【giải vô địch bóng đá nữ u-19 châu âu】No ấm nhờ đa canh
(CMO) Những ngày cuối năm, dọc các tuyến lộ bê tông xuôi về Ấp 5, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, xen kẽ với những ruộng lúa trĩu hạt vàng ươm là màu xanh ngút ngàn của những luống rau màu... Bên ấm trà nóng, câu chuyện của những lão nông luôn xoay quanh chủ đề vụ màu dưới ruộng. Dù mang tiếng là nghề phụ, ấy thế mà hơn chục năm qua thu nhập lại là “hot” nhất đối với người dân nơi đây.
Vụ đông xuân của gia đình anh Trần Văn Bắc (áo vàng) hứa hẹn thắng lớn. Ảnh: HOÀNG VŨ |
Nhấp ngụm trà, anh Trần Văn Bắc kể về câu chuyện trồng màu của gia đình và của những bà con lân cận. Anh bảo, những ngày giáp Tết và cao điểm khoảng mùng 10 Tết, xe tải lớn biển số Cần Thơ đậu dọc lộ lớn để chờ “ăn hàng” bí rợ. Bà con thu hoạch bao nhiêu tấn cứ “lòi” bằng xe ba gác, xe công nông ra đến lộ là thương lái chất hết lên xe tải. Dọc tuyến lộ từ Vồ Dơi xuôi về Trần Hợi, Ðá Bạc, bí rợ được bày bán vàng hực, trông đẹp mắt lắm.
Câu chuyện đưa màu xuống ruộng sau khi thu hoạch lúa vụ 2 trong năm bắt đầu hơn chục năm nay. Khi thấy đất ruộng để hoang, lãng phí, anh Bắc và một vài hộ dân đã thử nghiệm giống bí rợ Trang Nông trên bờ bao, sau khi thu hoạch xong vụ Ðông Xuân thì cũng là lúc bí bò ra đến ruộng. Mỗi dây chỉ giữ lại 1 trái và trọng lượng từ 5 kg trở lên, có trái gần 20 kg.
“Làm chơi mà ăn thiệt, mấy năm đầu tuy kinh nghiệm còn hạn chế nhưng thu hoạch hàng tấn bí thì bản thân tôi và bà con xung quanh nhận thấy đây là cây trồng mang lại hiệu quả, năng suất không thua gì 2 vụ lúa và bà con duy trì mô hình cho đến nay. Vụ bí rợ Trang Nông trên địa bàn Ấp 5, xã Trần Hợi, cũng đã được người dân đồng loạt gieo trồng và hứa hẹn Tết Quý Mão sẽ đủ đầy sung túc”, anh Bắc chia sẻ.
Lúa trĩu hạt, bí bắt đầu bò, thành quả lao động mấy tháng qua của gia đình anh Trần Văn Bắc. Vụ bí năm ngoái, gia đình anh thu lãi hơn 300 triệu đồng. Ảnh: HOÀNG VŨ |
Với khoảng 500 ha đất, trong đó có 423 ha chuyên về sản xuất nông nghiệp, từ một vài hộ dân thử nghiệm mô hình đưa màu xuống ruộng hiệu quả, dần dần người dân Ấp 5 duy trì từ năm 2006 đến nay. Ông Trần Ngọc Thám, Bí thư Chi bộ Ấp 5, nhẩm tính, năm 2022, ấp còn 4 hộ cận nghèo và đã xoá trắng hộ nghèo. Nếu tính tỷ lệ khá giàu phải đến hơn 30% hộ dân, số còn lại phần lớn có đời sống trung bình, khá. Thành quả đạt được phải kể đến ý Ðảng trong việc nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, đầu tư hạ tầng lộ làng để đáp ứng nhu cầu sản xuất, giao thương; lòng dân quyết tâm sản xuất để đời sống ngày càng nâng cao. “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà, tất cả đã tạo nên diện mạo mới vùng nông thôn nơi đây”, ông Thám khẳng định.
Dù là nông dân tay lấm chân bùn, thế nhưng với anh Trần Văn Bắc lại có cách sản xuất hiện đại, đi trước đón đầu và luôn đạt được thành công. Vụ lúa đông xuân bắt đầu trổ rộ cũng là lúc bí đã xanh lá, giáp Tết Nguyên đán bí rợ Trang Nông nhà anh cũng đã cho thu hoạch bói. Lúc chưa đông ken giá bí anh bán cho thương lái 12.000 đồng/kg. Anh Bắc phân trần, làm trước không hề dễ chút nào, vừa canh thời tiết, vừa canh nước, canh chim, chuột... nhưng bù vào có máy móc hỗ trợ nên làm nông cũng nhàn hơn ngày trước. Lúa vào mùa đã có máy bay phun thuốc, mình chỉ điều khiển máy móc, lúc tưới rau màu cũng đã có máy tưới tự động... Vụ vừa rồi, với 12 bờ bí khoảng 11.000 gốc, gia đình anh Bắc thu hoạch gần 50 tấn bí thương phẩm, sau khi trừ chi phí, thu lãi khoảng 300 triệu đồng.
“Phát huy thế mạnh của địa phương, xã Trần Hợi đã và đang tập trung mọi nguồn lực tuyên truyền, vận động người dân phát triển đa cây, đa con trên cùng diện tích, cụ thể là mô hình đưa màu xuống ruộng. Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 53 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 0,7%. Dù không thể thống kê hết tất cả các chỉ tiêu mà Ðảng bộ, chính quyền và Nhân dân nơi đây đã đạt, vượt trong năm qua, nhưng có thể khẳng định ngày càng có nhiều triệu phú, tỷ phú phất lên nhờ mô hình lúa - màu, lúa - cá. Ðây sẽ là tiền đề vững chắc để xã nông thôn mới Trần Hợi phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2025”, bà Phan Kim Bía, Bí thư Ðảng uỷ xã Trần Hợi, chia sẻ.
Ðưa màu xuống ruộng ban sơ chỉ là việc tự phát của người dân, dần dà chi bộ khuyến khích tất cả người dân phát huy thế mạnh của mô hình đa cây, đa con trên cùng diện tích. Và khi đa canh ở nhiều địa phương mang lại hiệu quả thì nghị quyết đưa màu xuống ruộng cũng đã ra đời, một lần nữa khẳng định ý Ðảng - lòng dân trong phát triển sản xuất, nâng cao đời sống./.
Thanh Phương
(责任编辑:La liga)
- ·Vợ bạn dụ dỗ, tôi chẳng thể chối từ
- ·[Infographics] 12 kỷ lục được xác lập tại Đại lễ Vesak 2019
- ·Chuyện con mèo dạy hải âu bay
- ·Đồng Xoài dấu yêu
- ·Dịch vụ quan trắc môi trường lao động uy tín
- ·Bắt Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Hà Lan vì sản xuất, buôn bán hàng giả
- ·Link xem trực tiếp Bồ Đào Nha vs CH Séc
- ·Khám phá kiến trúc độc đáo của kinh thành cổ Lam Kinh
- ·Những bí quyết giúp bạn chuẩn bị cho bài thi IELTS
- ·228 cá nhân, gia đình được khen thưởng tại Ngày hội đại đoàn kết
- ·Quảng Bình: Thiên đường hang động và biển xanh vẫy gọi
- ·Vĩnh Phúc: Công ty Cổ phần Đầu tư VCI nợ thuế hơn 122 tỷ đồng
- ·Tuyển Anh đưa yêu cầu đặc biệt ở nơi đóng quân xịn nhất EURO 2024
- ·Thủ tướng đánh giá cao đổi mới, sáng tạo, tiến bộ của cơ quan Hải quan
- ·Giá xăng dầu hôm nay 10/6/2024: Giữ đà trượt dốc
- ·Scheffler tái hiện kỳ tích Tiger Woods ở Memorial Tournament
- ·Sẽ xây dựng Cổng thông tin du lịch Bình Phước
- ·Hải quan An Giang: Mở đợt cao điểm chống buôn lậu Tết Nguyên đán 2016
- ·Quy hoạch điện VIII: Đến năm 2050, không còn sử dụng than để phát điện
- ·Lotte Phú Khánh được chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế