【ket qua sieu cup anh】Chiến sự Ukraine bước sang năm thứ hai: Liệu Mỹ còn tiếp tục viện trợ vũ khí?
Trong chuyến thăm bất ngờ tới Kiev hôm 20/2,ếnsựUkrainebướcsangnămthứhaiLiệuMỹcòntiếptụcviệntrợvũkhíket qua sieu cup anh Tổng thống Joe Biden đã nhấn mạnh sự ủng hộ của Mỹ với Ukraine bằng tuyên bố viện trợ thêm 500 triệu USD vũ khí.
Tuy nhiên, khi xung đột Nga – Ukraine đang bước sang năm thứ hai mà chưa có hồi kết, sự ủng hộ của dư luận Mỹ đối với việc gửi vũ khí cho Ukraine đang giảm dần. Theo một cuộc khảo sát mới của Reuters/Ipsos với hơn 4.000 người dân Mỹ từ ngày 6/2 – 13/2, tỷ lệ ủng hộ Mỹ viện trợ quân sự cho Ukraine đã giảm xuống còn 58%, so với tỷ lệ 73% trong cuộc thăm dò vào tháng 4/2022.
Điều này có thể cản trở Tổng thống Biden thực hiện đầy đủ lời hứa kiên định hỗ trợ cho Ukraine trong cuộc xung đột với Nga.
Đảng Cộng hòa đang bất đồng với Nhà Trắng về việc nâng trần nợ để giới hạn số tiền mà Mỹ có thể vay. Đảng Cộng hòa còn yêu cầu cắt giảm mạnh chi tiêu để kiềm chế thâm hụt vào thời điểm Mỹ đang bơm hàng tỷ USD vào quân sự và viện trợ cho Ukraine. Một số thành viên đảng Cộng hòa còn liên minh với cựu Tổng thống Donald Trump để kêu gọi hạn chế viện trợ cho Ukraine.
Còn hiện tại, các lãnh đạo đảng Cộng hòa tại Quốc hội Mỹ, những người thường phản đối gay gắt ông Biden trong hầu hết các vấn đề, lại đang ủng hộ hoạt động viện trợ quân sự cho Ukraine. Họ thậm chí còn kêu gọi Washington gửi vũ khí mạnh hơn và nhanh hơn. Ông Michael McCaul, thành viên đảng Cộng hòa đang giữ chức Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, mới đây cho biết Washington đang chuyển hướng sang viện trợ các tên lửa tầm xa và chiến đấu cơ cho Ukraine.
Kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022, Quốc hội Mỹ đã phê duyệt từng đợt tài trợ mới cho Kiev mà chính quyền Tổng thống Biden yêu cầu. Tính đến nay, khoản viện trợ và hỗ trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine và các quốc gia đồng minh đã lên tới 113 tỷ USD.
Khi được hỏi về tỷ lệ ủng hộ viện trợ quân sự cho Ukraine trong dư luận Mỹ bị sụt giảm, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng Adrienne Watson không đưa ra câu trả lời trực tiếp, nhưng nhấn mạnh người Mỹ biết những gì đang bị đe dọa, và có thể liên quan đến cuộc chiến giành "tự do và độc lập" của Ukraine.
Còn một quan chức Mỹ giấu tên cho biết chính phủ Mỹ đã nói với chính phủ Ukraine rằng các nguồn lực của Mỹ không phải là vô hạn. Cũng theo ông này, chương trình đàm phán để chấm dứt xung đột giữa Nga – Ukraine không thể diễn ra, bởi cả hai bên đều thiếu sự tin tưởng.
Ông Jeremy Shapiro, người từng làm việc cho Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama, cho hay giới chức Mỹ nhận ra rằng xung đột ở Ukraine có nguy cơ leo thang căng thẳng, và làm xao nhãng các vấn đề khác như sự cạnh tranh của Mỹ với Trung Quốc.
Theo ông Shapiro, khả năng chính quyền Tổng thống Biden đề xuất thỏa hiệp giữa Kiev và Moscow đang bị hạn chế, do Mỹ lo ngại bị xem là yếu thế trước Nga.
Dù các khoản viện trợ cho Ukraine nhận được sự ủng hộ từ lưỡng đảng trong Quốc hội, nhưng một số nghị sĩ đảng Cộng hòa vẫn đặt câu hỏi là tại sao Mỹ lại chi hàng tỷ USD để giúp Ukraine, trong khi người dân trong nước đang phải đối mặt với lạm phát tăng cao và kinh tế khó khăn.
Một cuộc thăm dò toàn cầu của Ipsos vào cuối năm 2022 cho thấy đa số các nước thành viên NATO bao gồm Canada, Anh, Pháp, Hà Lan và Ba Lan vẫn tiếp tục ủng hộ hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Song Hungary và Italia có tỷ lệ phản đối cao hơn là ủng hộ.
Mỹ nói Nga thử tên lửa Sarmat vào khoảng thời gian ông Biden thăm Ukraine
Hai quan chức Mỹ cho hay, Nga tiến hành phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Sarmat vào khoảng thời gian Tổng thống Mỹ Joe Biden tới thăm Ukraine.(责任编辑:La liga)
- ·Thủ Thừa: Lan tỏa phong trào Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi
- ·Để xảy ra điểm ô nhiễm không khí cao nhất Hà Nội, UBND huyện Gia Lâm nói gì?
- ·Chàng nhân viên pha chế rượu vẽ tranh từ mảnh vụn thuỷ tinh
- ·Trung Quốc chạy thử thành công tàu đô thị dùng hydro đầu tiên trên thế giới
- ·Nóng: Khởi tố, bắt tạm giam PGĐ Sở Giáo dục và 4 người khác vụ gian lận điểm thi tại Sơn La
- ·Vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường làm từ bã mía
- ·Công nghệ pin nào giúp xe điện Trung Quốc đi được 2.000 km/lần sạc?
- ·Chỉ số chất lượng không khí là gì?
- ·Duy trì và cải tiến hệ thống quản lý tuân thủ hiệu quả với tiêu chuẩn ISO 37301
- ·Vì sao ngày càng nhiều người đi làm thích 'cất xe riêng, đi xe buýt'?
- ·Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn
- ·Có nên sạc xe điện VinFast khi trời mưa to?
- ·GS Hàn Quốc hiến kế Việt Nam xây dựng cảm biến kiểm soát chất lượng khí thải
- ·Ngành hàng không tạo ra bao nhiêu khí thải CO2?
- ·Hiệu quả từ công tác truyền thông thay đổi hành vi vệ sinh môi trường
- ·Vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường làm từ bã mía
- ·800 gian hàng tham gia Diễn đàn và triển lãm quốc tế thành phố thông minh châu Á
- ·Tảo nở hoa là hiện tượng gì?
- ·Bộ trưởng Tô Lâm: Lưu ý tín dụng đen tiếp tục biến tướng, khó kiểm soát
- ·Tăng cường năng lực thích ứng của Việt Nam với biến đổi khí hậu