【nhận định alaves】Chốt phương án “Thuế và lệ phí là khoản thu bắt buộc vào NSNN”
Phải nộp toàn bộ lệ phí vào NSNN
Đến thời điểm hiện nay, Luật Ngân sách Nhà nước (NSNN) về cơ bản đã tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội và được chỉnh sửa, hoàn thiện trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII vào cuối tháng 5 tới đây.
Theo Bộ Tài chính, qua hơn 12 năm thực hiện Luật NSNN, cân đối NSNN chuyển biến theo hướng tích cực; dư nợ Chính phủ, dư nợ Quốc gia, dư nợ công ở mức hợp lý; nghĩa vụ trả nợ cơ bản được thực hiện đầy đủ, đúng hạn theo cam kết. Trong đó, phải kể đến tốc độ thu NSNN hàng năm tăng khá (giai đoạn 2004-2013 bình quân đạt trên 18%/năm và đến năm 2013, thu NSNN đã tăng gần 5,4 lần so với năm 2003). Thu NSNN không những bảo đảm được chi thường xuyên và chi trả nợ mà còn dành tích luỹ ngày càng cao cho đầu tư phát triển (năm 2003 dành được 29.700 tỷ đồng cho chi đầu tư phát triển, năm 2012 là 95.000 tỷ đồng). Cùng với đó, cơ cấu chi NSNN đã bảo đảm ưu tiên cho chi đầu tư phát triển với tốc độ tăng bình quân trên 13,5%/năm, chiếm trên 20% tổng mức chi đầu tư toàn xã hội, đạt gần 8% GDP; chi cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề đạt 20%; chi lĩnh vực khoa học công nghệ đạt 2%; chi lĩnh vực văn hoá đạt trên 1,5% và chi sự nghiệp môi trường đạt trên 1% tổng chi NSNN. Từ năm 2003-2013, NSNN đã dành 723.000 tỷ đồng để thực hiện chính sách cải cách tiền lương cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách, thực hiện chính sách công chức nhà nước đối với cán bộ xã, phường, thị trấn, nhờ đó tăng mức thu nhập thực tế của những người hưởng lương, phụ cấp và trợ cấp từ ngân sách...
Về phạm vi thu NSNN, Luật NSNN hiện hành đã quy định tương đối đầy đủ. Riêng đối với các khoản thu phí, lệ phí, mặc dù Luật quy định là các khoản thu của NSNN theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tế việc triển khai cơ chế quản lý, sử dụng, hạch toán, quyết toán ngân sách đối với các khoản phí, lệ phí còn tồn tại, bất cập như: Chưa thể hiện rõ lệ phí là khoản thu của cơ quan quản lý Nhà nước gắn với quyền lợi của quốc gia hoặc quyền lợi của địa phương hoặc trách nhiệm hành chính của cơ quan Nhà nước; việc cho phép một số cơ quan được để lại một tỷ lệ trên số thu lệ phí để chi, ngoài phần đã bố trí từ dự toán NSNN, dẫn đến mất công bằng giữa các cơ quan quản lý Nhà nước. Bên cạnh đó, nếu coi phí là các khoản thu, chi NSNN thì phải tuân thủ quy trình lập, chấp hành và quyết toán như các khoản thu- chi ngân sách thông thường khác, nhưng thực tế việc quản lý hiện nay chủ yếu dưới hình thức "ghi thu, ghi chi", tức là cho đơn vị thu giữ lại để chi, sau đó mới phản ánh vào NSNN và việc phản ánh này đôi khi cũng không đầy đủ, kịp thời.
Theo Bộ Tài chính, cách quản lý như trên vừa không đảm bảo tuân thủ quy định của Luật, vừa không thúc đẩy các đơn vị sự nghiệp công lập chuyển sang cơ chế tự hạch toán và nâng cao chất lượng dịch vụ công, không khuyến khích quá trình xã hội hóa nhằm giảm áp lực đối với NSNN. Để khắc phục những bất cập nêu trên, dự thảo Luật NSNN đã xác định: Lệ phí là khoản thu NSNN (tương tự như thu từ thuế) phải nộp toàn bộ vào NSNN.
Trước đó, cho ý kiến vào dự án Luật này, Thường trực Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội thống nhất với phương án Chính phủ trình. Đồng thời, đề nghị Chính phủ khẩn trương xây dựng Luật Phí, lệ phí, theo đó chuyển một số loại phí sang giá dịch vụ, tránh việc phản ánh ghi thu- ghi chi vào NSNN như hiện nay.
Chỉ thu vào ngân sách phần chênh lệch thu- chi một số loại phí
Trong văn bản mới nhất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Uỷ ban Tài chính- Ngân sách và Cơ quan soạn thảo (Bộ Tài chính) đã thống nhất tiếp thu như sau:
Lệ phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý Nhà nước. Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả (trao đổi ngang giá) khi được tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ. Vì vậy, cần thiết quy định thuế và lệ phí là khoản thu bắt buộc thuộc NSNN. Còn đối với phí, chỉ thu vào NSNN đối với phần chênh lệch giữa thu và chi của một số loại phí; riêng học phí, viện phí và khoảng hơn 10 loại phí khác dự kiến chuyển sang giá dịch vụ, là doanh thu của các đơn vị cung cấp dịch vụ công.
Nội dung này được quy định cụ thể và rõ ràng hơn trong Luật Phí, lệ phí sẽ được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 10. Theo đó: “Toàn bộ các khoản phí được quy định trong Danh mục phí, do Nhà nước đầu tư hoặc do cơ quan Nhà nước thực hiện theo thẩm quyền; thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan Nhà nước thực hiện, trường hợp được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ và các khoản thu từ dịch vụ do Nhà nước đầu tư hoặc do Nhà nước chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thực hiện theo nguyên tắc hạch toán.”
Quy định về thu từ xổ số kiến thiết và thu từ đất trong thảo luận tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội nhận được nhiều ý kiến khác nhau. Có một số ý kiến đề nghị nên quy định thu xổ số kiến thiết và thu từ đất vào cân đối ngân sách theo Luật NSNN hiện hành. Một số ý kiến đề nghị chỉ đưa thu tiền sử dụng đất vào cân đối ngân sách. Có ý kiến đề nghị các khoản thu từ xổ số chỉ phục vụ cho chi đầu tư, chi giáo dục, không dùng để chi thường xuyên... Về vấn đề này, Uỷ ban Tài chính- Ngân sách và Cơ quan soạn thảo thống nhất đề nghị giữ như quy định tại Điều 36 của Dự thảo Luật. Theo đó, thu từ hoạt động xổ số kiến thiết và thu tiền sử dụng đất đưa vào cân đối NSNN nhưng không sử dụng để xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, hoặc xác định số bổ sung cân đối từ ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương.
Với một số ý kiến đề nghị bổ sung các khoản thu NSNN như: Các khoản vay của Nhà nước, thu từ đầu tư ra nước ngoài, thu từ cổ tức thuộc vốn cổ phần của Nhà nước và thu tiền bán vốn, tài sản Nhà nước sau khi giảm tất cả chi phí cổ phần hoá, thu lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ theo quy định của pháp luật tại các doanh nghiệp Nhà nước... Uỷ ban Tài chính- Ngân sách và Cơ quan soạn thảo thống nhất tiếp thu, giải trình như sau: Quy định về thu NSNN là các khoản thu mang tính bắt buộc (chủ yếu là thuế), bên cạnh đó bao gồm cả các khoản vay của Nhà nước, viện trợ nước ngoài và lợi nhuận của Nhà nước đầu tư ra nước ngoài. Đối với các khoản thu đầu tư ra nước ngoài, thu cổ tức, thu lợi nhuận còn lại sau khi trích lập các quỹ, thu còn lại sau cổ phần hóa DNNN, Cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra dự án Luật đã tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội, sẽ thu một phần các khoản thu này vào NSNN và cụ thể hóa ở Điều 34 của Dự thảo Luật.
Nhập nhằng thuế, phí Ở một số nước châu Á, chính quyền địa phương có thẩm quyền ban hành các loại thuế và phí. Tuy nhiên việc chấp hành quy định này ở các cấp chính quyền địa phương cũng rất khác nhau. Tại Trung Quốc, tình trạng này đã dẫn đến việc xuất hiện nhiều loại phí ngoài ngân sách. Chính quyền địa phương đã đặt ra nhiều loại phí không được luật pháp cho phép, nhưng lại chiếm tỷ lệ đáng kể trong ngân sách địa phương. Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện chuyển các loại phí không chính thức thành các loại thuế chính thức. Indonesia cũng xuất hiện tràn lan những loại thuế gây phiền phức, đem lại nguồn thu không đáng kể, xong chi phí quản lý của các chính quyền địa phương lại tăng lên nhiều và người nộp thuế phải mất chi phí từ việc tuân thủ nghĩa vụ thu nộp. Ở Philippines, các luật về nguồn thu địa phương đã dẫn đến hệ thống thuế cực kỳ phức tạp, làm mất tính minh bạch và khả năng giám sát hệ thống này. Như vậy, với việc cho phép các chính quyền địa phương đặt ra các khoản thu phí và lệ phí, cũng như việc quản lý không chặt chẽ, đã làm phát sinh các khoản thu phí và lệ phí bất hợp lý ở một số nước khu vực châu Á. Vì vậy, cần có quy định cụ thể đối với các loại phí chính quyền địa phương được phép thu và có cơ chế quản lý các cấp chính quyền địa phương trong việc thu nộp đối với các loại phí và lệ phí, nhằm đảm bảo tính thống nhất, tránh gây gánh nặng về nghĩa vụ thu nộp đối với người dân. |
Minh Anh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Muốn làm giàu, phải giúp nông dân thay đổi tư duy sản xuất
- ·National Assembly opens 7th session
- ·Paris court to issue ruling on AO lawsuit this August
- ·Hồ Chí Minh a revolutionary fighter of Việt Nam and the world: UK researcher
- ·Long An tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng
- ·Nghệ An Province receives remains of 87 martyrs from Laos
- ·Việt Nam, Italy look to beef up sci
- ·Draft decree to enable carbon credit transactions through bilateral deals
- ·Tình yêu giành giật với thần chết
- ·Rising prices, corruption topped voters' concerns: VFF leader
- ·Chống tham nhũng là việc khó khăn trong muôn vàn việc khó khăn
- ·Việt Nam, Brazil enjoy strong trust, substantive cooperation over 35 years: Diplomat
- ·Việt Nam had not received sufficient information on Funan Techo canal project to assess impacts
- ·Việt Nam, Belgium foster legislative ties
- ·Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khảo sát, làm việc tại huyện Tân Hưng
- ·National Assembly to start election process for NA Chairman and President
- ·Parliament to relieve Tô Lâm from public security minister position, paves way for Presidency
- ·Foreign leaders congratulate newly
- ·Mức lương của phiên dịch viên tiếng Trung hiện nay là bao nhiêu?
- ·Government official extends greetings to VBS on Lord Buddha’s birthday