会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kèo bóng đa tv】Bàn thảo chuyển đổi số để xây dựng ngành logistics hiện đại, bền vững!

【kèo bóng đa tv】Bàn thảo chuyển đổi số để xây dựng ngành logistics hiện đại, bền vững

时间:2024-12-23 16:55:16 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:169次
Sắp diễn ra Hội thảo “Chuyển đổi số để xây dựng ngành logistics hiện đại,ànthảochuyểnđổisốđểxâydựngngànhlogisticshiệnđạibềnvữkèo bóng đa tv bền vững” Hội thảo "Chuyển đổi số để xây dựng ngành logistics hiện đại, bền vững" Số hóa logistics để thích nghi với bối cảnh thị trường Công bố Báo cáo Xuất nhập khẩu 2022: TP Hồ Chí Minh đứng đầu về xuất khẩu

Đây là những vấn đề được bàn thảo tại phiên thảo luận “Chuyển đổi số để xây dựng ngành logistics hiện đại, bền vững” diễn ra trong khuôn khổ Hội thảo dưới sự điều phối của ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Các diễn giả tham dự Phiên 2 Hội thảo
Các diễn giả tham dự Phiên 2 Hội thảo “Chuyển đổi số để xây dựng ngành logistics hiện đại, bền vững”

Mở đầu phiên thảo luận, ông Lê Quang Trung – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam - cho hay, sau nhiều năm ở tình trạng “vô gia cư”, mới đây, Chính phủ đã chính thức giao Bộ Công Thương mà ở đây là Cục Xuất nhập khẩu là đơn vị quản lý chính cho ngành logistics.

Hiện nay mới có khoảng 40% doanh nghiệp đang ứng dụng các loại hình công nghệ khác nhau tùy theo quy mô và tính chất dịch vụ. Khẳng định tiềm năng và cơ hội trong chuyển đổi số ngành logistics là rất lớn, tuy nhiên, ông Lê Quang Trung cũng cho rằng, rào cũng không nhỏ.

Ông Lê Quang Trung phân tích, thứ nhất, tư duy nhận thức, tập quán trong quá trình, giao dịch với các chủ thể, làm sao thay đổi điều này là bài toán mất thời gian.

Thứ hai, liên quan đến vấn đề về kỹ thuật. Việc chuyển đổi, lựa chọn công nghệ phù hợp với từng ngành hàng trong điều kiện hiện tại là cả vấn đề. Ngay trong cảng, trong tập quán giao nhận thông thường đang có sự xung đột với các quy trình vận hành mới do sự khác nhau giữa các đơn vị và khác nhau giữa các vùng.

Thứ ba, liên quan đến con người, nhân sự, năng lực triển khai. Bởi chuyển từ phương thức truyền thống sang công nghệ số là sự thay đổi, chưa kể các chủ hàng là bà con nông dân vẫn theo phương thức làm cũ do đó, việc tuyên truyền là hết sức quan trọng. Năng lực của người áp dụng công nghệ mới là vấn đề rất lớn.

Thứ tư đó là vấn đề tài chính, chuyển đổi số liên quan đến vấn đề đầu tư toàn diện, đồng bộ, không chỉ đầu tư trang thiết bị mà là vấn đề phần mềm,..

Thứ năm, đó là vấn đề hành lang chính sách vẫn còn chưa đồng bộ, bất cấp các hệ thống dữ liệu chưa thống nhất, hạ tầng chưa hoàn thiện.

Ông Lê Quang Trung – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam
Ông Lê Quang Trung – Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam chia sẻ tại phiên thảo luận

Để vượt qua những khó khăn hiện nay, nhất là trong bối cảnh chuyển đổi số thì liên kết hợp tác là vấn đề cần thiết. Ông Lê Quang Trung dẫn chứng, vừa qua, Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (TCSG) cùng Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tổ chức “Lễ đón chuyến tàu Container Tan Cang Foundation vào cụm cảng Cần Thơ”. Việc tái khởi động tuyến dịch vụ này nhằm kết nối hàng hóa miền Tây Nam Bộ - miền Trung - miền Bắc, mang đến giải pháp logistics trọn khâu cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước sau khi kênh Quan Chánh Bố được thông luồng, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhìn nhận ở góc độ khá lạc quan, bà Cao Cẩm Linh - một chuyên gia về logistics - cho rằng, với doanh nghiệp, đừng cho rằng chuyển đổi số là quá cao siêu. Điểm quan trọng nhất là doanh nghiệp cần biết lúc nào cần chuyển đổi số và chuyển đổi số như thế nào. “Chúng tôi đã và đang có những phân tích sâu về nhu cầu chuyển đổi số với các nhóm doanh nghiệp, nhóm dịch vụ”, bà Linh chia sẻ và cho biết, với nhóm các doanh nghiệp hạ tầng và vận hành là đối tượng có giá trị tài sản lớn, nhất là với doanh nghiệp vận hành bắt buộc phải ứng dụng chuyển đổi số trên cơ sở các dữ liệu lớn có được và tiến hành phân tích. Với nhóm doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đơn thuần cần đánh giá chuyển đổi số ở mức độ nhất định nào đó.

“Tỷ lệ doanh nghiệp lớn của chúng ta không nhiều, do đó, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ là phải biết chính xác chuyển đổi số là gì? Trưởng thành số là gì? Nếu chúng ta trưởng thành cao trong mức chuyển đổi số thấp sẽ rất tốt cho doanh nghiệp, chứ không nhất thiết chạy theo những doanh nghiệp lớn bằng chuyển đổi số toàn diện. Vì điều đó là không cần thiết”,bà Cao Cẩm Linh khuyến nghị.

bà Cao Cẩm Linh đang là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Logistics tại VN
Bà Cao Cẩm Linh đang là chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Logistics tại Việt Nam chia sẻ tại sự kiện

Chia sẻ ở góc độ doanh nghiệp sản xuất hàng đầu về thực phẩm và đồ uống và doanh nghiệp xuất khẩu uy tín ngành hàng cà phê, bà Nguyễn Trần Hoàng Yến - Giám đốc chuỗi cung ứng, Công ty Nestlé Việt Nam – cho hay, trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khảu của Nestle, việc chuyển đổi số mang nhiều lợi ích cho các bên liên quan trong việc vận hành. Số hóa sẽ cung cấp dữ liệu chính xác và chất lượng, những báo cáo rất chi tiết nhằm hỗ trợ cho việc tìm kiếm cơ hội giảm chi phí và tăng hiệu suất của chuỗi cung ứng nói chung. “Cargoo là 1 nền tảng hiển thị một cách sống động của quá trình vận chuyển hàng hóa. Nơi đó cho phép mình theo dõi đơn hàng, thực hiện việc đặt chỗ với hãng tàu, quản lí chứng từ và tìm kiếm thông tin lô hàng trên hệ thống”, bà Nguyễn Trần Hoàng Yến chia sẻ.

Bàn thảo chuyển đổi số để xây dựng ngành logistics hiện đại, bền vững
Nguyễn Trần Hoàng Yến - Giám đốc chuỗi cung ứng, Công ty Nestlé Việt Nam

Thương mại điện tử và logistics là hai lĩnh vực tương hỗ lẫn nhau. Ông Nguyễn Thế Quang – Phó Cục trưởng Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) - nhận định, thương mại điện tử Việt Nam trong những năm gần phát triển rất mạnh. Theo kế hoạch phát triển thương mại điện tử đến năm 2025 sẽ có bước phát triển từ 20 - 30%/năm. Đây là lĩnh vực được đánh giá rất có tiềm năng.

Để phát triển thương mại điện tử thì khâu hậu cần, các khâu về dịch vụ ngành hàng, hay những vấn đề về logistics phải đáp ứng và đồng hành cùng. “Thương mại điện tử và logistics là hai lĩnh vực tương hỗ lẫn nhau. Bởi nếu thương mại điện tử không phát triển thì logistics sẽ thiếu vắng, còn nếu thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ đến đâu mà logistics không phát triển thì sẽ không thể bền vững”,ông Nguyễn Thế Quang chia sẻ.

Ông Nguyễn Thế Quang – Phó Cục trưởng, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số chia sẻ tại phiên thảo luận
Ông Nguyễn Thế Quang – Phó Cục trưởng, Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số chia sẻ tại phiên thảo luận

Về chính sách cho phát triển thương mại điện tử và logistics, ông Nguyễn Thế Quang cho rằng, logistisc là cả một chuỗi từ giao thông vận tải đến những ngành phụ trợ khác liên quan, rồi cả đất đai, môi trường,… Do đó, chính sách sẽ liên quan đến rất nhiều cơ quan, bộ, ngành, địa phương khác nhau.

Riêng về Bộ Công Thương, trong kế hoạch phát triển thương mại điện tử, Bộ có kế hoạch tạo những hành lang phát triển logistisc trong thương mại điện tử. Với những yêu cầu của logistisc và thương mại điện tử trong tương lai, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số là một trong những đầu mối của ngành Công Thương, phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương xây dựng chính sách ưu đãi cũng như khuyến khích các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nước ngoài lẫn doanh nghiệp trong nước.

Về phía Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, để hỗ trợ doanh nghiệp, hiện Hiệp hội đang phối hợp với các thành viên để xây dựng chương trình, kế hoạch chuyển đổi số phù hợp nhất. "Nếu chuyển đổi số thành công, chúng ta có thể rút ngắn thời gian chờ tại cảng lên tới 70% và câu chuyện này cũng được lồng ghép giữa vấn đề của các chương trình của Hiệp hội và doanh nghiệp, chúng tôi hướng tới 1 hệ thống cảng thông minh, cảng xanh và hướng tới hệ thống cảng tự động trong thời gian tới”,ông Lê Quang Trung.

Khép lại phiên thảo luận, ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu – cho rằng, chuyển đổi số là việc của từng cá nhân, từng cơ quan, từng đơn vị. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi số cần có sự đồng hành, phối hợp, hỗ trợ, liên kết của tất cả các đơn vị liên quan. Điều này sẽ tạo ra sự lan toả, sự thúc đẩy giúp chúng ta chuyển đổi số thành công.

Trong 5 năm trở lại đây, ngành công nghiệp logistics đã chứng kiến sự xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ hơn với các công ty công nghệ, mở ra một thị trường trị giá hàng trăm tỷ USD.

Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ số trong doanh nghiệp logistics nói riêng và trong các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn nhiều hạn chế và đang đối mặt với khoảng cách lớn về trí tuệ nhân tạo (AI).

Theo số liệu thống kê, đầu tư vào các công ty giải pháp AI thì Việt Nam và Philippines đều dưới mức 1 USD trên đầu người trong khi Singapore với 68 USD, Trung Quốc 21 USD và Hoa Kỳ đạt 155 USD.

Điều đó đòi hỏi Việt Nam cần phải đầu tư mạnh mẽ hơn nữa để tận dụng nền tảng kỹ thuật số trong sản xuất và phân phối hàng hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Hồi âm đơn thư bạn đọc 10 ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4
  • Thông báo của Bộ Chính trị về tình hình sức khỏe của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
  • Tuyên phạt 3 năm tù treo đối với Cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
  • Báo Bồ Đào Nha: Kim Thanh quá xuất sắc
  • Thăm, chúc mừng các tổ chức Công giáo và Tin lành nhân dịp Lễ Giáng sinh
  • Tập đoàn Lộc Trời thừa nhận thiếu sót, hứa khắc phục các sự cố về thuế
  • VSDC và KSEI chính thức ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác
  • 100 phần quà tặng người nghèo, cận nghèo xã Phú Riềng
推荐内容
  • Yêu theo cách của nhà khoa học
  • Hải quan TP.HCM: Đối thoại tháo gỡ vướng mắc cho DN ngành bông, sợi
  • Quản lý trong và sau cai nghiện ma túy: Cần sự chung tay của toàn xã hội
  • Nhận định Bình Định vs CAHN, 18h ngày 22/7
  • Theo không về nhà chồng, tủi cực nào bằng?
  • Kết quả World Cup nữ 2023 hôm nay 22/7