【đội hình lorient gặp rc lens】Bỏ quy định doanh nghiệp nợ xấu không được vay vốn trả lương từ gói 26.000 tỷ đồng
Doanh nghiệp khó tiếp cận với vốn vay
Trong số 12 chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) bị ảnh hưởng bởi Covid-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ,ỏquyđịnhdoanhnghiệpnợxấukhôngđượcvayvốntrảlươngtừgóitỷđồđội hình lorient gặp rc lens NSDLĐ được hỗ trợ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0%, không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay để trả lương ngừng việc và vay vốn trả lương phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Theo quy định tại Quyết định 23/2021/QĐ-TTg về việc thực hiện Nghị quyết 68, nguồn vốn để Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho NSDLĐ vay là nguồn vay tái cấp vốn tối đa 7.500 tỷ đồng, không có tài sản bảo đảm, lãi suất 0%/năm từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời hạn giải ngân tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đến hết ngày 31/3/2022 hoặc khi giải ngân hết nguồn tái cấp vốn tùy theo điều kiện nào đến trước.
Đánh giá về tình hình thực hiện chính sách cho vay vốn hỗ trợ NSDLĐ, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, đến khoảng cuối tháng 8, mới giải ngân được 185,5 tỷ đồng để trả lương cho 53.581 lượt NLĐ trên tổng số tiền 7.500 tỷ đồng. Việc thực hiện chính sách này vẫn còn chậm.
Theo Bộ LĐTBXH, một số quy định tại Nghị quyết số 68 và Quyết định 23 vẫn chưa thực sự phù hợp với thực tiễn, nhất là trong chính sách cho vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội. Cụ thể một số vướng mắc, khó khăn như: điều kiện doanh nghiệp không có nợ xấu tại các ngân hàng; hồ sơ cần thông báo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2020.
Điều này khiến nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận với vốn vay. Đại dịch Covid-19 đã “bào mòn” nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, doanh nghiệp còn đang gặp khó khăn do nhiều khoản nợ với ngân hàng và các tổ chức tín dụng đến hạn trả nhưng chưa trả được. Nên điều kiện không có nợ xấu tại ngân hàng để được vay vốn có rất ít doanh nghiệp có thể đạt được.
Về nguyên nhân của tình trạng giải ngân chậm, trong một buổi họp cuối tháng 8 vừa qua, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho biết, các địa phương đang lúng túng. Điều kiện xác nhận về thuế đang là một trở ngại với nhiều địa phương và NSDLĐ.
Do đó, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 68 và Quyết định 23 theo hướng bãi bỏ những điều kiện trên để thúc đẩy nhanh việc hỗ trợ cho các đối tượng.
Bỏ điều kiện "doanh nghiệp không có nợ xấu tại ngân hàng"
Trước những vướng mắc trong thực tiễn thực hiện, Bộ LĐTBXH đang dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết 68 và Quyết định 23 nhằm thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, theo hướng mở rộng đối tượng thụ hưởng, đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục xác nhận, phê duyệt để NSDLĐ và NLĐ được hỗ trợ kịp thời.
Về chính sách cho vay để trả lương ngừng việc, Bộ LĐTBXH đề xuất cắt giảm điều kiện “NSDLĐ không có nợ xấu tại tổ chức tiến dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn để được hưởng chính sách cho vay”.
Cụ thể: NSDLĐ được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất 0% và không phải thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay để trả lương ngừng việc đối với NLĐ đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 15 ngày liên tục trở lên, trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/3/2022. Mức cho vay tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số NLĐ theo thời gian trả lương ngừng việc thực tế tối đa 3 tháng. Thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.
Về chính sách cho vay để trả lương cho NLĐ khi phục hồi sản xuất, kinh doanh, dự thảo sửa đổi của Bộ LĐTBXH đề xuất cắt giảm điều kiện “NSDLĐ khó có nợ xấu tại tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại thời điểm đề nghị vay vốn”. Đồng thời, dự thảo đề nghị bổ sung đối tượng NSDLĐ có địa điểm hoạt động trên các địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg được hỗ trợ vay trả lương phục hồi sản xuất.
Cụ thể: cho vay đối với NSDLĐ phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch Covid-19 hoặc có địa điểm hoạt động trên các địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/3/2022 khi quay trở lại sản xuất kinh doanh.
Bên cạnh đó, NSDLĐ hoạt động trong lĩnh vực vận tải, hàng không, du lịch, dịch vụ lưu trú và đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/3/2022 cũng được vay vốn.
Tương tự như cho vay trả lương ngừng việc, mức cho vay đối với chính sách trả lương phục hồi sản xuất tối đa bằng mức lương tối thiểu vùng đối với số NLĐ đang làm việc theo hợp đồng lao động theo thời gian trả lương thực tế tối đa 3 tháng. Thời hạn vay vốn dưới 12 tháng.
(Bài tuyên truyền thực hiện theo Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
Thảo Miên
(责任编辑:La liga)
- ·Góc nhìn khách quan về vụ việc giáo viên tiếng Anh văng tục, chửi học viên
- ·Toàn tỉnh có 11.990 thành viên tổ hợp tác
- ·Bù Đăng: Thu gần 7 tỷ đồng từ đấu giá quyền sử dụng đất
- ·Nuôi gà thời công nghệ 4.0
- ·Tiêu chuẩn kỹ thuật là 'chìa khóa' giúp DN Việt xuất khẩu nông sản vào thị trường quốc tế
- ·Đắk Ơ ra mắt Hợp tác xã trồng cây ăn trái
- ·Thu ngân sách Nhà nước tháng 10 đạt 95,6 nghìn tỷ đồng
- ·Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh MERS
- ·Standard Chartered: Việt Nam cần 111,1 tỷ USD cho các Mục tiêu Phát triển Bền vững đến năm 2030
- ·Lễ đặt đá xây dựng Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma
- ·Nông sản Việt xuất khẩu bị ảnh hưởng bởi virus corona
- ·Ra mắt Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN
- ·Lãnh đạo huyện Bù Đốp thăm mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ
- ·Điều kiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hằng năm
- ·Doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng xuất khẩu 100 ngàn tấn gạo vào EU theo EVFTA
- ·Tàu ngầm lớp Kilo thứ 5 đã vào vịnh Cam Ranh an toàn
- ·Dân có thể bầu trực tiếp Chủ tịch UBND phường
- ·Điều chỉnh lương và trợ cấp từ 1/1/2015: Đối tượng nào được hưởng?
- ·Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng hiệu quả Hiệp định EVFTA
- ·Nhà nông đua tài