【bảng xếp hạng giải u23 châu á】Khát vọng và khát vốn
(CMO) Thanh niên là lứa tuổi có nhiều khát vọng, mơ ước. Ở độ tuổi dám nghĩ dám làm, đa phần thanh niên nông thôn lại bị kiềm hãm ý tưởng bởi thiếu vốn hoặc phá sản vì thiếu kinh nghiệm sản xuất.
Bí thư Xã đoàn Hoà Tân, TP Cà Mau Phạm Vũ Linh cho hay, những mô hình khởi nghiệp của thanh niên trong những năm gần đây đều thất bại. Bởi với nguồn vốn được hỗ trợ bao gồm có quỹ tương trợ của Thành đoàn, nguồn vốn vay từ Ngân hàng CSXH với lãi suất thấp hoặc không lãi suất chỉ tạo động lực cho thanh niên dám thực hiện mô hình kinh tế ở thời gian đầu khởi nghiệp. Nhưng do nguồn vốn không nhiều mà thanh niên ở độ tuổi từ 16-30 lại thiếu kinh nghiệm trong sản xuất. Thế nên, bước đầu thất bại xem như là phá sản cả lý tưởng đến kinh tế, bởi cơ hội tái vốn dường như là không thể. Bởi lẽ không phải ai cũng đủ bản lĩnh để vượt qua những thử thách ban đầu trên con đường lập nghiệp".
Anh Phạm Vũ Linh, Bí thư Xã đoàn Hoà Tân cần sự hỗ trợ về vốn để tái sản xuất mô hình nuôi sò huyết. Ảnh nhân vật cung cấp |
Anh Phạm Vũ Linh cho hay, chính bản thân anh cũng phải tạm gác lại khát vọng lập nghiệp của mình ngay sau những thất bại đầu tiên từ mô hình nuôi sò huyết.
Thực tế, đa phần thanh niên sau khi nhận được nguồn vốn đều chăm chỉ, siêng năng, cần cù lao động, tăng gia sản xuất nhưng họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Khó khăn đầu tiên cũng chính là vốn. Phần vốn vay được chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu của thanh niên, hơn nữa, họ không thể vực dậy nếu trong quá trình chăn nuôi, sản xuất gặp khó khăn, dịch bệnh, mất mùa...
Về phía gia đình, thanh niên mới khởi nghiệp rất khó động viên, thuyết phục để gia đình giao đất, hỗ trợ nguồn vốn... Chính vì vậy, thanh niên nông thôn hiện nay đa phần mang tư tưởng thích đi làm ăn xa, vừa tránh được những rủi ro gặp phải, vừa có đươc thu nhập ổn định.
Khởi nghiệp ở nông thôn cứ tưởng là dễ nhưng không hề dễ. Ở nông thôn, hầu hết đều dựa vào phát triển kinh tế nông nghiệp, nhưng là làm chung với gia đình, hoặc được gia đình hỗ trợ, tuy nhiên, số đó không nhiều. Bởi thế, nhắc đến khởi nghiệp, đa phần thanh niên mang tâm lý e dè, sợ thất bại.
Bí thư Xã đoàn Hoà Tân, TP Cà Mau Phạm Vũ Linh thông tin thêm: “Nhiều thanh niên có ý tưởng rất tốt, mới mẻ, nhưng khi bắt tay vào thực hiện mô hình thì hiệu quả không cao hoặc bước đầu thất bại. Nguyên nhân chính là do họ thiếu kiến thức, kinh nghiệm sản xuất và sự am hiểu về thị trường tiêu thụ cũng như quy luật của thị trường trong quá trình phát triển các mô hình. Cụ thể như mấy năm gần đây, mô hình nuôi rắn ri tượng, cá kèo, sò huyết của thanh niên xã Hoà Tân đều “phá sản”. Hầu hết hết vốn bỏ cuộc, thoái lui và rời địa phương để làm ăn xa”.
Ngán ngẫm câu chuyện khởi nghiệp ở địa phương, anh em Nguyễn Tiểu Long và Nguyễn Tiểu Phụng (ấp Bùng Binh 2, xã Hoà Tân) đều quyết định đi làm ăn xa. Anh Nguyễn Tiểu Long bộc bạch: “Gia đình tôi làm nghề nuôi trồng thuỷ sản. Thời gian đầu, hai anh em khởi nghiệp với mô hình nuôi tôm trải bạc nhưng không hiệu quả. Lo lắng vì nguồn vốn gia đình hỗ trợ cho thực hiện mô hình không hề nhỏ nên cả hai anh em ngại gây dựng lại mô hình. Thế nên chúng tôi quyết định đi làm ăn xa. Tính hết khoản chi, mỗi tháng chúng tôi gửi về gia đình khoản 10 triệu đồng để bù lại số tiền đã khởi nghiệp thất bại trước đó".
Ðã có nhiều diễn đàn đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo tỉnh với thanh niên, giữa doanh nghiệp với thanh niên và câu chuyện khởi nghiệp luôn là tâm điểm, thu hút sự quan tâm của đoàn viên, thanh niên. Bí thư Xã đoàn Hoà Tân Phạm Vũ Linh đề xuất: "Ðể tạo cơ hội cho thanh niên khởi nghiệp, cần quy hoạch, mở lớp dạy nghề theo vùng phù hợp với nhu cầu thực tế ở địa phương. Ví dụ như xã Hoà Tân, xã Hoà Thành, xã Ðịnh Bình vùng nước mặn, tôi thiết nghĩ nên mở lớp dạy nghề nuôi, trồng phù hợp với địa hình nước mặn, gắn với dự báo thị trường đầu ra sản phẩm. Trên hết, hỗ trợ nguồn vốn, kỹ thuật sản xuất cho thanh niên trong khoảng thời gian đầu khởi nghiệp"./.
Linh Trầm
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Khu đô thị Tân Tây Đô: Hàng loạt sai phạm về PCCC, chủ đầu tư 'chây ì' không khắc phục
- ·Phát triển kinh tế
- ·Người dân sản xuất trong trạng thái bình thường mới
- ·Đồng bằng sông Cửu Long: Khởi sắc xuất khẩu thủy sản
- ·TP.HCM: Đề xuất tăng thu phí dừng đỗ xe ô tô trên lòng đường
- ·Giá tăng, người trồng chanh không hạt có lợi nhuận khá
- ·Chi phí xuống giống vụ mía mới tăng gần 1 triệu đồng/công
- ·10 doanh nghiệp được giải ngân vốn vay trả lương cho người lao động
- ·Hà Nội 'điểm mặt' cơ quan, chung cư, khách sạn vi phạm phòng cháy
- ·Ổn định kinh tế với mô hình sầu riêng
- ·Bám theo đoàn đua xe đêm World Cup, cô gái 16 tuổi tử vong
- ·Khát vọng vươn lên để Long Mỹ trở thành huyện phát triển nhanh, bền vững
- ·Còn khoảng 102.000 tấn trái cây phải tiêu thụ từ nay đến cuối năm
- ·Nỗ lực phục hồi phát triển kinh tế
- ·Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chỉ ra 3 nền tảng, 3 chính sách phát triển thời 4.0
- ·Trồng vú sữa hoàng kim cho thu nhập cao
- ·Tăng cường giải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm
- ·Xuống giống hơn 7.500ha lúa Hè thu
- ·Khí khiến công nhân Yazaki bị ngất là chất độc gây ung thư
- ·Thu mua hỗ trợ người dân được hơn 233 tấn nông sản