【trực tiếp man city vs liverpool trên kênh nào】Cận Tết, sinh viên nhộn nhịp làm thêm đón thu nhập "khủng"
Nguyễn Đức Anh giới thiệu sản phẩm cho khách tại cửa hàng. (Ảnh: Phương Anh/Vietnam+)
Thay vì về quê sớm,ậnTếtsinhvinnhộnnhịplmthmđnthunhậpquotkhủtrực tiếp man city vs liverpool trên kênh nào nhiều sinh viên đã ở lại thành phố những ngày giáp Tết để làm thêm, kinh doanh, đổi lại là những khoản thu nhập cao gấp nhiều lần ngày thường.
Thu nhập “khủng”
Những ngày này, Nguyễn Đức Anh (20 tuổi, sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền) thường xuyên có mặt tại cửa hàng đồ da trên phố Hàng Trống, Hoàn Kiếm.
Sau khi nhiệt tình giới thiệu sản phẩm bằng tiếng Nhật cho một vị khách nước ngoài rất lưu loát, tự tin, Đức Anh cho biết những ngày cuối năm, cửa hàng đông khách hơn nên công việc của cậu càng bận rộn.
Đức Anh cho biết, nhờ lợi thế về ngoại ngữ đã giúp cậu được nhận vào vị trí quản lý của cửa hàng này. “Tuy chỉ là công việc part–time nhưng cũng mang lại cho mình nguồn thu nhập ổn định, ngoài mức lương cứng mình còn được trích phần trăm doanh số bán hàng và một khoản tiền thưởng vào dịp Tết khoảng 5 triệu đồng”, Đức Anh chia sẻ.
Không chỉ làm thuê, nhiều sinh viên còn chủ động tự tìm cách kinh doanh.
Bắt đầu bán hàng thời trang online từ dịp Tết năm trước, Phạm Thị Hải Yến (sinh viên Đại học Thăng Long) vẫn duy trì công việc này đến bây giờ. Yến cho biết: “Ban đầu mình chỉ muốn thử sức nhưng thấy khá có duyên với công việc này nên tiếp tục buôn bán.
Vào dịp gần Tết nhu cầu mua quần áo của các bạn nữ tăng cao, vì bán hàng online cắt giảm được nhiều chi phí như thuê cửa hàng, tiền điện, nhân viên nên có mức giá 'mềm' hơn so với các shop nên càng đắt khách hơn”.
Cũng theo cô gái 9x này, kinh doanh trên mạng rất tiện lợi, khách hàng chỉ cần chọn mẫu mã, hàng sẽ được chuyển đến tận nhà nên ngày càng là lựa chọn của nhiều người. Thu nhập của cô trong tháng gần nhất lên đến 17 triệu đồng và Yến dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong tháng giáp Tết.
Còn với Đàm Quang Thiện (sinh viên Học viện Nông nghiệp) đã có nguồn thu nhập khá nhờ công việc chụp ảnh cho các bạn trẻ tại vườn hoa ở khu vực Nhật Tân, Hà Nội. Nhận thấy nhu cầu chụp ảnh cao, chàng sinh viên đã cùng bạn lập một nhóm gồm hai thợ ảnh và một người trang điểm, nhận khách những bộ ảnh mang không khí Tết.
Mỗi ngày, nhóm của Thiện chụp khoảng 10 lượt khách và thu 300.000 đồng mỗi người. Thiện trò chuyện: “Hiện tại, mình đã thi xong nên nhiều thời gian rảnh, có khi đi chụp cả tuần. Trừ chi phí và chia theo năng lực từng thành viên, mỗi ngày mình cũng kiếm được khoảng 400.000 đồng.”
Thiện cho biết, càng gần Tết, khách chụp càng đông nên cậu sinh viên này dự kiến sẽ ở lại Hà Nội làm thêm đến hết ngày 28 Tết mới về quê. “Mình dự tính sẽ kiếm thêm được khoảng 5 triệu đồng,” Thiện hào hứng nói.
Quang Thiện kiểm tra lại ảnh cho khách. (Ảnh: Phương Anh/Vietnam+)
Chấp nhận dù bị o ép
Ngoại hình ưa nhìn, khả năng giao tiếp tốt, Thu Hường (22 tuổi, quê Phú Thọ) vẫn tranh thủ những ngày được nghỉ học và ngày cuối tuần để làm thêm tại các siêu thị, trung tâm thương mại.
Công việc của Hường thường là tiếp thị sản phẩm, phát tờ rơi, tư vấn đổi quà. Càng gần Tết, các doanh nghiệp càng có nhiều chương trình khuyến mãi cuối năm nên Hường càng bận rộn.
“Công việc này khá nhàn, phần lớn không bị áp lực doanh số. Mức lương phụ thuộc tùy từng chương trình, giao động từ 110.000 đến 130.000 đồng cho một ca làm việc 6 tiếng,” Hường cho biết.
Chia sẻ bí quyết tìm việc, Hường cho biết cô thường nhờ người quen hoặc đăng ký với các công ty sự kiện, tổ chức truyền thông.
Tuy nhiên, cũng theo Hường, dù luôn yêu cầu làm hợp đồng cho mỗi chương trình để đảm bảo tiền lương, vẫn xảy ra trường hợp chậm lương và bùng tiền.
“Mình thường xuyên bị bắt nạt, o ép và ăn chặn tiền lương ở công ty trung gian. Ví dụ, công ty bán sản phẩm trả 200.000 đồng cho mỗi ca làm việc thì công ty trung gian chỉ trả 130.000 đồng.
Thậm chí có trường hợp, mức tiền này còn giảm từ 350.000 đồng xuống còn 150.000 đồng. Ấm ức nhưng vẫn phải chịu vì mình không làm thì có người khác. Gần Tết, sinh viên tìm việc đông, họ lại càng được đà ép giá,” Hường tâm sự.
Bên cạnh đó, cô sinh viên này còn phải khéo léo từ chối những hợp đồng giá cao nhưng yêu cầu mặc đồng phục ngắn, hở hang, nhiều nguy cơ bị trêu chọc bởi các vị khách khiếm nhã.
Không đòi hỏi nhiều về ngoại hình, nhân viên chạy bàn trong các nhà hàng là công việc được nhiều sinh viên lựa chọn nhất trong dịp cận Tết.
Theo cậu sinh viên Hồ Đức Trung (quê Yên Bái), không khó để tìm được việc chạy bàn trong những ngày này, nhưng công việc khá vất vả.
“Làm phục vụ bàn, lương của mình là 17.500 đồng một giờ. Nhưng những ngày đông khách mình phải làm đến 23 giờ đêm mới được nghỉ,” Trung chia sẻ.
Cũng theo Trung, nhà hàng của cậu có đề nghị nhân viên làm việc tới mồng 5 Tết, hứa hẹn mức lương sẽ tăng 300% và có thêm thưởng, nhưng không mấy người mặn mà.
“Mình chỉ xác định làm đến 28, cùng lắm là 29 âm lịch rồi bắt xe về quê đón Tết cùng gia đình,” Trung nói./.
Theo Phương Anh (Vietnam+)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Hiệu quả từ những hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất
- ·Tạo động lực cho kinh tế tập thể phát triển
- ·Bình Phước: Ấm lòng chuyến xe 0 đồng đưa công nhân về quê ăn tết
- ·Bình Phước: Sôi nổi hoạt động vui tết cho công nhân lao động
- ·Gói hỗ trợ cần nhanh hơn nữa để tạo sức bật cho doanh nghiệp vượt khó
- ·Đặt mục tiêu đưa 125.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2024
- ·100% dân số Việt Nam sẽ sở hữu điện thoại thông minh vào năm 2025
- ·Hiệu quả hòa giải từ cơ sở
- ·Việt Nam hướng đến các mặt hàng thể thao xuất khẩu 'made by Vietnam'
- ·Đồng Xoài: Vận động hiến máu vượt chỉ tiêu
- ·Cùng chung tay, hành động vì môi trường
- ·Chung sức, đồng lòng tạo nên thành tựu mới
- ·Chuyển dịch trên vùng đất mía
- ·Tiệm bánh của những đam mê
- ·TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ lô đồ cổ 100 năm tuổi nhập lậu từ Pháp
- ·Vì sao nước sạch tại Đồng Xoài bị đổi màu, có cặn đen?
- ·Khẳng định vị thế kinh doanh thuỷ sản
- ·Nhân rộng mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn
- ·Cảnh báo nguy hiểm khi dùng thuốc nam điều trị suy thận
- ·Khó khăn kinh tế hợp tác xã