会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ti so lecce】Doanh nghiệp Việt đang yếu dần?!

【ti so lecce】Doanh nghiệp Việt đang yếu dần?

时间:2024-12-23 16:04:23 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:275次

doanh nghiep viet dang yeu dan

Phần lớn DN Việt vẫn chỉ làm gia công, lắp ráp cho DN nước ngoài. Ảnh: Nguyễn Huế.

Vừa thiếu, vừa yếu

Dẫn nguồn thống kê về số DN ngừng hoạt động từ năm 2015 trở lại đây, TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương cho biết, số DN ngừng hoạt động vẫn không ngừng gia tăng. Trong năm 2015, số DN đóng cửa tăng trên 22,4% so với năm 2014, trong 2 tháng đầu năm 2016 số DN đóng cửa tăng hơn so với hai tháng đầu năm 2015 là 17%. Đây là vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm vì nếu số DN đóng cửa vẫn tiếp tục tăng hơn trước sẽ lấn át sự lạc quan của những DN thành lập mới. Lí giải nguyên nhân DN Việt Nam đang ngày càng nhỏ đi trong khi yêu cầu của thị trường lại đang đòi hỏi các DN phải ngày càng lớn mạnh, ông Trần Đình Thiên cho rằng nguyên nhân là do môi trường cho DN Việt Nam trưởng thành vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

Cùng quan điểm như trên, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen cho rằng, DN Việt Nam đang thiếu và yếu thể hiện ở tỉ trọng DN FDI đang chiếm đến 70% năng suất lao động trong nước. Đây là điều tốt trong trước mắt nhưng là nguy cơ lâu dài vì “xác” của chúng ta nhưng “hồn” của nước ngoài là điều cực kì nguy hiểm. Theo ông Vũ phải nhìn nhận một cách thẳng thắn và khách quan rằng cộng đồng DN Nhà nước đã không làm tròn trách nhiệm của họ trong rất nhiều năm liền. Hội nhập toàn cầu không phải là cuộc chơi của DN Nhà nước và DN tư nhân mà là cuộc chơi của DN Việt Nam và DN nước ngoài. Trong một tỉ trọng chênh lệch như vậy, DN Việt luôn bị thất thế. Nhiều tập đoàn DN nước ngoài đã hình thành từ hàng trăm năm nay, họ có vị thế rất cao về vốn, năng lực quản trị, thương hiệu trong khi DN Việt Nam vừa mới bắt đầu.

Ông Vũ Bá Phú, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công Thương cho biết, hạn chế về vốn, nguồn lực và trình độ cũng khiến DN trong nước chưa tận dụng được cơ hội trên sân nhà chứ đừng nói đến việc ra nước ngoài chiếm lĩnh thị trường. Suốt 3 năm làm tham tán thương mại tại Bỉ, tôi đã cố gắng thuyết phục DN Việt sang Bỉ đầu tư làm ăn bởi nơi đây có rất nhiều tập đoàn đa quốc gia nhưng đến khi kết thúc nhiệm kỳ, cũng chưa có trường hợp nào thành công.

Cần có chính sách cho DN phát triển

Theo nhận định của các chuyên gia, điểm yếu của nền kinh tế hiện nay là cơ cấu DN thiếu tuyến trụ cột. TS. Trần Đình Thiên cho rằng, DN vừa và nhỏ là rất quan trọng nhưng các cần có các DN tư nhân lớn để tạo nên tuyến DN trụ cột, vì nếu không có trụ cột thì cộng đồng DN khó lớn mạnh.

Cùng quan điểm như trên, ông Lê Phước Vũ khẳng định nền kinh tế phải có những tập đoàn là mũi nhọn, là những người dẫn dắt để kéo cộng đồng doanh nhân phát triển. Muốn được như vậy thì DN phải có niềm tin. Trong nhiều năm liền nguồn lực quốc gia đã dồn vào một số DN lớn trong đó chủ yếu là DN đầu tư BĐS và tài chính dẫn đến lãi suất trong những năm 2011-2013 tăng đến gần 30%. Mặc dù, trong hai năm vừa qua Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã làm rất tốt trong kéo lạm phát, giảm lãi suất và ổn định tỉ giá. Tuy nhiên, để tăng sức mạnh cho cộng đồng DN đang đuối sức, Đảng, Chính Phủ đặc biệt là Ngân hàng Nhà nước phải tiếp tục kiểm soát hệ thống ngân hàng bằng “bàn tay sắt” để tránh sự lũng đoạn. Nếu nguồn lực quốc gia qua hệ thống ngân hàng được dồn vào các ông trùm về BĐS và tài chính thì sẽ rất nguy hiểm cho nền kinh tế. Nguồn lực quốc gia phải tạo ra công ăn việc làm, tạo ra sức lao động, tạo ra thu nhập, tạo ra sức mua thật thì nền kinh tế mới thực sự phát triển. Bên cạnh đó, nguồn “cảm hứng” cho cộng đồng doanh nhân là rất quan trọng, phải tạo cho cộng đồng doanh nhân một niềm tin thực sự và họ phải có cảm hứng để làm việc vì kinh doanh là rủi ro. Nếu cộng đồng DN có cảm hứng và hành xử bằng sự trung thực, tinh thần trách nhiệm, nghị lực thì mới có thể thành công, mới có thể dẫn dắt được nền kinh tế phát triển. Trong xu thế hôi nhập toàn cầu như hiện nay nếu không thực hiện một cách hết sức trách nhiệm và nỗ lực thì sẽ không thể tồn tại. Hiện nay hầu hết ngành thép đã rơi vào tay DN nước ngoài, nhưng các DN trong nước dù có nguồn lực tài chính cũng sẽ không dám mở rộng đầu tư nếu không có Chính phủ đứng sau lưng và nếu cứ đà này, chỉ trong vài năm nữa không chỉ ngành Thép mà các ngành công nghiệp khác cũng sẽ lần lượt rơi vào tay DN nước ngoài. Vì vậy việc cần làm lúc này là Đảng, Chính phủ phải có chính sách tạo ra DN mũi nhọn để dẫn dắt nền kinh tế phát triển.

Theo TS Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, không một quốc gia nào trở thành nước phát triển nếu chỉ dựa vào khu vực FDI mà phải từ nội lực. Để được vậy, cần cả chính sách của nhà nước và bản thân DN cũng nên nhìn lại mình. Hiện đội ngũ DN Việt khát vọng rất nhiều nhưng họ cần niềm tin vào chính sách. Vấn đề thắng thua trên thương trường chưa hẳn tùy thuộc vào quy mô DN lớn hay nhỏ mà tùy thuộc vào tư duy đổi mới và sáng tạo. Chính sách lớn nhất DN kỳ vọng hiện nay là làm sao Nhà nước tạo ra được môi trường, thể chế giúp nuôi dưỡng sự sáng tạo của DN...

“Cái nợ lớn nhất của Nhà nước cần trả trong năm nay là tháo gỡ cho DN. Hai năm qua, dù Chính phủ và Nhà nước đã làm được một số việc nhưng tiến độ quá chậm. Nay cần phải đẩy mạnh, giúp DN khởi nghiệp theo tinh thần mới bởi khu vực DN tư nhân mới là nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế. Cần đổi mới phương thức tổ chức kinh doanh nông nghiệp, lấy DN đầu tư vào nông nghiệp làm lực lượng chính và trong năm 2016 vẫn phải đẩy mạnh chương trình DN quốc gia”, TS. Trần Đình Thiên khuyến nghị.

Ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty Việt Nam kĩ nghệ súc sản (Vissan): Cần có sự công bằng giữa DN FDI và DN Việt

Nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi đối với khu vực DN FDI trong một thời gian dài, tạo ra một khoảng trống khiến cho DN Việt Nam yếu đi về sức cạnh tranh, vì vậy giờ là lúc Nhà nước cần phải nhìn nhận lại về chính sách một cách xuyên suốt hệ thống và toàn diện để tìm ra cách giải quyết hợp lí và công bằng cho cộng đồng DN.

Nhà nước đang "nợ” DN vấn đề lớn về giải quyết cơ chế, chính sách. Tuy nhiên, Nhà nước nên chủ động tháo gỡ chứ không nên để DN phải làm đơn để xin được tháo gỡ và điều Nhà nước cần làm hiện nay là phải cải thiện ngay các chính sách cho DN nội địa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN phát triển.

TS. Lê Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Quỹ đầu tư Dragon Capital: Việt Nam vẫn đang là "ngôi sao" trong khu vực

Nền kinh tế của chúng ta đã phục hồi trong 2 năm qua. Những tín hiệu kinh tế trung hạn vẫn còn tốt. Tuy nhiên, so với năm 2015, nền kinh tế trong năm 2016 đã có những dấu hiệu “bớt” sáng đi như thị trường bất động sản đã có những dấu hiệu giảm tốc, dư địa chính sách tiền tệ không còn nhiều và tỉ giá không còn ổn định được như giai đoạn 2013-2014. Những điều này sẽ làm gia tăng tốc độ biến thiên của nền kinh tế.

Tuy nhiên, trong môi trường kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp theo hướng tiêu cực hơn, Việt Nam thực sự đã là ngôi sao trong khu vực. Việt Nam vẫn tiếp tục giữ được đà tăng trưởng của năm 2015 nhưng khó có những đột phá về kinh tế trong năm 2016.

Ông Bùi Quốc Dũng, Vụ trưởng Vụ Chính sách Tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước: Nỗ lực ổn định lãi suất và tỉ giá

Năm 2016, thị trường tài chính toàn cầu tiếp tục cho thấy nhiều rủi ro khó lường như diễn biến đồng nhân dân tệ trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu bất ổn hơn trước; chu kỳ thắt chặt tiền tệ của Fed sẽ tiếp diễn, nên USD sẽ còn mạnh lên và tạo áp lực điều chỉnh tỷ giá USD/VND. Riêng về tình hình trong nước, nguồn cung ngoại tệ trong năm nay sẽ tiếp tục khó khăn do tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn ở mức thấp, đồng thời ảnh hưởng của giá dầu tiếp tục giảm làm cho nguồn cung ngoại tệ từ xuất khẩu và kiều hối có thể không cao như mong đợi.

Mặc dù vậy, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục kiên định điều hành đồng bộ và thực hiện linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ. Ngoài ra, thông qua nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ khác để điều tiết thanh khoản hợp lý hỗ trợ các tổ chức tín dụng có điều kiện cung ứng vốn thông suốt cho nền kinh tế, tạo điều kiện ổn định mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của các tổ chức tín dụng nhưng vẫn kiểm soát được lạm phát và không gây áp lực lên tỷ giá.

N.H (ghi)

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Kiểm tra chuyên đề mặt hàng vật tư nông nghiệp
  • Dịu Thảo gửi lời xin lỗi sau khi rớt Top 6
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cần phải là một hạt nhân đổi mới
  • Nhà thông minh biết nói Comfee: Bước tiến mới về công nghệ gia dụng
  • Giá xăng cùng đi xuống, mặt hàng RON95
  • Drama Thùy Tiên gỡ danh hiệu: Liệu ông Nawat quá ích kỷ?
  • Nhan sắc rực lửa của đại diện Chile tại Miss Grand 2023
  • Á hậu Phương Nhi trong loạt ảnh mới
推荐内容
  • Long An tăng cường quản lý, tổ chức lễ hội mùa Xuân
  • Tổng thống Bulgaria sẽ thăm chính thức Việt Nam
  • Luật hóa việc chế áp, tạm giữ tàu bay không người lái
  • Đào Hiền, Minh Kiên đi event giữa 'sóng gió' nhưng lại vắng Ý Nhi
  • Ngắm những bức ảnh đẹp nhất về đất nước
  • Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2022 đến Việt Nam