会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua bong d】An sinh xã hội vì cuộc sống tốt đẹp của nhân dân!

【ket qua bong d】An sinh xã hội vì cuộc sống tốt đẹp của nhân dân

时间:2024-12-24 03:38:45 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:659次

Báo Cà Mau(CMO) Ngày 16/12, Hội đồng Lý luận Trung ương và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đồng chủ trì tổ chức hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khoá XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.

Đồng chí Phạm Thành Ngại, Phó bí thư Thường trực Tỉnh uỷ chủ trì hội nghị tại điểm cầu Cà Mau.

Trong tiến trình xây dựng và phát triển đất nước, đối với Đảng, Nhà nước ta, an sinh xã hội luôn là ưu tiên lớn, là bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách, là động lực to lớn, phát huy tính năng động, sáng tạo của Nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đặc biệt, ngày 1/6/2012, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết 15-NQ/TW về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. Đây là nghị quyết đầu tiên của Đảng về một số vấn đề chính sách xã hội với mục tiêu tổng quát: “Tiếp tục cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người có công, phấn đấu đến năm 2015 cơ bản bảo đảm gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn. Đến năm 2020, cơ bản bảo đảm an sinh xã hội toàn dân, bảo đảm mức tối thiểu về thu nhập, giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin, truyền thông, góp phần từng bước nâng cao thu nhập, bảo đảm cuộc sống an toàn, bình đẳng và hạnh phúc của Nhân dân”. Nghị quyết xác định 5 nhóm chính sách ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2012-2020: Chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; Việc làm, thu nhập và giảm nghèo; Bảo hiểm xã hội; Trợ giúp xã hội những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; Bảo đảm mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân.

Chăm sóc các đối tượng chính sách, người có công được điều trị bệnh tại Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh.

Nghị quyết đi vào cuộc sống, trong giai đoạn 2012-2020, các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng được Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm và được thực hiện tốt trong điều kiện kinh tế - xã hội cho phép; phong trào đền ơn đáp nghĩa được triển khai sâu rộng, xuyên suốt từ Trung ương đến các làng bản, thôn xóm. Người có công ngày càng được quan tâm, chăm sóc cả về thể chất và tinh thần. Đến năm 2020 đã giải quyết cơ bản hồ sơ tồn đọng; cả nước đã xác nhận được trên 9,2 triệu người có công, có trên 1,2 triệu người có công đang hưởng chế độ ưu đãi hàng tháng; 98,6% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư trên địa bàn.

Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo đạt được những bước tiến lớn. Hàng năm đã tạo được khoảng 1,5-1,6 triệu lượt việc làm cho người lao động. Tỷ lệ thất nghiệp chung duy trì ổn định ở mức dưới 3%, tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới 4%, giúp Việt Nam trở thành một trong những nước có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất trên thế giới. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 đạt 70,25%, tăng 1,53 lần so với năm 2012 (46%). Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ tăng từ 15,58% năm 2011 lên 26,1% năm 2021.

Thu nhập của người dân được cải thiện, thu nhập bình quân của người lao động năm 2020 là 4,25 triệu đồng/tháng, tăng gần 3 lần trong 10 năm qua. Tốc độ tăng thu nhập bình quân khoảng 10%/năm, thu nhập của người dân nông thôn tăng nhanh hơn thành thị, góp phần thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn. Mức tiền lương tối thiểu vùng định kỳ được điều chỉnh tăng phù hợp và cơ bản đã đạt chuẩn mức sống tối thiểu, góp phần đảm bảo đời sống và bảo vệ người lao động thu nhập thấp, tay nghề thấp.

Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo. Từ một quốc gia hơn 70% dân số nghèo đói (năm 1990), đến nay tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 2,23% (năm 2021). Giảm nghèo tiếp cận theo hướng đa chiều được triển khai quyết liệt, đồng bộ, đổi mới về phương thức, giải pháp thực hiện, tập trung vào các đối tượng nghèo nhất, với nhiều mô hình mới, cách làm hay, gắn kết giữa tạo sinh kế, việc làm, đào tạo nghề và xuất khẩu lao động; nhiều địa phương ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân chủ động vươn lên thoát nghèo. Thu nhập bình quân của hộ nghèo đã tăng 3,5 lần trong 10 năm qua.

Trong 10 năm qua, trung bình mỗi năm cả nước tạo được khoảng 1,5-1,6 triệu lượt việc làm cho người lao động. Ảnh: Các tổ hợp tác may gia công ở xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân góp phần đào tạo nghề, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động nông thôn.

Chính sách bảo hiểm xã hội trở thành trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội. Diện bao phủ bảo hiểm xã hội ngày càng mở rộng, tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội tăng đều hàng năm, đến năm 2020 số người tham gia đạt 16,2 triệu người, chiếm 32,6% lực lượng lao động trong độ tuổi. Bảo hiểm xã hội tự nguyện đã tạo bước đột phá về mở rộng đối tượng tham gia; trong 3 năm 2019-2021 đã đạt 1,5 triệu người tham gia, gấp hơn 5 lần số người tham gia giai đoạn 2009-2018. Hiện có hơn 3,3 triệu người đang hưởng các chế độ hưu trí và trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng. Hàng năm, có từ 6-10 triệu lượt người hưởng trợ cấp một lần, mai táng phí, trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức.

Chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã thể hiện vai trò “bà đỡ” hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động khi chấm dứt hợp đồng, mất việc làm, trong giải quyết chế độ chính sách đối với người lao động, đặc biệt là khi doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính; tạo sự gắn kết, chia sẻ giữa những người tham gia; tạo sự hỗ trợ lẫn nhau trong cộng đồng doanh nghiệp. Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp tăng từ 8,27 triệu người năm 2012 lên gần 13,4 triệu người năm 2021 (chiếm 30% lực lượng lao động trong độ tuổi).

Chính sách bảo hiểm y tế ngày càng được hoàn thiện thông qua việc hỗ trợ và tăng đầu tư ngân sách nhà nước cùng với cải tiến phương thức thực hiện đã tạo đột phá thành công về tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân. Đến năm 2021, có 88,8 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, chiếm 91% dân số.

Công tác trợ giúp xã hội cho người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từng bước chuyển từ quan điểm nhân đạo sang hướng tiếp cận dựa trên quyền, lấy con người là trung tâm. Số người hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên tăng lên hàng năm, đạt 3,509 triệu người năm 2021 (bao phủ 3,5% dân số), tăng gần 2,5 lần so với năm 2010 (1,5 triệu người); trong đó, trên 55% là người cao tuổi.

Giáo dục là một trong những vấn đề quan trọng, là quốc sách trong chính sách an sinh xã hội của Đảng, Nhà nước ta.

Nhằm đảm bảo mọi người dân trong xã hội có một cuộc sống tốt đẹp, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chủ trương của Đảng là “không để ai bị bỏ lại phía sau trong tiến trình phát triển”, mọi người dân đều được thụ hưởng giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và thông tin truyền thông.

Hội nghị lắng nghe nhiều ý kiến tham luận tâm huyết, trách nhiệm của các địa phương và đầu cầu Trung ương; nhất là các định hướng lớn về chính sách an sinh xã hội tại nước ta trong bối cảnh mới, những vấn đề còn vướng mắc và các giải pháp thực hiện các chính sách xã hội phù hợp, hiệu quả, thực chất./.

 

Quốc Rin

 

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Bắt giữ vụ buôn lậu hàng trăm ngàn khẩu trang y tế qua biên giới tại Đồng Tháp
  • Tôn vinh 62 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2013
  • Trách nhiệm quản lý về bán hàng đa cấp của UBND tỉnh
  • Các ngân hàng đã xử lý 85.000 tỷ đồng nợ xấu
  • Cháy kinh hoàng tại trung tâm thương mại Kemerovo, Nga
  • 15.446 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù được hưởng đặc xá
  • “Nghĩa cụt” tài ba
  • Tái hiện chợ nổi Nam bộ và chợ vùng cao phía Bắc tại Hà Nội
推荐内容
  • Gần 67 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong 6 tháng đầu năm 2019
  • Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp
  • Góp phần tích cực nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể
  • Đảng uỷ Bộ đội Biên phòng tỉnh giành giải Nhất Hội thi cán bộ “Dân vận khéo”
  • Từ cuối 3/2018 nhiều quy định mới về thu tiền sử dụng đất sẽ có hiệu lực
  • Cán bộ, chiến sĩ dân vận khéo