【du đoan bong da】“Bỏ qua” hóa đơn, khách hàng vô tình tiếp tay doanh nghiệp trốn thuế
Người bán không cấp, người mua không đòi
Quay vòng hóa đơn trốn thuế Luật sư Nguyễn Hưng cho biết: “Những tờ hóa đơn đỏ không được xuất sẽ được bán khống cho những đơn vị có nhu cầu và đem về thêm món lợi cho người bán hàng, thường là 5% trên tổng giá trị xuất hóa đơn. Đồng thời, đáp ứng cho những DN kê khai được chi phí đầu vào mà thực tế không mua nguyên liệu đầu vào, số thuế trốn được là không nhỏ. Việc mua bán, sử dụng trái phép hóa đơn giá trị gia tăng chủ yếu là dùng hóa đơn thật để lập hồ sơ, xuất khẩu hàng hóa khống, hợp thức hóa đầu vào, tăng chi phí, giảm thu nhập chịu thuế, hợp thức hóa hàng nhập lậu... nhằm gian lận, trốn thuế. Đối tượng mua bán hóa đơn trái phép còn nhằm chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước bằng cách sử dụng các hóa đơn, chứng từ viết khống để xin hoàn thuế. Hành vi “không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán” được liệt kê là một trong các hành vi trốn thuế theo quy tại Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC về xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Theo đó, tổ chức có hành vi trốn thuế, gian lận thuế sẽ bị phạt từ 1 - 3 lần số tiền trốn thuế”. |
Về phía người mua hàng, khi được hỏi không ít khách hàng không biết rằng số tiền mình phải trả đã bao gồm thuế Giá trị gia tăng, hoặc dù có biết nhưng không nghĩ đến việc yêu cầu hoá đơn đỏ do không có nhu cầu hoặc ngại mất thời gian do những yêu cầu phiền phức từ phía cơ sở kinh doanh. Theo lời kể của một khách hàng tại hệ thống nhà hàng lẩu nướng lớn trên địa bàn Hà Nội, khi thấy hoá đơn tính tiền của mình đã bao gồm 10% tiền thuế Giá trị gia tăng nhưng nhân viên nhà hàng không hề cung cấp hoá đơn đỏ, vị này đã một mực yêu cầu phía nhà hàng cung cấp ngay hoá đơn. Tuy nhiên, đại diện nhà hàng đưa ra nhiều lý do khác nhau để giải thích cho việc không cấp hoá đơn ngay lập tức, đồng thời yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin để chuyển đến sau. Chỉ khi vị khách này tỏ ra am hiểu về quy định, đồng thời thông báo sẽ gọi cho cơ quan chức năng để thanh tra, xử lý thì phía nhà hàng mới chịu xuất hoá đơn đỏ.
Đây là một trong khá nhiều trường hợp biết được nghĩa vụ của nhà hàng phải cung cấp hoá đơn đỏ khi đã tính giá bao gồm cả thuế Giá trị gia tăng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn không ít cơ sở kinh doanh chủ động không tính loại thuế này vào giá dịch vụ, khi khách hàng yêu cầu hoá đơn mới đòi thêm 10% tiền thuế. Việc tác động trực tiếp tới “túi tiền” của khách hàng như vậy khiến nhiều vị khách không có nhu cầu, và cũng chẳng dại gì mất thời gian, mất tiền bạc cho một tờ hoá đơn.
Vi phạm Luật
Theo Luật sư Nguyễn Hưng, đại diện Văn phòng Luật sư Ánh Sáng, pháp luật đã quy định rõ, tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ khi được bán ra thị trường đều phải xuất hóa đơn thuế Giá trị gia tăng cho khách hàng, tùy từng mặt hàng mà có các mức cụ thể từ 0-10%. Khi bán hàng, dịch vụ có giá từ 200.000 đồng trở lên, người bán phải chủ động xuất hóa đơn cho khách hàng. Với những hàng hóa, dịch vụ có giá từ 200.000 đồng trở xuống, nếu khách hàng không yêu cầu, người kinh doanh có thể ghi sổ và cuối ngày tổng hợp lại xuất vào một hóa đơn chung để đảm bảo kê khai đúng doanh thu bán ra trong ngày.
Hiện nay có một số DN thường yêu cầu người mua hàng cấp mã số thuế thì họ mới xuất hoá đơn. Điều này gây khó khăn cho người mua hàng. Tuy nhiên, Luật sư Nguyễn Hưng cho biết, tại điểm 3 mục II phần A Thông tư 120/2002/TT-BTC ngày 30-12-2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc in, phát hành, quản lý và sử dụng hoá đơn quy định: Nội dung hoá đơn phải có đủ các chỉ tiêu sau đây thì mới có giá trị pháp lý: Họ, tên; địa chỉ; mã số thuế (nếu có), tài khoản thanh toán (nếu có) của người mua và người bán; tên hàng hoá dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, tiền hàng; thuế suất, tiền thuế Giá trị gia tăng; tổng số tiền thanh toán; chữ ký người bán, người mua hàng. Như thế mã số thuế không phải là yếu tố bắt buộc trên hoá đơn Giá trị gia tăng. Trong trường hợp, người mua không lấy hoá đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ… thì đơn vị cung ứng vẫn phải lập hoá đơn và ghi rõ "người mua không lấy hoá đơn" và để lại cuống hoá đơn để cơ quan chức năng kiểm tra.
“Luật quy định rõ ràng như vậy tuy nhiên không phải ai cũng biết để thực hiện. Cũng chính việc không lấy hoá đơn của khách hàng cũng vô tình tiếp tay cho tình trạng trốn thuế, các DN, đơn vị, hộ kinh doanh sẽ kê khai không đúng số thu nhập thực tế nhằm giảm số thuế phải nộp cho Nhà nước. Ngành thuế nên tuyên truyền cho người dân và DN biết điều này để thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ của mình”, ông Nguyễn Hưng cho hay.
Giải pháp ngăn chặn?
Việc chống thất thu thuế nói chung và thất thu trong lĩnh vực dịch vụ, kinh doanh ăn uống khá khó khăn, phức tạp. Chủ trương "bán hàng phải cấp hoá đơn, mua hàng phải nhận hoá đơn" không được người bán và người mua hàng thực hiện nghiêm túc. Trong khi đó, tâm lý chung của người nộp thuế luôn muốn tối ưu hoá lợi nhuận và tất nhiên, với họ càng đóng ít thuế thì càng tốt.
Đại diện Tổng cục Thuế cho biết, việc ngăn chặn hành vi gian lận hoá đơn Giá trị gia tăng của các DN kinh doanh ăn uống dịch vụ gặp nhiều khó khăn do cơ quan Thuế muốn kiểm tra phải thông báo cho DN biết trước 3 ngày trong khi mức xử phạt lại thấp. Khi phát hiện DN bán hàng không xuất hoá đơn kịp thời, nếu phạt cũng chỉ 10 triệu đồng, còn nếu không xuất hoá đơn thì có thể bị phạt về hành vi trốn thuế nhưng mức phạt chỉ bằng gấp 3 lần số tiền thuế trên số hàng bán không xuất hoá đơn. Như vậy, số tiền phạt chưa “thấm” vào đâu với số tiền DN hưởng lợi từ việc không xuất hoá đơn và biện pháp xử phạt chưa đủ mạnh để răn đe.
Đại diện Tổng cục Thuế cũng cho biết thêm, ngành Thuế thời gian qua đã nỗ lực lớn trong việc chống thất thu thuế từ hộ kinh doanh, dịch vụ. Tuy nhiên, hiện nay cả nước có hàng triệu cửa hàng, quán ăn trong khi lực lượng thanh tra thuế lại khá “mỏng”, khó có thể rà soát hết. Thực tế, ngành Thuế cũng đã nghiên cứu những giải pháp giải quyết “tận ngọn” bằng việc kiểm soát, sử dụng máy tính tiền tại các hộ kinh doanh và kết nối máy này tới cơ quan Thuế. Đây là giải pháp đang được nhiều nước trên thế giới sử dụng. Tuy nhiên, để giải pháp đi vào thực tế vẫn phải cần thêm thời gian để tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Cũng theo đại diện Tổng cục Thuế, để hạn chế tình trạng thất thu thuế trong lĩnh vực nhà hàng, kinh doanh dịch vụ ăn uống cũng như bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, người dân nên lấy hoá đơn khi mua hàng hoá dịch vụ để không tiếp tay cho việc trốn thuế; đồng thời nhận hoá đơn cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng có thể bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong trường hợp phát sinh vướng mắc… Bên cạnh đó, người nộp thuế cũng cần nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật về thuế.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Chính sách tín dụng xanh mang lại cơ hội phát triển bền vững
- ·Kiểm soát đặc biệt cơ sở nguy cơ gây ô nhiễm cao
- ·Gần 1.500 du khách đến Yên Tử trong ngày đầu năm 2018
- ·Phát hiện tiếng động lạ trên mái nhà, cô gái nhìn lên thấy cảnh khó tin
- ·Thuốc lá điện tử 'trong tầm tay trẻ em'
- ·Mục tiêu Chiến lược quốc gia về phòng chống tác hại của thuốc lá đến năm 2030
- ·Đồng hồ Bvlgari Octo Finissimo
- ·Nghệ An: Bắt giữ xử lý vụ buôn lậu 55 kg pháo
- ·Long An triển khai kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2022
- ·5 cách làm món chay ngon, đơn giản tại nhà
- ·Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh
- ·Người phụ nữ bị chồng xích vào cây bỏ trong rừng nhiều ngày
- ·Cổ phiếu bất động sản bị bán tháo
- ·Chỉ nên cân nhắc tăng tuổi nghỉ hưu ở một số nhóm ngành
- ·Dấu mốc khởi đầu cho một câu chuyện lớn hơn
- ·Trước ngày cưới, chú rể phát hiện sự thật bất ngờ về tuổi của cô dâu
- ·Điều chỉnh mức thu phí qua trạm Mỹ Lộc
- ·Quảng Ninh sẵn sàng cho Năm Du lịch quốc gia 2018
- ·Vẫn có dấu hiệu tiếp tay cho buôn lậu, sản xuất hàng giả
- ·Đà Nẵng kịp thời dập tắt đám cháy tại bệnh viện Hoàn Mỹ