【u19 slovakia】Có dư địa hỗ trợ doanh nghiệp
Nguồn: Quốc hội. Đồ họa: Phương Anh |
PV: Ông đánh giá như thế nào về dự kiến kết quả thực hiện các mục tiêu về kinh tế - xã hội năm 2023, trong đó có mục tiêu về tăng trưởng không đạt như kỳ vọng?
ĐBQH Trần Hoàng Ngân: Như báo cáo Chính phủ trình Quốc hội, ước cả năm 2023 phấn đấu có ít nhất 10/15 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu đề ra và dự báo tăng trưởng GDP đạt trên 5%. Có 5 chỉ tiêu dự kiến không đạt kế hoạch đề ra gồm: tốc độ tăng GDP; GDP bình quân đầu người; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội; tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội.
Quốc hội đánh giá kết quả trên mặc dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra nhưng vẫn là mức khá cao so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới trong bối cảnh đầy khó khăn, thách thức.
Chúng ta phải nhìn nhận toàn bộ quá trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công, kế hoạch tài chính được đưa ra vào ngày 20/7/2022. Thời điểm khi đất nước vẫn phải đối mặt với đại dịch Covid-19. Đại dịch đang gây hậu quả nghiêm trọng nhưng khi đó chúng ta chưa hình dung được mức độ nghiêm trọng thế nào, thực tế cho thấy rất khủng khiếp, gây tổn thất về người, vật chất và tinh thần. Tác động đó không thể trong một sớm một chiều là có thể giải quyết được.
Quyết tâm chính trị rất lớn Có thể khẳng định, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, quan tâm an sinh xã hội và phát triển doanh nhân. Chính phủ quyết tâm chính trị rất lớn, làm việc ngày đêm, lập các tổ công tác. Quốc hội sẵn sàng họp chuyên đề, họp bất thường để xem xét thể chế. Sự đồng thuận nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp rất cao. Đây chính là tiền đề quan trọng để chúng ta tin tưởng sẽ đạt được các mục tiêu đề ra trong thời gian tới. |
Dịch bệnh vừa đi qua thì lại xảy ra cạnh tranh chiến lược nước lớn, xung đột Nga - Ukraine gay gắt, những xung đột ở Dải Gaza ảnh hưởng tiêu cực đến chuỗi cung ứng, giá cả, an ninh năng lượng, an ninh lương thực bị đe doạ. Những yếu tố đó đã tác động mạnh đến tăng trưởng, nợ công, thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản, chuỗi cung ứng hàng hóa, hoạt động thương mại, đầu tư, tiêu dùng, an ninh năng lượng, an ninh lương thực…
Với nền kinh tế có độ mở cao như Việt Nam thì việc chịu tác động bất lợi từ bên ngoài là rất lớn. Trong bối cảnh bất lợi cả từ bên ngoài và bên trong như vậy, nhưng kinh tế Việt Nam đã có tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước. Trong quý 1 tăng trưởng 3,3%, quý II là 4,1%, quý III là 5,33% và dự báo cả năm tăng khoảng 5%. Chúng ta phải nhìn nhận thẳng thắn với nhau rằng, đây là nỗ lực rất đáng trân trọng của nước ta.
PV: Rõ ràng là bên cạnh những nỗ lực và kết quả rất đáng ghi nhận như ông vừa phân tích, thì tăng trưởng kinh tế cũng gặp không ít khó khăn và còn nhiều "điểm nghẽn" cần tập trung giải quyết, thưa ông?
ĐBQH Trần Hoàng Ngân: Đúng vậy, tại các phiên thảo luận của Quốc hội, các đại biểu cũng đã đánh giá, nhìn nhận thẳng thắn về những khó khăn, nút thắt, những điểm nghẽn cần tập trung giải quyết, nhằm tìm ra những phương án tối ưu cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh hiện nay.
Tôi cho rằng, việc vẫn xuất siêu trong điều kiện xuất khẩu hàng hóa giảm thời gian qua đã góp phần bảo đảm cán cân thanh toán, giảm bớt áp lực về ngoại tệ. Căn nguyên của hiện tượng này cũng bởi nhập khẩu thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu cho sản xuất giảm mạnh hơn so với tốc độ giảm của xuất khẩu hàng hóa. Như vậy sẽ gây khó khăn trong thời gian tới và tình hình xuất, nhập khẩu của chúng ta cũng sẽ khó được cải thiện. Do đó, Chính phủ cần chú trọng triển khai các biện pháp để phát triển thị trường trong nước vì quốc gia có 100 triệu dân như Việt Nam sẽ là một thị trường lớn cho các nhà sản xuất.
Thời gian qua, việc dồn nguồn vốn lớn cho đầu tư công là hướng đi đúng, vì trong 3 động lực tăng trưởng thì động lực về xuất khẩu bị ảnh hưởng từ bên ngoài, tiêu dùng cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Cùng với đẩy nhanh tiêu dùng thông qua các chính sách thuế như việc giảm thuế giá trị gia tăng, thì tăng giải ngân đầu tư công sẽ hỗ trợ cho tổng thể nền kinh tế.
Đó là, giúp tháo gỡ được các điểm nghẽn về kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng giao thông; đồng thời thúc đẩy giải quyết công ăn việc làm, giảm thất nghiệp và lan tỏa đến nguồn vốn huy động trong xã hội, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
PV: Ông vừa đề cập tới việc hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các chính sách về thuế. Ông đánh giá như thế nào về chính sách tài khóa hỗ trợ doanh nghiệp trong thời gian qua?
ĐBQH Trần Hoàng Ngân: Trong 3 năm cực kỳ khó khăn khi nước ta phải đối phó với đại dịch Covid-19 nhưng Chính phủ đã điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, hiệu quả. Thu ngân sách vẫn đạt và vượt dự toán đề ra. Nợ công lại được kéo giảm (dưới 40% GDP trong khi trần 60% GDP). Đây là yếu tố quan trọng và là dư địa thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, cho dù chúng ta có thể chấp nhận mức bội chi cao hơn.
Bội chi 3 năm 2021-2023 ước ở mức 3,6% GDP (đã bao gồm bội chi cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội), thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra. Như vậy, cùng với bội chi giảm, các chỉ tiêu an toàn nợ công, nợ chính phủ 3 năm được kiểm soát thấp hơn giới hạn, ngưỡng cảnh báo, góp phần củng cố xếp hạng tín nhiệm quốc gia. Việt Nam là quốc gia duy nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và là một trong bốn quốc gia trên thế giới được Tổ chức Moody’s nâng hạng tín nhiệm trong năm 2022.
Cân đối ngân sách nhà nước được đảm bảo, nhất là trong bối cảnh thực hiện nhiều nhiệm vụ mới, cấp thiết như phòng, chống dịch Covid-19, triển khai các chính sách miễn, giảm, giãn, hoãn, gia hạn các loại thuế, phí, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, tích lũy đủ nguồn lực thực hiện cải cách tiền lương...
PV:Xin cảm ơn ông!
Đầu tư công là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng Theo đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đặt ra các mục tiêu phấn đấu và triển khai 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm, 12 nhóm giải pháp. Trong đó, 3 đột phá chiến lược là hoàn thiện đồng bộ thể chế; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng vẫn còn giá trị hiện hữu... Về thể chế, Quốc hội và Chính phủ đã, đang rất nỗ lực và có bước tiến khi xây dựng và xem xét thông qua bình quân 8 - 9 dự án luật và nhiều nghị quyết ở mỗi kỳ họp. Trong đó có những cơ chế, chính sách đặc thù để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Về hạ tầng cơ sở, năm 2023, vốn đầu tư phát triển tăng 40% so với năm 2022, quyết tâm trong kỳ trung hạn sẽ triển khai hết 2,87 triệu tỷ đồng. Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, trong bối cảnh hiện tại, đầu tư công là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết điểm nghẽn, làm bệ phóng tăng tốc cho kỳ kế hoạch 2026-2030. Chỉ có đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công mới góp phần thúc đẩy, tạo công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện môi tường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đẩy nhanh chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số. Từ nay đến cuối năm, cần tiếp tục thực hiện nhất quán mục tiêu giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ưu tiên cho thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đồng thời, tập trung thực hiện các giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu)... |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tuần làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa 15
- ·Indonesia tuyên bố xua đuổi tàu tuần duyên Trung Quốc
- ·Lầu Năm Góc nêu lý do từ chối cho Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa vào Nga
- ·Ngoại trưởng Nga lần đầu đến EU kể từ khi xung đột Ukraine bùng nổ
- ·Thầy thuốc trẻ xung kích, tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng
- ·Cựu tổng thống Bolivia may mắn sống sót sau hàng chục phát đạn
- ·Elon Musk: Nước Mỹ có thể phá sản
- ·Tên lửa đạn đạo DF
- ·Giá xăng dầu hôm nay 06/9/2024: Dầu thô Mỹ về dưới mốc 70 USD/thùng
- ·Việt Nam và UAE ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện
- ·Giá xăng dầu hôm nay 17/8/2023: Giữ đà giảm, trong nước chiết khấu bán lẻ tăng vọt
- ·Chủ tịch Quốc hội Cuba bắt đầu chuyến thăm Việt Nam
- ·Tủ sách tiếng Việt giữa lòng châu Âu
- ·Lũ quét khủng khiếp ở Tây Ban Nha: Nước ngập đến cổ mới thấy cảnh báo
- ·Bộ GTVT nói về nhu cầu nguồn cát xây dựng cao tốc ở ĐBSCL
- ·Anh, Singapore điều chiến đấu cơ hộ tống máy bay thương mại Ấn Độ
- ·Thị trấn Vovchansk 'gần như bị xóa sổ' bởi xung đột Nga
- ·35 triệu đàn ông ế vợ, Trung Quốc tranh cãi việc 'nhập khẩu cô dâu'
- ·Để có vụ mùa thắng lợi
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc