【ket qua bong da cup c3】Rình rập nguy cơ khủng hoảng tài chính
Nguy cơ khủng hoảng ngân hàng mới rình rập “Bóng ma” suy thoái kinh tế rình rập Nguy cơ Chính phủ Mỹ đóng cửa vẫn rình rập |
Nợ công níu bước tăng trưởng kinh tế. |
Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009, IMF dường như đã nới lỏng hơn trong các vấn đề chính sách tài khóa. Dù vậy, mọi thứ đang dần thay đổi và IMF cũng thế. Bà Gita Gopinath, Phó Giám đốc điều hành thứ nhất IMF, đã kêu gọi các quốc gia “tập trung vào đổi mới và thiết lập tư duy về chính sách tài khóa”.
Nợ công đã đạt mức cao so với các tiêu chuẩn trước đây. Biểu đồ cập nhật của IMF cho thấy tỷ lệ nợ công trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các quốc gia có thu nhập cao ở mức 112% trong năm 2023, giảm so với mức đỉnh gần đây nhất là 124% được ghi nhận hồi năm 2020. Trong khi đó, tỷ lệ nợ ở các nền kinh tế mới nổi đã tăng kỷ lục, lên tới 69% GDP. Mức đỉnh của năm 2020 ngang bằng với mức đỉnh trước đó đạt được vào năm 1946. Tuy nhiên, điều đáng chú ý là mức đỉnh của năm 1946 xảy ra vào thời điểm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, còn mức đỉnh của năm 2020 xảy ra trong thời bình. Điều này khiến các chuyên gia kinh tế đặt câu hỏi liệu thảm họa nợ công có đang rình rập kinh tế thế giới hay không? Và nếu có, liệu sẽ xảy ra kịch bản vỡ nợ, lạm phát, đàn áp tài chính (cố gắng giữ nợ ở mức rẻ) hoặc sự kết hợp của cả ba hay không?
Theo cựu chuyên gia kinh tế trưởng của IMF hiện làm việc tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson ở Washington DC, Olivier Blanchard, các yếu tố quyết định bao gồm: Mối quan hệ giữa lãi suất vay và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; tỷ lệ thâm hụt tài chính cơ bản (thâm hụt trước khi trả lãi vay)/GDP. Đối với yếu tố thứ hai, điểm quan trọng nhất là nợ không được tăng vọt. Tỷ lệ nợ khi đứng một mình không thể phản ánh sự bền vững hoặc không bền vững. Tuy nhiên, trên cơ sở thực nghiệm hoặc lý thuyết, tỷ lệ nợ ban đầu càng cao và tốc độ tăng trưởng càng nhanh thì khoản nợ đó càng kém bền vững.
Chuyên gia Blanchard lập luận rằng “các nền kinh tế tiên tiến có thể duy trì tỷ lệ nợ cao hơn, miễn là nợ không ‘vỡ’”. Tuy nhiên, có khả năng lãi suất tăng sẽ khiến mức nợ tăng. Nếu vậy, nợ có thể sẽ “vỡ”. Nếu muốn duy trì tỷ lệ nợ ổn định thì tốc độ tăng trưởng kinh tế phải ngang bằng với lãi suất trung bình. Nếu khoảng cách giữa lãi suất và tốc độ tăng trưởng càng lớn (lãi suất tăng vượt tốc độ tăng trưởng), thì thặng dư tài chính cơ bản sẽ càng lớn và ngược lại. Dự báo của IMF cho giai đoạn 2024-2028 đưa ra mức tăng trưởng thực tế trung bình là 1,9% ở Mỹ, 1,8% ở Canada, 1,6% ở Anh và Pháp, 1,4% ở Đức, 0,9% ở Italy và 0,6% ở Nhật Bản. Đây là mức thấp rõ ràng so với môi trường lãi suất thực tế ngày nay.
Theo các nhà phân tích, nếu muốn tránh rủi ro bùng nổ nợ mà không phải sử dụng các biện pháp gây lạm phát hoặc áp chế tài chính bất ngờ, Chính phủ các nước sẽ cần phải thắt chặt các chính sách tài khóa mà cho đến nay hầu hết vẫn ở mức siêu lỏng.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bên hồ Xuân Hương
- ·Tìm thấy nhiều hài cốt liệt sỹ kèm theo di vật
- ·Người phụ nữ nhiều lần vượt bạo bệnh nhờ tinh thần khởi nghiệp
- ·"Phấn đấu đưa Việt Nam thành quốc gia tiên phong trong an sinh xã hội"
- ·Siêu thị sách Minh Châu: “Mất đồ mặc bay”?
- ·Nhờ công ty làm bảo hiểm thất nghiệp được không?
- ·Thách thức "chỗ này nhiều máu", người đàn ông bị đâm trọng thương
- ·Nhân viên công ty tài chính sửa thông tin khách hàng chiếm đoạt tiền tỷ
- ·Chị nhường anh ấy cho em đi!
- ·Sĩ quan, quân nhân có thể được thưởng gấp 4 lần mức lương cơ sở
- ·Hành động cụ thể vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
- ·TPHCM tăng mạnh mức trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng
- ·Nhận định, soi kèo U19 Dortmund vs U19 Barcelona, 22h00 ngày 11/12: Khó cho chủ nhà
- ·Hơn 5.000 vé xe, máy bay đón Tết Ất Tỵ 2025 miễn phí tặng người lao động
- ·Cảnh giác với cuộc điện thoại lừa bắt cóc người thân
- ·Người làm nghề độc hại được giảm điều kiện để nghỉ hưu sớm
- ·Mang Tết Trung thu đến trẻ em nghèo, khó khăn
- ·Tuổi nghỉ hưu của Thượng tá quân đội
- ·Thấm đượm tình xuân
- ·Chủ hộ kinh doanh thiệt thòi khi không được tham gia BHXH bắt buộc