【mu đá trực tiếp】Hiến kế tái cấu trúc nền tài chính quốc gia phát triển nhanh và bền vững
Diễn đàn được Bộ Tài chính tổ chức,ếnkếtáicấutrúcnềntàichínhquốcgiapháttriểnnhanhvàbềnvữmu đá trực tiếp với sự hỗ trợ của Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua Dự án Quản trị nhà nước nhằm tăng trưởng toàn diện (GIG) và Liên minh châu Âu thông qua Dự án Hiện đại hóa tài chính công. Đây là diễn đàn thường niên do Bộ Tài chính tổ chức từ năm 2017.
Tới dự có Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, ông Michael Greene - Giám đốc quốc gia của USAID tại Việt Nam, ông Bruno Angelet - Trưởng phái đoàn đại diện Liên minh châu Âu tại Việt Nam. Diễn đàn quy tụ khoảng 300 đại biểu đến từ các bộ, ngành, các tổ chức quốc tế và chuyên gia tới từ các trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp.
6 thách thức trong tái cấu trúc nền tài chính công
Trong những năm qua, công tác tái cấu trúc nền tài chính quốc gia đã đạt được một số kết quả tích cực, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và công bằng xã hội. Các cấu phần của nền tài chính quốc gia đã từng bước được tái cấu trúc nhằm phát triển đất nước theo hướng nhanh, toàn diện và bền vững.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn khẳng định, tái cơ cấu tài chính công để góp phần tăng trưởng nhanh, toàn diện và bền vững là nhiệm vụ then chốt, quan trọng đối với lĩnh vực tài chính.
Theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, sau 3 năm tái cơ cấu tài chính công, đã đạt được những kết quả tích cực. Cụ thể, đã chặn đứng được đà giảm sút của việc huy động nguồn lực từ thuế, phí vào ngân sách nhà nước (NSNN), đã phục hồi tỷ lệ động viên vào NSNN; tạo thuận lợi thương mại, tạo môi trường để huy động vốn đầu tư; chống chuyển giá, chống xói mòn cơ sở thuế. Cùng với đó, bội chi, nợ công được kiểm soát tốt hơn. Một trong những thành công trong quá trình tái cấu trúc nền tài chính công được Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn nhắc đến đó là cải cách thủ tục hành chính của ngành Tài chính, trọng tâm là lĩnh vực thuế, hải quan, được các tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn, bên cạnh những thành công, cần nhìn nhận lại các thách thức, đặc biệt trong 3 năm tới để từ đó đề xuất giải pháp, hướng đến một nền tài chính công phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.
Thứ trưởng đề cập tới 6 thách thức trong tái cấu trúc nền tài chính công của Việt Nam. Thứ nhất, tỷ lệ động viên vào NSNN từ thuế, phí mặc dù đã chiếm khoảng 27% GDP nhưng chưa bền vững. Thứ hai, cơ cấu về ngân sách tuy có chuyển biến nhưng hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính công và NSNN đang là thách thức lớn. Thứ ba, cần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản trị và quản lý vốn nhà nước tại khu vực doanh nghiệp, sử dụng hiệu quả tài sản công quốc gia. Thứ tư, dù nợ công đã được cải thiện, nhưng các khoản nợ dự phòng, những rủi ro về tỷ giá, nợ dự phòng bảo lãnh của Nhà nước đối với khu vực doanh nghiệp vẫn tiếp tục là thách thức lớn trong thời gian tới. Thứ năm, cần xây dựng thể chế để giải quyết được thách thức lớn nhất của nền kinh tế hiện nay là chi phí vốn khu vực doanh nghiệp. Thứ sáu, cần nâng cao kỷ luật, kỷ cương tài chính, công khai, minh bạch về tài chính - ngân sách.
Gắn tái cấu trúc nền kinh tế với tái cấu trúc tài chính
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh lại đề cập vấn đề tái cấu trúc tài chính gắn với tái cấu trúc nền kinh tế. Thực tế, như nhiều nước nỗ lực duy trì tăng trưởng cao và đẩy mạnh cải tiến công nghệ, Việt Nam ít nhiều cũng đã phải trả giá về nỗ lực đạt tăng trưởng cao và đang phải đối mặt với thực tế khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, số người thụ hưởng những thành tựu kinh tế không đồng đều, ô nhiễm môi trường.
“Cho đến nay chúng tôi đánh giá việc lựa chọn mục tiêu phát triển của Việt Nam là phù hợp với xu thế chung hiện nay, nhưng thế nào là nhanh? Kinh nghiệm cho thấy, chúng ta đã từng tăng trưởng GDP ở mức 8%, 9% thậm chí là 9,5% và chúng ta đã nhận ra cái giá phải trả cho tăng trưởng quá cao”, ông Ánh nói.
“Việt Nam đang dần chú ý hơn tới việc phát triển bền vững và vấn đề môi trường, với việc đề xuất các giải pháp về kiểm toán môi trường hướng tới sự phát triển bền vững tại Đại hội Tổ chức các cơ quan kiểm toán tối cao châu Á lần thứ 14 (ASOSAI 14) đang diễn ra”, ông Ánh cho biết.
Một số ý kiến tại diễn đàn cũng đồng quan điểm với ông Vũ Đình Ánh. Theo ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, phát triển bền vững là xu thế chung của thế giới, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Việt Nam đặt ra mục tiêu không chỉ phát triển nhanh mà còn phát triển bền vững. Trong đó, phát triển bền vững đáp ứng nhu cầu, không gây trở ngại cho khả năng của các thế hệ tương lai và phát triển bền vững bao gồm 3 trụ cột là: kinh tế, xã hội và môi trường.
“Phát triển nền tài chính nhanh, toàn diện và bền vững” là vấn đề được nhiều chuyên gia trăn trở, góp thêm ý kiến. Có ý kiến cho rằng, khi nói đến phát triển bền vững thì thường nghĩ đến bền vững về tự nhiên, xã hội, môi trường. Tuy nhiên trên thực tế, mô hình phát triển bền vững tốt nhất là mô hình mà “tất cả các hoạt động kinh tế không thể tách rời hoạt động của xã hội và môi trường. Đây là mô hình bền vững mà chúng ta cần hướng tới trong tương lai”. Bên cạnh đó, muốn phát triển nhanh và bền vững, không thể tách rời với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0…
Những kiến nghị, đề xuất và thông điệp chính sách dưới nhiều góc nhìn được các đại biểu thảo luận tại diễn đàn sẽ là những hiến kế quan trọng, góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn kinh tế - tài chính mà xã hội đặt ra. Thành công của Diễn đàn tài chính Việt Nam năm 2018 sẽ là động lực quan trọng để Bộ Tài chính tổ chức diễn đàn Tài chính trong các năm tiếp theo, mở rộng không gian khoa học của ngành Tài chính và tạo tiền đề cho những sáng kiến đối với các vấn đề về kinh tế - tài chính đang được quan tâm.
Cơ cấu thu NSNN qua các giai đoạn: - Giai đoạn 2006 - 2010: Quy mô thu NSNN tăng nhanh, bình quân cả giai đoạn đạt 26,3% GDP, củng cố đáng kể tiềm lực tài chính nhà nước, đảm bảo chi ngân sách thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu thu NSNN chuyển biến nhanh. Tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN bình quân cả giai đoạn là 58,9% (giai đoạn 2001 - 2005 là 52,3%). Thu từ dầu thô cả giai đoạn là 20%. Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu là 20%. - Giai đoạn 2011 - 2015: Tổng thu NSNN tăng gần 2 lần so với giai đoạn trước, bình quân đạt 23,6% GDP. Cơ cấu thu vững chắc hơn. Tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu khoảng 68%. Thu từ dầu thô cả giai đoạn là 13,4%. Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu là 17,8%. - Giai đoạn 2016 - 2018: Tỷ lệ huy động thu vào NSNN bình quân đạt 24,9% GDP, từ thuế, phí đạt 21% GDP; tỷ lệ thu nội địa tiếp tục được cải thiện, dự kiến đạt 81,7% năm 2018. |
* Ông Bruno Angelet - Trưởng phái đoàn đại diện Liên minh châu Âu tại Việt Nam:
Hỗ trợ Việt Nam quản lý tài chính trong chuyển đổi nền kinh tế xanh
Ông Bruno Angelet |
Tôi xin chúc mừng Việt Nam và Bộ Tài chính Việt Nam vì những suy nghĩ cởi mở về tương lai tài chính của Việt Nam và những cải cách thời gian qua. Liên minh châu Âu coi cải cách tài chính công ở Việt Nam là quan trọng. Là nước có thu nhập trung bình nhưng Việt Nam phải đảm bảo cung cấp dịch vụ tài chính công bằng cách tăng nguồn thu trong nước và quản lý tài chính hiệu quả. Về phía Việt Nam, cần đảm bảo cho hoạt động của chúng tôi phải đem lại lợi ích, minh bạch và hiệu quả. Chúng tôi rất quan tâm đến công tác quản lý tài chính công bền vững của Việt Nam, nhất là trong thời gian tới, khi nguồn thu từ thuế nhập khẩu giảm thì phải bù đắp lại từ công tác quản lý tài chính chặt chẽ, hiệu quả.
Liên minh châu Âu muốn hỗ trợ Việt Nam giải quyết những vấn đề về biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, vấn đề về thuế và quản lý tài chính trong chuyển đổi nền kinh tế xanh.
* Ông Michael Greene, Giám đốc quốc gia của USAID tại Việt Nam:
Bộ Tài chính Việt Nam đã nỗ lực trong củng cố ngân sách và chi tiêu
Ông Michael Greene |
Việt Nam đã chuyển đổi nền kinh tế mạnh mẽ, trở thành nước có thu nhập trung bình và là nước có sự phát triển ấn tượng. Bộ Tài chính có nỗ lực to lớn củng cố ngân sách và chi tiêu của Chính phủ Việt Nam. Đây chính là cơ sở cho tái cấu trúc nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững.
USAID đã và đang hỗ trợ tích cực cho Việt Nam trong cải cách thể chế tài chính để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, với mục tiêu chung là thúc đẩy sự tự cường của quốc gia. Tôi rất vui vì đây là sự kiện thường niên được Bộ Tài chính phối hợp với một số cơ quan tổ chức. Trong thời gian tới USAID và Bộ Tài chính sẽ tăng cường hợp tác hơn nữa.
* Ông Hà Huy Tuấn, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia:
Cần thay đổi tư duy về ngân sách
Ông Hà Huy Tuấn |
Chúng ta có nhiều ưu điểm trong cơ cấu lại ngân sách trong thời gian qua. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, như: Bội chi kéo dài, tăng áp lực vay và trả nợ; cơ cấu chi còn hạn chế; nhiều khoản chi còn bất cập; phân cấp ngân sách; kỷ luật và trách nhiệm giải trình trong chi ngân sách.
Mục tiêu trong thời gian tới tái cấu trúc chi NSNN cần phải đạt được các mục tiêu, đó là, nâng cao hiệu quả chi tiêu công; giảm tỷ lệ chi ngân sách tính trên GDP; giảm gánh nặng nợ và đảm bảo chi cho quốc phòng an ninh và an sinh xã hội.
Về giải pháp, liên quan đến thể chế, tôi cho rằng, NSNN cần phải thống nhất về một đầu mối (thu chi cùng phải về một đầu mối); phải hoàn thiện thể chế về phân cấp ngân sách (chú trọng phân cấp thu theo hướng, mỗi khoản thu ở địa phương phải có cả tỷ trọng thu của trung ương và địa phương); gắn rõ ngân sách với cải cách hành chính và chức năng quản lý nhà nước. Tôi cho rằng, với các giải pháp cụ thể, trong thời gian tới, cần phải tập trung đánh giá thực trạng và tiến tới mục tiêu nền tài chính công theo hướng hiện đại hơn. Chúng ta cũng cần thay đổi tư duy về ngân sách; xây dựng mô hình chi ngân sách; nâng cao kỷ cương, minh bạch ngân sách, cũng như xây dựng bộ chỉ tiêu và định mức ngân sách…
* Ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính:
Đã đưa nhiều doanh nghiệp lớn lên sàn, tạo sức cung cho thị trường
Ông Phạm Hồng Sơn |
Đến thời điểm hiện nay, trên cả 2 sàn chứng khoán có 1.500 DN niêm yết, vốn hóa đạt 80% GDP. Chiến lược Phát triển thị trường chứng khoán (TTCK) đến năm 2020 đề ra mục tiêu tỷ lệ vốn hóa đạt 70%. Đến thời điểm hiện nay đã đạt 80% là sự phát triển nhanh và vượt bậc.
Nhiều doanh nghiệp quy mô vốn lớn, mang tính đại diện cho nền kinh tế đã liên tục chào sàn; đồng thời năng lực quản trị của các doanh nghiệp đã được cải thiện rõ rệt. Từ đầu năm tới nay, các doanh nghiệp đều có chỉ tiêu lợi nhuận vượt trên 25% là tiêu chí tương đối tốt.
Hiện chúng ta đã đưa nhiều doanh nghiệp lớn lên sàn, tạo sức cung cho thị trường. Cùng với đó, số lượng các nhà đầu tư là các tổ chức, các quỹ đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng cao, nên thị trường phát triển nhanh và bền vững. Trong tái cấu trúc các tổ chức kinh doanh chứng khoán, đã giảm gần 30% các tổ chức kinh doanh yếu kém; đã đình chỉ, hợp nhất, sáp nhập các công ty yếu kém. Vấn đề quản trị các tổ chức kinh doanh chứng khoán đã được nâng cao hơn.
Thời gian tới sẽ tiếp tục tái cấu trúc thị trường dựa trên 4 trụ cột. Trong đó, sẽ sửa Luật Chứng khoán để tạo nền tảng pháp lý phù hợp với tương lai phát triển của TTCK. Đối với sự phát triển kinh tế nhanh, toàn diện và bền vững thì TTCK với chức năng chính là huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, cần có sự cân đối hơn giữa cung ứng vốn của hệ thống ngân hàng và chứng khoán cho nền kinh tế.
* Ông Bùi Anh Bình, Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính:
Nghiên cứu chuyển chính sách cho không sang hỗ trợ có điều kiện
Ông Bùi Anh Bình |
NSNN bố trí cho lĩnh vực đảm bảo an sinh xã hội giai đoạn 2012 - 2018 khoảng 768.850 tỷ đồng, bằng 12 - 14% tổng chi thường xuyên NSNN (cao thứ 2 sau giáo dục và dạy nghề), trong đó ngân sách trung ương khoảng 591.799 tỷ đồng (bằng 77% chi lương hưu và đảm bảo xã hội); ngân sách địa phương khoảng 117.051 tỷ đồng (bằng 23% tổng chi lương hưu và đảm bảo xã hội).
Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả trong đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra đối với những người tham mưu chính sách như chúng tôi. Đó là mối quan hệ giữa nguồn lực đảm bảo cho an sinh xã hội với chi cho an sinh xã hội. Bởi nếu chúng ta đi theo xu hướng cứ mở rộng đối tượng nhận trợ cấp của Nhà nước và nâng mức trợ cấp lên thì lúc đó gánh nặng cho NSNN rất lớn, không còn nguồn cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
Nhóm chính sách quan trọng nhất là đầu tư phát triển để tạo ra nguồn lực cho hệ thống phòng ngừa rủi ro an sinh xã hội. Đây là bài toán khó. Xu hướng hiện nay, nhiều cơ quan, tổ chức cho rằng cần mở rộng thêm đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh xã hội. Trong tổ chức thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo, theo thống kê chính sách giảm nghèo có trên 150 văn bản. Chính sách ban hành nhiều, phần lớn là chính sách cho không, chưa tạo được động lực cho người dân thuộc diện nghèo và cận nghèo thoát nghèo. Chính phủ đã chỉ đạo giao cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu tích hợp các chính sách cho không, chuyển sang hình thức hỗ trợ có điều kiện.
Minh Anh - Tư Bùi
(责任编辑:La liga)
- ·Xe khách liên tỉnh hoạt động trở lại từ 13/10
- ·Trung Quốc cam kết hợp tác chặt chẽ trong vấn đề Bán đảo Triều Tiên
- ·Chính phủ Pháp thừa nhận điểm yếu an ninh sau các vụ bạo động
- ·Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 diễn ra trong 4 ngày
- ·TOÀN CẢNH: Khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIV
- ·Méo mặt gỡ gạc tiền từ đất ven đô
- ·Oằn mình thi công trên công trường nắng rát
- ·Khai mạc Diễn đàn hợp tác quốc tế "Vành đai và Con đường" tại Trung Quốc
- ·Đồng loạt tăng giá, thương hiệu SJC lấy lại ngưỡng 66,7 triệu đồng
- ·Phá giá sốc bất động sản, ai sẽ được lợi?
- ·Công điện của Thủ tướng: Tập trung ứng phó với bão số 9 và mưa lũ
- ·9 cấm kỵ trong phòng ngủ của vợ chồng
- ·Hiện trường vụ sập cầu kinh hoàng ở Quảng Ngãi
- ·Quảng Ninh đề nghị thu hồi 2 dự án “rùa” của PVN
- ·Yêu cầu Bí thư Hạ Long làm rõ vụ bảo kê đánh người ở Quảng trường
- ·Thế khó của Trung Quốc trong “ván bài” ảnh hưởng ở Trung và Đông Âu
- ·Cấm rao bán biệt thự tại khu du lịch hồ Tuyền Lâm
- ·Phát hiện 9 chung cư xây sai phép ở Tân Phú
- ·Hà Nội: 4 trường hợp thông tin sai sự thật về dịch bệnh Covid
- ·Cấm buôn bán nhà xã hội thuộc sở hữu nhà nước