【hang nhat anh bang xep hang】Kinh tế Thủ đô phục hồi mạnh mẽ, các cân đối lớn được đảm bảo
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội. |
Chiều 25/7, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về các nội dung: thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; tình hình thực hiện Nghị quyết số 97/2019/QH14 của Quốc hội về thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại TP. Hà Nội và Nghị quyết 115/2020/QH14 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù đối với TP. Hà Nội; xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).
Tổng thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2022 đạt hơn 656.000 tỷ đồng
Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã trình bày báo cáo về thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Theo ông Trần Sỹ Thanh, ngay sau khi Quốc hội ban hành các nghị quyết, Thành uỷ Hà Nội đã chủ động, tích cực tổ chức triển khai thực hiện với nhiều giải pháp linh hoạt, sáng tạo, huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng hành, ủng hộ của doanh nghiệp, người dân Thủ đô; qua đó đã đạt được những kết quả tích cực và khá toàn diện.
Nổi bật, kinh tế Thủ đô đã phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19, các cân đối lớn được đảm bảo. Tăng trưởng bình quân năm 2021, 2022 gấp 1,12 lần và 6 tháng 2023 gấp khoảng 1,3 lần mức tăng chung của cả nước. Bình quân 2 năm 2021-2022, GRDP tăng 5,86% cao hơn 1,13 lần mức tăng của cả nước (5,25%). Thu ngân sách vượt dự toán hàng năm, cơ cấu nguồn thu theo hướng tỷ trọng thu nội địa ngày càng tăng.
Thành phố đã thực hiện cho vay ưu đãi 189 tỷ đồng đối với gần 2.800 khách hàng thông qua Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội thành phố; cho vay người sử dụng lao động để trả lương ngừng việc phục hồi sản xuất là 162 tỷ đồng. Hỗ trợ 2% lãi suất cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình vay thông qua ngân hàng thương mại là 34,42 tỷ đồng… |
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2021-2022 hơn 656.000 tỷ đồng (đạt 119,9% dự toán trung ương giao. Chi ngân sách được điều hành chủ động, linh hoạt, đảm bảo cân đối ngân sách các cấp. Tổng chi ngân sách TP. Hà Nội giai đoạn 2021-2022 khoảng 178,5 nghìn tỷ đồng (đạt 82,8% dự toán).
Thành phố đã bố trí hơn 1.500 tỷ đồng ngân sách thành phố hỗ trợ người dân, người lao động bị ảnh hưởng Covid-19; hơn 225 tỷ đồng hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động...
Ngoài ra, đã có 85.000 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh được giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT) với số tiền 19,4 nghìn tỷ đồng; gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT cho hơn 18.600 đơn vị với số tiền gần 20,5 nghìn tỷ đồng. Đồng thời, thành phố tiếp tục triển khai thực hiện chính sách giảm 30% tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với các đơn vị đang được Nhà nước cho thuê đất trực tiếp, theo Quyết định số 01/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Kinh tế Thủ đô đã phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. |
Bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế
Về nhiệm vụ giải pháp trọng tâm trong thời gian tới, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, thành phố sẽ thực hiện 8 nhóm nhiệm vụ giải pháp chính. Cụ thể, thành phố tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển Thủ đô; phối hợp Bộ Tư pháp xây dựng Luật Thủ đô sửa đổi; thể chế hóa các nghị quyết của Quốc hội và áp dụng vào thực tiễn Thủ đô.
Bên cạnh đó, giữ ổn định và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực; thực hiện các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, hoàn thành kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025;
Thực hiện hiệu quả nghị quyết phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô; xây dựng hình ảnh Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, “Thành phố vì hòa bình”; tập trung thực hiện chuyển đổi số, phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ, cơ bản hoàn thành xây dựng chính quyền điện tử tại các cơ quan, đơn vị, góp phần xây dựng và hoàn thành 3 trụ cột phát triển: chính phủ số, kinh tế số, xã hội số...
Ngoài ra, thành phố tiếp tục phát triển đồng bộ, hiện đại kết cấu hạ tầng, tăng cường quản lý trật tự xây dựng, đất đai, môi trường, xây dựng đô thị văn minh, hiện đại như: đẩy nhanh tiến độ Dự án xây dựng đường Vành đai 4; thực hiện cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị; khai thác hiệu quả các dự án đường sắt đô thị; cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ…/.
Chiều 25/7, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã trình bày báo cáo về xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) và cho biết, Luật Thủ đô (sửa đổi) được xây dựng theo 5 quan điểm. |
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Luân chuyển dòng tiền nhịp nhàng thúc đẩy quay vòng vốn trên thị trường
- ·Vụ cháy chợ Khe Tre: Hỗ trợ tiểu thương sớm vượt qua khó khăn
- ·Chúc mừng Giáng sinh Tổng Giáo phận Huế
- ·Cảnh báo về việc mạo danh VNDIRECT để trục lợi
- ·Tạm giữ tài xế xe khách trong vụ tai nạn khiến 2 anh em tử vong ở Đồng Nai
- ·Trách nhiệm của người trẻ với an toàn giao thông
- ·U22 Việt Nam được nghỉ tập sau trận thắng Singapore
- ·Chứng khoán châu Á giảm điểm chiều 28/9 do lo ngại về lãi suất
- ·Lãi suất cho vay tiếp đà giảm 0,44%, song có thể đảo chiều tăng năm 2025
- ·Chịu tác động từ tăng lãi suất, kênh chứng khoán sẽ vẫn hấp dẫn
- ·Không được iOS 11 hỗ trợ, iPhone 5 sẽ sớm bị Apple khai tử?
- ·Lo ngại suy thoái kinh tế đẩy chứng khoán châu Á đi xuống trong phiên giao dịch 21/10
- ·A Lưới giảm gần 2.000 hộ nghèo
- ·Vì sao "người nổi tiếng" Hoàng Hường được mời lên cơ quan Công an làm việc?
- ·Sóc Bom Bo
- ·Bị từ chối xác định trước mã số do cung cấp nhiều hơn 1 ký hiệu sản phẩm
- ·Hiệp đồng tuyển quân năm 2024
- ·Đã thông quan lô hàng thiết bị y tế của Công ty Đại Gia Đình Phương Đông
- ·Google Maps chỉ sai đường, Google vẫn không chịu sửa
- ·A Lưới giảm gần 2.000 hộ nghèo