【kq viborg】Cà phê "đểu" độc như thế nào?
Như đã đề cập ở các bài trước,đểukq viborg khi cận cảnh quy trình sản xuất cà phê “đểu” tại cơ sở Thông Phát (số 108 Tô Hiệu, P.Hiệp Tân, Q.Tân Phú, TP.HCM) chúng tôi ghi nhận bên cạnh nguyên liệu chính là đậu nành, còn vô số những hóa chất độc hại không rõ nguồn gốc. Đặc biệt trong đó có những loại đường cấm (Sodium Cyclamate). Chủ cơ sở Thông Phát cũng khai, mỗi mẻ 100 kg đậu nành chỉ cần bỏ vào khoảng 50 gr đường hóa học là đủ.
Hỗn hợp các hóa chất sau khi trộn - Ảnh: Thanh Tùng |
Các thùng đựng phụ gia rất dơ bẩn |
Đậu nành rang cháy đen sẽ sinh ra độc chất gây hại |
Đường hóa học cấm sử dụng trong thực phẩm |
“Đậu nành rang cháy đã có màu giống cà phê thật rồi, cần gì phải cho màu nữa?”, chúng tôi đặt câu hỏi thì ông chủ cơ sở Thông Phát đáp tỉnh rụi: “Cho màu để đẹp hơn. Với 100 kg đậu nành chỉ cần cho từ 50-100 gr phẩm màu”.
Hại gan, suy tủy, ảnh hưởng thận...
Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn - Chủ tịch Hội Hóa học TP.HCM phân tích, tinh cà phê chế biến sẵn là tinh tổng hợp, chủ yếu làm từ hóa chất. Cho dù có cùng một công thức, nhưng phẩm màu công nghiệp khác xa phẩm màu thực phẩm, bởi nó chứa nhiều tạp chất, kim loại nặng độc hại. Còn kháng sinh chloramphenicol cũng bị cấm dùng cho cả việc nuôi hải sản. Đường Cyclamate thì tuyệt đối không được dùng. “Ngoài những hóa chất, phụ gia, phẩm màu độc hại, thì việc rang cháy đậu nành để cho giống cà phê thật sẽ làm phân hủy các thành phần dinh dưỡng và nó sẽ sản sinh ra các chất rất độc hại cho người sử dụng”.
Bác sĩ Trần Văn Ký - Hội Khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm VN cũng nhìn nhận, tình trạng sử dụng phụ gia, phẩm màu độc hại, trôi nổi hiện nay là rất phổ biến, cơ quan chức năng không quản lý hết được. Các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm thường dùng phụ gia, phẩm màu công nghiệp để cho vào thực phẩm bởi nó rẻ hơn nhiều lần so với cùng loại nhưng dùng trong thực phẩm. “Đáng sợ nhất của phẩm màu, phụ gia công nghiệp vì nó chứa rất nhiều tạp chất, các kim loại nặng như thủy ngân, chì, asen... Nếu dùng lâu dài, các độc chất này tích tụ sẽ giết dần mòn cơ thể và chúng có nguy cơ gây ung thư. Riêng kháng sinh chloramphenicol nếu dùng không đúng thì không đơn giản làm lờn thuốc mà nó còn độc cho gan và làm suy tủy, ảnh hưởng lên thận. Với đường hóa học Sodium Cyclamate, loại đường có độ ngọt gấp 50 lần so với đường mía thông thường, bị cấm sử dụng trong thực phẩm vì nó có nguy cơ gây ung thư cho người sử dụng; có nguy cơ gây hội chứng Down, ảnh hưởng trên thai phụ; thử nghiệm ở chuột, người ta nhận thấy đường Cyclamate còn gây cao huyết áp và làm teo tinh hoàn...”, bác sĩ Ký nói rõ.
Ông T.H, một chuyên gia về hóa thực phẩm có thâm niên tại TP.HCM từng chia sẻ với Thanh Niên: “Nếu anh uống cà phê vài ngàn đồng một ly ở thành phố này thì sẽ không uống được cà phê làm từ hạt cà phê”. Ông T.H dẫn chứng, tất cả những cơ sở rang, xay cà phê “đểu” đều dùng đậu nành hoặc bắp thay hạt cà phê, nhưng phần lớn là dùng đậu nành vì giá rẻ.
Theo chuyên gia này, khi sản xuất cà phê “đểu”, nếu không cho hương vào thì đậu nành, bột bắp sẽ hút hết tinh cà phê tổng hợp. Còn chất tạo bọt thường dùng là Sodium lauryl sunlfate, loại làm nước rửa chén, dầu gội đầu... Còn phẩm màu đa phần là loại công nghiệp, giá chỉ 40.000 - 45.000 đồng/kg, rẻ hơn từ 3-4 lần so với phẩm màu dùng cho thực phẩm nhưng cho màu sắc tươi, bền. “Chất tạo bọt Sodium lauryl sunlfate chỉ dùng trong công nghiệp, không được dùng cho thực phẩm bởi nó độc hại và có nguy cơ gây ung thư. Tương tự, chất tạo sánh CMC (Carboxymethyl Cellulose) nếu dạng công nghiệp cũng chứa tạp chất, các kim loại nặng làm vô sinh và có nguy cơ gây ung thư”, ông T.H nhấn mạnh.
Lọt lưới kiểm tra PV phát hiện, chỉ mới đây (ngày 29/6) một đoàn kiểm tra của Ban Thanh tra liên ngành về an toàn vệ sinh thực phẩm Q.Tân Phú (gồm Phòng Y tế quận; Y tế dự phòng; Công an; Thú y) đã đến kiểm tra cơ sở Thông Phát. Nhưng biên bản làm việc thể hiện các nội dung “quá tốt”. Cụ thể: vệ sinh cá nhân đạt; nhà vệ sinh đạt; thao tác công nhân trong sản xuất, chế biến: đạt... |
Theo Thanh Niên
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bất ngờ, chuỗi siêu thị Auchan rút khỏi Việt Nam
- ·Hà Nội không còn quận, huyện “vùng Xanh”
- ·Tướng Tô Ân Xô: Một số phần tử xấu lợi dụng tự ứng cử để chống phá
- ·Nhiều tỉnh, thành phố đón du khách “xông đất” Tết Nguyên đám Nhâm Dần
- ·Loạt ô tô từ 300 triệu của VinFast: Đã có gần chục nghìn người Việt bỏ tiền mua
- ·Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chúc Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022
- ·Chủ tịch Quốc hội: Sẵn sàng cho ngày bầu cử 23/5
- ·Thủ tướng yêu cầu thần tốc tiêm vắc xin, đẩy mạnh các biện pháp phòng Covid
- ·FLC Vietnam Masters 2018 ngày thứ 2: Màn rượt đuổi đầy kịch tính
- ·Bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao
- ·Lộ diện 13 biến thể của chiếc ô tô SUV đẹp long lanh, giá từ 267 triệu đồng của Hyundai
- ·Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XV
- ·Xây dựng tòa án phát triển tiên tiến, hiện đại, vì nhân dân phục vụ
- ·Trong cộng đồng đã có mầm bệnh, phải sẵn sàng ‘trực chiến’
- ·Đại gia Hà thành chi 1,5 tỷ mua 500 nhành lan huyền thoại chơi Tết
- ·Bộ trưởng Ngoại giao Singapore thăm Việt Nam
- ·Các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước phải ưu tiên dùng hàng Việt Nam
- ·Đà Nẵng điều động, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ chủ chốt
- ·Hướng dẫn mua vé online xem trận bán kết AFF Cup 2018 Việt Nam vs Philippines
- ·Hà Tĩnh hoãn họp HĐND, tập trung chống dịch