【bóng đá cúp c1 hôm nay】Chứng khoán châu Á phiên 4/8 hầu hết đi lên
Diễn biến này đúng nhịp với sự biến động gần đây trên thị trường toàn cầu khi sự lạc quan về đà phục hồi kinh tế và việc tiêm chủng phòng COVID-19 gia tăng, đẩy lùi những quan ngại về sự lan nhanh biến thể Delta của virus SARS-CoV-2, dẫn tới những quy định phong tỏa xã hội nghiêm ngặt tại Trung Quốc.
Kết thúc phiên này, tại thị trường Seoul, chỉ số Kospi của Hàn Quốc tăng 43,24 điểm (1,34%), lên 3.280,38 điểm. Đà tăng này chủ yếu được dẫn dắt bởi nhóm cổ phiếu công nghệ, qua đó đánh dấu mức tăng theo ngày mạnh nhất của chỉ số Kospi kể từ ngày 10/5.
Tại Trung Quốc, hai sàn giao dịch chứng khoán chủ chốt là Thượng Hải và Hong Kong cũng đồng loạt đi lên, nhờ mức tăng cao kỷ lục của Phố Wall trong phiên trước. Mặc dù vậy, giới đầu tư vẫn quan ngại về những biện pháp "mạnh tay" gần đây của Chính phủ Trung Quốc đối với các công ty công nghệ và giáo dục tư nhân sẽ lan sang các lĩnh vực khác. Khép lại phiên này, chỉ số Hang Seng và Shanghai Composite lần lượt tăng 231,73 điểm và 29,23 điểm, tương đương 0,88% và 0,85%, lên 26.426,55 điểm và 3.477,22 điểm.
Các thị trường chứng khoán khác của khu vực châu Á-Thái Bình Dương gồm Singapore, Đài Bắc, Wellington, Manila, Mumbai và Jakarta cũng đồng loạt tăng điểm.
Tuy nhiên, tại thị trường Tokyo, lo ngại dai dẳng về đại dịch COVID-19 và việc giới đầu tư đang chờ đợi kết quả mùa báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp quý II/2021 đã khiến chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 57,75 điểm (0,21%), xuống 27.584,08 điểm.
Một mùa báo cáo lợi nhuận doanh nghiệp tốt hơn kỳ vọng tại Mỹ và sự trấn an liên tục từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về các chính sách tiền tệ siêu lỏng của họ cũng không thể xoa dịu nỗi lo ngại rằng triển vọng kinh tế toàn cầu có thể không khả quan như kỳ vọng ban đầu, khiến tâm lý nhà đầu tư thay đổi từng ngày.
Mối lo ngại chính đối với các thị trường đang hướng về Trung Quốc khi chính phủ nước này đã thông báo hạn chế đi lại ở một số khu vực trước diễn biến mới của dịch COVID-19. Trung Quốc đã đưa số ca mắc COVID-19 trong nước xuống gần như bằng 0 sau khi dịch bệnh lần đầu tiên xuất hiện ở Vũ Hán vào cuối năm 2019, nhưng hiện nước này đang đối mặt với đợt bùng phát tồi tệ nhất trong nhiều tháng.
Theo TTXVN
(责任编辑:World Cup)
- ·Chuyên gia đề xuất giải pháp kiểm soát lạm phát giai đoạn 2021
- ·Cuộc hôn nhân 15 năm lay lắt
- ·Sinh con rồi làm đám cưới sau 2 năm hoãn vì dịch Covid
- ·Mẹo ngủ ngon khi đi máy bay hạng phổ thông
- ·Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn
- ·Cách dạy 2 con gái thành công của nữ bác học Marie Curie
- ·Du lịch Móng Cái ‘bừng sáng’
- ·Xây dựng thương hiệu quốc gia là một quá trình dài
- ·Giá dầu thế giới tăng rất mạnh trước động thái của OPEC+
- ·Biết chồng ngoại tình vợ chẳng thèm đánh ghen vì một lý do
- ·Sếp lớn Sudico dính ‘án phạt’ do không báo cáo về việc dự kiến giao dịch
- ·Asics công bố đại sứ thương hiệu đầu tiên tại Việt Nam
- ·Chồng cũ cưới bạn thân, câu nói của cô ấy khiến tôi lập tức cắt tình bạn
- ·3 câu nói truyền sức mạnh cho nửa kia
- ·Phó Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ ngay bất cập của Thông tư 48/2018/TT
- ·TP Hồ Chí Minh giữ vị thế quán quân về xuất khẩu
- ·Lạng Sơn: Tìm giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu hàng hóa qua tuyến đường sắt
- ·Thị trường bất động sản sẽ phục hồi rõ nét từ cuối 2024
- ·Tác động của giá xăng dầu đến CPI và một số yếu tố làm CPI tăng trong những tháng cuối năm
- ·Chi tiền triệu mang thiên nhiên vào nhà, thỏa đam mê trồng cây, nuôi cá