【kết quả gladbach】Chăm con thời hiện đại
Với quan niệm “Trời sinh voi,ămconthờihiệnđạkết quả gladbach sinh cỏ” nên việc mang thai, sinh con của ông bà xưa đều phó mặc cho tự nhiên, cứ thế đợi đến ngày khai hoa nở nhụy. Nhưng chuyện sinh con thời nay đã tiến bộ hơn nhiều, những đứa trẻ sinh ra được chăm lo từ lúc chưa tượng hình.
Mầm xuân
Mùa xuân năm nay, gia đình anh Nguyễn Tôn Văn Học và chị Châu Tuyết Phụng, ở phường I, thành phố Vị Thanh, có thêm niềm vui mới. Vừa bước vào nhà, chúng tôi đã nghe tiếng cười giòn giã của con nít. Chị Tuyết Phụng ôm bé Nguyễn Gia Văn, 5 tháng tuổi, trong vòng tay, cười hạnh phúc. Bé Gia Văn là đứa con đầu lòng của vợ chồng chị. Hai vợ chồng và ông bà ở nhà hay gọi bé là “cục vàng”. Có lẽ, mỗi người trong chúng ta, những ai đã làm cha, làm mẹ đều hiểu được niềm vui ấy.
Cô giáo hướng dẫn Huyền Trân học tập trên lớp.
“Những đứa trẻ sinh ra đều là mùa xuân của cha mẹ”, chị Tuyết Phụng bảo như thế. Ghé mắt nhìn cậu con trai bụ bẫm trên tay, chị kể, hồi mang thai, chị đi khám định kỳ thường xuyên để kiểm tra xem bé phát triển có tốt không. Nghe mấy cô cộng tác viên dân số phường tư vấn sàng lọc để phát hiện bệnh cho con, chị cũng đồng tình. Thấy vậy, chị đi siêu âm đo độ mờ da gáy lúc thai được khoảng 12 tuần. Sau khi sinh cháu, chị đồng ý thực hiện lấy máu gót chân để sàng lọc sơ sinh. Trước khi kết hôn, anh, chị cũng đã khám sức khỏe tiền hôn nhân nhằm phòng bệnh di truyền cho con cái. Kết quả, vợ chồng vững tin con mình khỏe mạnh.
Gia đình có suy nghĩ tiến bộ như anh Học, chị Phụng bây giờ không thiếu ở phường I. Chị Võ Thảo Sương, ở khu vực 2, cũng đã thực hiện các dịch vụ này. Chị Thảo Sương tâm sự: “Đi khám tiền hôn nhân thì sợ mình phát hiện bệnh, còn sàng lọc trước sinh, sơ sinh cũng rất tâm trạng lo con bị bệnh. Nhưng suy đi, tính lại, nếu phát hiện bệnh có thể dự phòng và điều trị kịp thời, còn bào thai có dị tật gì thì mình biết mà tránh. Sinh con ra không khỏe mạnh thì tội cho các bé mà gia đình cũng chật vật chuyện trông nom”. Con của chị Thảo Sương đã được 9 tháng tuổi. Bé trông kháu khỉnh, rất hay cười. Đối với gia đình chị, mùa xuân năm nay có nhiều ý nghĩa và khó quên vì nó đánh dấu gia đình có thêm thành viên mới.
Chị Tuyết Phụng vui đùa với bé Gia Văn.
Bà Lê Thị Kiều Oanh, cán bộ dân số - kế hoạch hóa gia đình phường I, nhớ lại: “Cái thời tụi tui, mấy dịch vụ này không có. Biết mình mang thai thì cứ để vậy đợi khi nào đau bụng thì sinh con. Chẳng được kiểm tra dị tật hay bệnh như bây giờ. Nghĩ lại thấy điều kiện chăm sóc sức khỏe sinh sản hiện đại quá rồi. Có lẽ nhờ vậy mà tôi thấy những đứa trẻ sinh ra bị hội chứng Down giờ rất ít. Hầu hết thai phụ đều quan tâm khám thai định kỳ. Khi sinh con thì chọn nơi có dịch vụ tốt”. Tuy nhiên, để các gia đình trẻ có được kiến thức về sinh con, chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh cho con, không thể quên đi cái công vận động của cán bộ, cộng tác viên dân số như bà Oanh. Những người ngày ngày lặn lội đến từng nhà, gặp từng đối tượng để giải thích, khuyên nhủ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các anh, chị tiếp cận với dịch vụ mới.
Không chỉ dừng lại ở sự quan tâm để có những đứa con khỏe mạnh, mà ngày nay, bậc làm cha, làm mẹ còn đặt lên hàng đầu việc học hành của con cái. Cầm trên tay mấy chục tờ giấy khen và chứng chỉ ngoại ngữ của con, chị Trần Thị Diễm Trang, ở phường Bình Thạnh, thị xã Long Mỹ, bảo đây là thành tích học tập của hai cô con gái và cũng là sự nỗ lực, công sức của vợ chồng chị. Hai cô con gái của chị có cái tên rất đẹp Trương Huyền Hân (học lớp 7, Trường THCS thị trấn Long Mỹ) và Trương Huyền Trân (học lớp 1, Trường Tiểu học Lê Văn Tám), cả hai em đều là học sinh giỏi có tiếng ở trường. Huyền Hân 6 năm học trước luôn đạt thành tích học sinh giỏi, tham gia các kỳ thi học sinh giỏi văn hay chữ tốt, tiếng Anh qua internet, giải toán qua internet, hội thi tin học trẻ, đều có thành tích cao. Huyền Trân chỉ học lớp 1 nhưng đã có khả năng giải Anh văn lớp 3 nên được “đặc cách” tham gia tuyển chọn vào đội tuyển dự thi tiếng Anh qua internet khối lớp 3 của trường.
Anh Trương Văn Hiền, cha của hai cô học trò giỏi, chia sẻ: “Vợ chồng tôi tạo mọi điều kiện để các con có thể học tập tốt. Ngay từ lúc 5 tuổi, bé Huyền Trân đã được học Anh văn tại các trung tâm. Còn Huyền Hân trước đó được học Anh văn lúc 6 tuổi. Tôi rất hãnh diện vì hai con đều có thành tích cao trong học tập, nhất là môn Anh văn”. Với kết quả học tập của hai con là những bông hoa tươi thắm mang đến những mùa xuân vui cho gia đình.
Vì mục tiêu chất lượng
Gần 4 năm triển khai các mô hình nâng cao chất lượng dân số không phải là khoảng thời gian dài để thay đổi nhận thức của cả cộng đồng, nhưng với sự nỗ lực hết mình, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền qua nhiều hình thức trực tiếp, gián tiếp, nhận thức xã hội, nhất là thế hệ trẻ đã tiến bộ hơn trong sinh con, chăm sóc và nuôi dạy. Tỷ lệ thực hiện các mô hình khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh đã tăng so với trước.
Thực tế cho thấy thời gian sẽ tạo điều kiện cho mô hình phát triển. Ví như, trước đây mô hình khám sức khỏe tiền hôn nhân khi thực hiện cũng gặp không ít trở ngại, vì đối tượng lo sợ khám phát hiện bệnh sẽ ảnh hưởng đến quyết định kết hôn. Nhưng sau hơn 10 năm tuyên truyền thì đối tượng đã chấp nhận vì thấy được lợi ích lâu dài trong phòng bệnh lây truyền qua đường tình dục và phòng bệnh cho con cái. Những năm gần đây, các địa phương đều thực hiện vượt rất cao chỉ tiêu đề ra. Riêng năm 2015, tỷ lệ cả tỉnh vượt trên 500% chỉ tiêu kế hoạch. Điều này cho thấy đã có sự chuyển biến rõ nét trong nhận thức xã hội.
Qua gần 4 năm tuyên truyền, một bộ phận thế hệ trẻ đã từng bước ý thức được sự cần thiết thực hiện các kỹ thuật tầm soát dị tật, bệnh ở bào thai và trẻ sơ sinh. Bà Nguyễn Thị Thanh Liên, Giám đốc Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình thành phố Vị Thanh, cho biết: “Chúng ta đã có tiền đề khá thuận lợi để phát triển mô hình này. Câu lạc bộ khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh, sơ sinh được thành lập ở các địa bàn. Cán bộ phụ trách thực hiện các dịch vụ này đã được đào tạo cơ bản đáp ứng yêu cầu đề ra. Thiết bị máy siêu âm cũng được cấp về địa phương. Bên cạnh đó, mạng lưới cộng tác viên dân số thường xuyên quan tâm truyền thông, vận động. Trình độ dân trí ngày càng tiến bộ”. Các mô hình đã chuyển dần từ chế độ “bao cấp” sang xã hội hóa.
Đó cũng là định hướng của ngành dân số - kế hoạch hóa gia đình tỉnh, trong những năm tiếp theo. Bà Trần Thị Lài, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh, khẳng định: “Nhu cầu xã hội hóa là rất cần thiết, trong khi nguồn miễn phí ngày càng hạn hẹp. Chẳng hạn như mô hình sàng lọc sơ sinh, hàng năm chúng tôi đều rất thụ động với kế hoạch cấp mẫu giấy thấm của Trung ương. Điều này làm gián đoạn hoạt động tuyên truyền, vận động, thực hiện ở cơ sở. Năm 2015, chúng tôi đã mạnh dạn tham mưu với lãnh đạo tỉnh cho phép triển khai xã hội hóa ở các bệnh viện trên địa bàn tỉnh. Đơn vị Trung tâm Y tế thị xã Ngã Bảy đang thực hiện rất tốt việc này”. Việc sàng lọc sơ sinh có ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc. Tuy nhiên, mỗi năm nguồn miễn phí chỉ khoảng 1.000 mẫu giấy thấm lấy máu gót chân, trong khi đó tỉnh lại có trên 10.000 trẻ sinh ra. Nếu không xã hội hóa thì 9.000 trẻ sơ sinh còn lại không được tầm soát bệnh. Sàng lọc phát hiện được bệnh sớm sẽ giúp các cháu phòng ngừa, điều trị sớm những vấn đề về sức khỏe.
Hậu Giang là địa phương có mức sinh thay thế tương đối ổn định, nên bên cạnh duy trì công tác kế hoạch hóa gia đình thì xu hướng nâng cao chất lượng dân số đang dần chiếm ưu thế. Quan niệm “Trời sinh voi, sinh cỏ” đã lỗi thời. Thế hệ gia đình trẻ ngày nay đã có những suy nghĩ tiến bộ về sinh đẻ và nuôi dạy con cái. Họ đã biết lo sức khỏe, tương lai cho con từ hành động khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh để con mình sinh ra khỏe mạnh và tiếp tục chăm chút cho chúng chuyện học hành để có tương lai.
Đẩy mạnh các mô hình này không chỉ giảm đi gánh nặng bệnh tật cho trẻ, gánh nặng kinh tế cho gia đình mà góp phần nâng cao chất lượng giống nòi, chất lượng dân số tương lai.
Khám sức khỏe tiền hôn nhân nhằm mục đích phòng các bệnh lây qua đường tình dục, bệnh di truyền, phát hiện các bất thường ở cơ quan sinh sản để kịp thời chữa trị. Sàng lọc trước sinh để tầm soát dị tật ở bào thai, trong đó có tầm soát trẻ mắc hội chứng Down. Sàng lọc sơ sinh để phát hiện 3 bệnh thiếu men G6PD (thiếu men này trẻ hay bị tán huyết, suy thận dẫn đến tử vong). Phát hiện thiếu men G6PD nhằm để phòng ngừa xảy ra tình trạng tán huyết ở trẻ khi dùng thuốc. Qua 4 năm triển khai, trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 7.000 trẻ được sàng lọc sơ sinh, trong đó có trên 100 trẻ mắc bệnh thiếu men G6PD, không có trẻ mắc hai bệnh còn lại là suy giáp bẩm sinh và tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh. |
Bài, ảnh: HỒNG DIỄM
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Đơn vị sự nghiệp có được sử dụng chung tài sản công?
- ·Soi kèo phạt góc MU vs Nottingham, 21h00 ngày 26/8
- ·Soi kèo phạt góc nữ Morocco vs nữ Colombia, 17h ngày 3/8
- ·Soi kèo phạt góc Mallorca vs Villarreal, 00h30 ngày 19/8
- ·Tri Tôn bừng sáng với sắc màu marathon 2025
- ·Soi kèo phạt góc nữ Úc vs nữ Anh, 17h00 ngày 16/8
- ·Soi kèo phạt góc nữ Morocco vs nữ Colombia, 17h ngày 3/8
- ·Soi kèo phạt góc Burnley vs Man City, 2h00 ngày 12/8
- ·Nữ giáo viên mất gần 100 triệu đồng vì dính bẫy lừa trúng thưởng
- ·Soi kèo góc Liverpool vs Bournemouth, 21h ngày 19/8
- ·Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- ·Soi kèo góc Crystal Palace vs Arsenal, 2h00 ngày 22/8
- ·Soi kèo phạt góc Kazakhstan vs Bắc Ireland, 20h00 ngày 10/9
- ·Soi kèo phạt góc Việt Nam vs Palestine, 19h30 ngày 11/9
- ·Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
- ·Soi kèo phạt góc KTP Kotka vs Inter Turku, 22h ngày 7/8
- ·Soi kèo phạt góc Newcastle vs Liverpool, 22h30 ngày 27/8
- ·Soi kèo góc Fulham vs Brentford, 21h ngày 19/8
- ·Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
- ·Soi kèo góc Liverpool vs Bournemouth, 21h ngày 19/8