【nhận định asroma】Những cách làm phù hợp trong phổ biến pháp luật
Pháp luật vốn khô khan,ữngcchlmphhợptrongphổbiếnphpluậnhận định asroma khó tuyên truyền cho dễ hiểu và nhớ lâu. Để người dân chịu lắng nghe, hiểu và làm theo, thời gian qua, Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) huyện Châu Thành A luôn có những cách làm mới để thu hút người dân tham gia tìm hiểu.
Tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông trong trường học theo hình thức hái hoa dân chủ ở huyện Châu Thành A.
Tổ chức tuyên truyền PBGDPL thường một số đơn vị gặp khó trong việc mời bà con đến tham dự. Trong khi đó, các buổi hội thảo của một số công ty luôn thu hút nhiều người. Qua tìm hiểu kỹ, các công ty ấy luôn thưởng quà cho người dân khi trả lời đúng về các sản phẩm của họ. Điều này đặt ra cho Hội đồng Phối hợp PBGDPL huyện phải thay đổi cách tuyên truyền. Ông Nguyễn Văn Đáp, Trưởng phòng Tư pháp, kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp PBGDPL huyện Châu Thành A, cho biết: “Xuất phát từ thực tế này và trên cơ sở sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm, đánh giá hiệu quả các hình thức PBGDPL, hình thức nào thu hút người dân thì tôi nhân rộng, bổ sung cho phù hợp hơn”.
Hội đồng Phối hợp PBGDPL huyện nhận thấy, các cuộc thi, hội thi có thưởng luôn thu hút người dân tham gia nhiệt tình nên đã nhân rộng hình thức tuyên truyền này.
Năm qua, huyện Châu Thành A là đơn vị tổ chức các hội thi, cuộc thi tìm hiểu pháp luật nhiều nhất tỉnh. Cụ thể, Phòng Tư pháp huyện đã phối hợp với các ngành liên quan tổ chức 3 hội thi cấp huyện, tiêu biểu như Hội thi tìm hiểu pháp luật về phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thu hút khoảng 240 lượt người tham dự và Ban tổ chức đã phát thưởng gần 16 triệu đồng. Ngoài ra, Phòng Tư pháp huyện còn phối hợp với các xã, thị trấn tổ chức 28 cuộc thi tìm hiểu pháp luật, thu hút hơn 1.460 lượt người dự. Qua đó, góp phần đáng kể trong việc tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thủy nội địa và các nghị định xử phạt vi phạm hành chính liên quan…
Xã Thạnh Xuân là đơn vị được xếp nhì huyện trong công tác tư pháp - hộ tịch năm 2016. Năm qua, xã đã tổ chức được 6 cuộc thi liên quan đến tìm hiểu pháp luật với hình thức, nội dung hấp dẫn, góp phần truyền tải kịp thời pháp luật đến với người dân. Anh Phạm Nhật Hồng, Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Xuân, cho biết: “Thi tìm hiểu pháp luật có nội dung rất khô khan. Để phát động trong đoàn viên, hội viên, người dân tham gia thì phải tổ chức theo hình thức hái hoa dân chủ, đặt câu hỏi, ai trả lời đúng thì có quà, vậy họ mới hứng khởi tham gia. Khi trả lời không đúng thì mình hướng dẫn, từ đó họ sẽ nhớ sâu hơn về nội dung đó”.
Anh Nguyễn Thanh Bình, ở xã Thạnh Xuân, theo dõi nhiều hội thi tìm hiểu pháp luật ở xã, cho biết: “Qua các hội thi, người dân có điều kiện hiểu thêm pháp luật. Từ đó, hiểu được khi giải quyết những vụ việc phải theo trình tự như thế nào; muốn thưa kiện gì đó cũng phải từng bước, ấp hòa giải xong, không thành mới lên xã, không thành nữa mới lên huyện, chứ không vượt cấp…”.
Thị trấn Rạch Gòi, đơn vị được xếp nhất huyện trong công tác tư pháp - hộ tịch năm 2016 cũng tổ chức nhiều hội thi, cuộc thi tìm hiểu pháp luật hiệu quả. Anh Nguyễn Văn Phương, ở ấp Láng Hầm A, từng là thí sinh dự thi tìm hiểu pháp luật do thị trấn tổ chức, cho biết: “Bây giờ “nóng” nhất là các trường hợp vi phạm quy định về an toàn giao thông. Tham gia hội thi tôi đã tìm hiểu sâu hơn pháp luật về lĩnh vực này, những tình huống dẫn đến tai nạn giao thông. Qua đó, rút kinh nghiệm cho mình để truyền đạt đến bà con trong xóm, ấp tham gia giao thông thêm an toàn”.
Được biết, thế mạnh trong tuyên truyền PBGDPL ở huyện là tổ chức các cuộc thi, hội thi theo hình thức hái hoa dân chủ. Bên cạnh đó, tất cả các xã, thị trấn và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện đều tổ chức sinh hoạt ngày pháp luật (lồng ghép trong các cuộc họp, hội nghị, tập huấn, tọa đàm, sinh hoạt dưới cờ…). Đặc biệt, năm qua huyện tổ chức trợ giúp pháp lý 10 cuộc ở 10 xã, thị trấn, thu hút trên 500 lượt người tham dự. Thông qua trợ giúp pháp lý đã giúp người dân hiểu được các luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ của mình, nhất là hộ nghèo không có điều kiện đến các cơ quan pháp luật hay thuê luật sư thực hiện. Các hình thức PBGDPL như thông qua hòa giải ở cơ sở, xét xử lưu động, các câu lạc bộ pháp luật,… cũng được huyện thực hiện hiệu quả, luôn được làm mới về cách thể hiện, sinh động, thiết thực.
Ông Nguyễn Văn Đáp cho biết thêm: “Qua công tác tuyên truyền PBGDPL với những mô hình, cách làm mới đã nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân; đảm bảo tốt tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, hạn chế một số người dân vi phạm pháp luật; củng cố tinh thần đoàn kết trong nhân dân. Qua đó, góp phần xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng nông thôn mới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của huyện nhà ngày càng tốt hơn”.
Nhờ có những cách làm mới mà năm qua huyện Châu Thành A đạt và vượt 5 chỉ tiêu của công tác tuyên truyền PBGDPL. Phòng Tư pháp huyện được Sở Tư pháp tỉnh xếp hạng nhất, đây là năm thứ 4 liên tiếp Châu Thành A về nhất.
Bài, ảnh: KIM VIẾNG
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Xin cứu đứa con M Nông mắc bệnh hiểm nghèo
- ·Thanh tra giao thông có quyền dừng xe vi phạm không?
- ·Tin tiêu cực còn miên man quá
- ·Nam nữ chưa kết hôn muốn về sống chung...
- ·Đến viện 5 lần 7 lượt vẫn quay về vì thiếu tiền
- ·Mùa hè nhớ em
- ·“AFCA là tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hợp pháp”
- ·Đấu thầu là một…‘kịch bản phim’ dài tập?
- ·Mẹ già bệnh tật nuôi con tâm thần
- ·Hồi âm đơn thư bạn đọc cuối tháng 1/2012
- ·Trăng tròn
- ·Kinh doanh dịch vụ bảo vệ, cần vốn tối thiểu bao nhiêu?
- ·Đổi họ cho con trai từ họ cha sang họ mẹ
- ·Hôm nay, Phạm Văn Sơn xuất viện!
- ·Phân biệt tài sản chung/ riêng của vợ chồng như thế nào?
- ·Mùa hè nhớ em
- ·Cậu em khóa dưới, chị yêu em!
- ·Chọn chồng 'ghét của nào trời trao của đó'
- ·Cứ gần gũi vợ, chồng lại gọi tên người khác
- ·“Quýt” làm, “Cam” chịu?