【kqbd thái lan】Thúc đẩy cắt giảm, đơn giản hóa kiểm tra chuyên ngành thực chất hơn
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn chia sẻ như vậy,úcđẩycắtgiảmđơngiảnhóakiểmtrachuyênngànhthựcchấthơkqbd thái lan trong cuộc trao đổi với phóng viên Thời báo Tài chính Việt Nam.
Tiết kiệm hơn 5.400 tỷ đồng từ cắt giảm KTCN
Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Cẩn cho hay, với trách nhiệm của Cơ quan Thường trực Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một cửa ASEAN (ASW), Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) và tạo thuận lợi thương mại (Ủy ban 1899), Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã có nhiều nỗ lực phối hợp thúc đẩy các bộ, ngành triển khai trong thực hiện NSW và ASW, cải cách mạnh mẽ, tạo bước chuyển biến quan trọng trong đơn giản thủ tục KTCN, đáp ứng được yêu cầu tại Quyết định 2026/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết 19-2017/NQ-CP của Chính phủ.
Tính từ đầu năm 2018 đến đầu năm 2019, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã có 20 văn bản tham gia với các bộ, ngành trong việc rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện danh mục về quản lý và KTCN theo hướng đơn giản, phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế.
Cơ quan hải quan còn hỗ trợ các bộ, ngành rà soát, chuẩn hóa và ban hành 18 danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý và KTCN kèm mã số HS; ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với 15 nhóm hàng phải KTCN…, phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam, làm cơ sở để DN áp dụng trong hoạt động XNK.
Theo rà soát của Tổng cục Hải quan, đến nay các bộ, ngành đã sửa đổi, bổ sung 82/87 văn bản, đạt 94% chỉ tiêu đặt ra tại Quyết định 2026/QĐ-TTg. Trong đó có, 10/13 bộ đã hoàn thành chỉ tiêu. Nhiều văn bản được sửa đổi, ban hành mới theo hướng tạo thuận lợi cho DN, cắt giảm danh mục hàng hóa phải KTCN, thay đổi phương thức kiểm tra, áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra. Nhiều mặt hàng đã được chuyển thời điểm kiểm tra từ giai đoạn trước thông quan sang sau thông quan; tăng đối tượng được miễn kiểm tra; minh bạch hóa danh mục hàng hóa kèm mã số HS; bãi bỏ những quy định không phù hợp. Đến nay, các bộ, ngành đã cắt giảm 6.776/9.926 thủ tục KTCN, vượt 36% so với chỉ tiêu được giao tại Nghị quyết 19-2018/NQ-CP; tiết kiệm 11,642 triệu ngày công/năm và hơn 5.400 tỷ đồng chi phí.
Các bộ, ngành đã tích cực thực hiện điện tử hóa thủ tục KTCN, đồng thời tham gia NSW. Tính đến tháng 2/2019, có 13 bộ, ngành đã điện tử hóa 173 thủ tục KTCN trên NSW. Hiện nay, một số bộ quản lý chuyên ngành đã ủy quyền/chỉ định nhiều cơ quan, tổ chức thực hiện công tác KTCN đối với hàng hóa XNK.
Gia tăng số lượng và trọng chất lượng
Bên cạnh kết quả đạt được, lãnh đạo Tổng cục Hải quan cũng chỉ ra hạn chế. Số lượng hàng hóa phải KTCN còn chiếm tỷ trọng lớn. Số tờ khai nhập khẩu thuộc diện quản lý và KTCN so với tổng số lô hàng nhập khẩu làm thủ tục hải quan tại các cửa khẩu chiếm 19,1%; việc cắt giảm danh mục hàng hóa quản lý và KTCN vẫn chưa đáp ứng yêu cầu.
Để tiếp tục tạo thuận lợi hơn nữa cho DN XNK, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 1254/QĐ-TTg (ngày 26/9/2018), giao 13 bộ, ngành sửa đổi 29 văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và KTCN. Tuy nhiên, các bộ, ngành mới hoàn thành 7 văn bản, đang triển khai sửa đổi 3 văn bản...
Một số bộ, ngành còn thiếu quyết liệt và khẩn trương trong triển khai NSW và KTCN. Số lượng thủ tục hành chính cần cắt giảm, sửa đổi theo kế hoạch tại Quyết định 1254 là rất lớn (138 thủ tục), gấp hơn 2,6 lần so với số lượng thủ tục hành chính (53 thủ tục) đã được thực hiện sửa từ năm 2014 đến tháng 7/2018.
Lãnh đạo Tổng cục Hải quan cho biết, năm 2019, ngành Hải quan tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành quyết liệt thực hiện mục tiêu đơn giản thủ tục TKCN nêu tại Quyết định số 1254, Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ.
Danh mục hàng hóa phải KTCN tiếp tục được cắt giảm mạnh, trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra; chuyển mạnh sang kiểm tra sau thông quan; tăng đối tượng được miễn kiểm tra, minh bạch hóa danh mục hàng hóa kèm mã số HS; bãi bỏ những quy định không phù hợp, qua đó giúp cơ quan hải quan có thể thông quan nhanh hàng hóa, tạo thuận lợi cho DN XNK.
"Không phải cắt giảm thủ tục KTCN lấy được để báo cáo thành tích mà phải đạt được cả hai mục tiêu, tăng cường khả năng quản lý, phối hợp các bộ, cơ quan với nhau và với Tổng cục Hải quan. Bộ nào không ban hành được trình tự, thủ tục, tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm tra thì không được phép KTCN…" Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chỉ đạo tại phiên họp thứ tư Ủy ban 1899, diễn ra ngày 19/2/2019. |
Hải Linh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Điều kiện để người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn là gì?
- ·Mồ côi cha, đứa trẻ 4 tuổi có mẹ bị ung thư cầu cứu
- ·Ám ảnh bị xâm hại, giờ khó 'yêu' chồng
- ·Gia cảnh khốn khó...mẹ già nuôi con tâm thần
- ·Ùn ứ cục bộ do lượng xe hàng dồn về cửa khẩu Lạng Sơn tăng đột biến
- ·Tham giàu, lấy chồng hơn 14 tuổi rồi bị ruồng bỏ
- ·Sắm tết Việt giống … Mỹ ngày 'Thứ 6 đen'
- ·Thiếu máu, rối loạn sinh tủy, gan lách to, bé 17 tháng kêu cứu
- ·Liên minh châu Âu thông qua luật cắt giảm khí thải CO2 từ xe tải
- ·Xe ô tô chưa sang tên, đừng dại mang đi lưu hành
- ·Lãi suất huy động giảm nhiệt liệu lãi suất cho vay có giảm tương ứng?
- ·Thời báo Tài chính Việt Nam thông báo tuyển dụng
- ·Bến xe Giáp Bát hành khách sợ xe ôm
- ·Cháu bé 2 tuổi bị bỏ rơi với căn bệnh đa dị tật bẩm sinh
- ·Mỹ gia hạn miễn thuế quan các mặt hàng y tế của Trung Quốc
- ·Nước mắt mẹ kế chăm con chồng bị ung thư máu
- ·Mũ bảo hiểm rởm, phạt cả…3 bên
- ·Chồng chết, 4 mẹ con sống nương tựa vào hàng xóm
- ·Tự nghiên cứu trồng rau khí canh, kiếm trăm triệu đồng mỗi năm
- ·Kết hôn tại Thái Lan, làm sao để được pháp luật Việt Nam công nhận?