【ket qua duc 2】Hồi hộp chờ các chủ nhân các giải thưởng Nobel 2020 lộ diện
(Nguồn: Sputniknews)
Đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 có thể khiến lễ trao giải thưởng Nobel 2020 phải điều chỉnh hình thức tổ chức,ồihộpchờcácchủnhâncácgiảithưởngNobellộdiệket qua duc 2 song không thể thay đổi thời điểm công bố chủ nhân của các giải thưởng danh giá thường niên vốn rất được mong chờ này.
Người đứng đầu Quỹ Nobel - ông Lars Heikensten cho biết: "Đại dịch COVID-19 là một cuộc khủng hoảng lớn đối với nhân loại, nhưng điều đó cũng cho thấy khoa học có tầm quan trọng như thế nào."
Mặc dù vậy, dường như chắc chắn rằng Nobel 2020 sẽ không có giải thưởng nào được trao cho những nghiên cứu liên quan trực tiếp đến virus SARS-CoV-2 hay những nỗ lực chống COVID-19, do các nghiên cứu cần phải được xác minh tính hiệu quả trong nhiều năm trước khi có cơ hội đoạt giải Nobel.
Chuyên gia virus học Erling Norrby - người từng là Thư ký thường trực của Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển, cho biết các ủy ban trao giải thưởng "sẽ không bị chi phối bởi bất kỳ hoàn cảnh nào đang diễn ra trên thế giới vào thời điểm đó."
Ông nhấn mạnh: "Để giành được giải thưởng này cần phải có thời gian, theo tôi cần ít nhất là 10 năm trước khi bạn có thể hiểu đầy đủ về tác động của một nghiên cứu hay khám phá mới."
Vẫn giữ nguyên truyền thống mọi năm, những chủ nhân mới của giải thưởng Nobel 2020 sẽ lần lượt được công bố trong tuần (đủ ngày) đầu tiên của tháng 10, trong đó sớm nhất là Nobel Y học và muộn nhất là Nobel Kinh tế.
Giải Nobel Y học sẽ được Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở thủ đô Stockholm của Thụy Điển công bố vào lúc 16h30 ngày 5/10 (theo giờ Việt Nam).
Trước thềm sự kiện này, trang tin khoa học của Viện Vật lý Mỹ (AIP) đã đưa ra danh sách các ứng cử viên tiềm năng. Trong số này, nổi bật nhất là nhà khoa học Mỹ Pamela Bjorkman cùng đồng nghiệp Jack Strominger với nghiên cứu về các tín hiệu của hệ miễn dịch. Tiếp đó có thể kể đến nghiên cứu về cơ quan nội tạng mini được nuôi cấy từ tế bào gốc của ba nhà khoa học gồm nhà khoa học Hà Lan Hans Clevers và hai nhà khoa học Nhật Bản Akifumi Ootani và Toshiro Sato.
Trong khi đó, đài phát thanh SR và nhật báo Dagens Nyheter lớn nhất tại Thụy Điển cho rằng giải Nobel Y học 2020 có thể sẽ được trao cho nhà khoa học người Australia gốc Pháp Jacques Miller và Max Cooper của Mỹ sau những khám phá của họ về tế bào T và tế bào B trong những năm 1960 - mở ra những đột phá trong nghiên cứu về điều trị ung thư và virus.
Trước đó, trong năm 2019, bộ đôi nhà khoa học này cũng đã giành được giải thưởng Lasker danh giá tại Mỹ với nội dung nghiên cứu này.
Hoặc chiến thắng cũng có thể thuộc về nhà di truyền học người Mỹ gốc Liban Huda Zoghbi, với khám phá của bà về một đột biến di truyền dẫn đến hội chứng rối loạn não Rett.
Nhật báo Dagens Nyheter cũng nghiêng về nhà khoa học Mary-Claire King của Mỹ - người đã phát hiện ra gene di truyền BRCA1 mang mầm bệnh ung thư vú, và nhóm các nhà khoa học đã nghiên cứu phương pháp điều trị viêm gan C bao gồm Ralf Bartenschlager (người Đức), Charles Rice (người Mỹ) và Michael Sofia (cũng là người Mỹ) - bộ ba nhà khoa học này trước đó cũng được trao giải thưởng Lasker năm 2016.
Những cái tên khác cũng được giới truyền thông nhắc đến khá thường xuyên trong mùa Nobel năm nay là hai nhà khoa học Emmanuelle Charpentier (người Pháp) và Jennifer Doudna (người Mỹ), với kỹ thuật chỉnh sửa gene mang tên Công cụ cắt DNA CRISPR-Cas9 - một loại "kéo" di truyền được sử dụng để cắt gene đột biến trong phôi người và thay thế nó bằng một phiên bản đã được chỉnh sửa; hay bộ đôi nhà miễn dịch học Marc Feldmann (người Australia) cùng nhà khoa học người Anh gốc Ấn Độ Ravinder Maini với nghiên cứu về viêm khớp dạng thấp; và bác sỹ chuyên khoa ung thư người Mỹ Dennis Slamon với để nghiên cứu về ung thư vú và thuốc điều trị Herceptin.
Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển tại Stockholm dự kiến công bố giải Nobel Vật lý lúc 16h45 ngày 6/10. Nhà vật lý thiên văn Shep Doeleman (người Mỹ) và Heino Falcke (người Đức) có thể giành chiến thắng cho những nghiên cứu dẫn đến lần đầu tiên quan sát được hình ảnh của một hố đen vào tháng 4/2019.
Trong khi cũng có ý kiến cho rằng, giải thưởng này xứng đáng được trao cho nhà toán học người Mỹ Peter Shor - người đã mở đường cho những nghiên cứu ngày nay về máy tính lượng tử.
Cùng khung giờ này ngày 7/10, Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển sẽ công bố giải Nobel Hóa học. Theo dự đoán của tạp chí khoa học Inside Science, nhà hóa học Krzysztof Matyjaszewski thuộc trường Đại học Carnegie Mellon cùng đồng nghiệp Jin-Shan Wang có thể đoạt giải với nghiên cứu về phương pháp chế tạo polymer tổng hợp. Ngoài ra, hai nhà khoa học C. Grant Willson và Jean Fréchet tại IBM cũng là những ứng cử viên sáng giá với nghiên cứu giúp cải tiến chip máy tính.
Trong khi đó, đài phát thanh SR dự đoán chủ nhân Nobel sẽ là nhà khoa học Christopher Murray với công trình nghiên cứu của ông về các tinh thể nano bán dẫn; hoặc nhà khoa học người Mỹ tiên phong trong nghiên cứu giải trình tự gene Leroy Hood.
Giải Nobel Văn học sẽ do Viện Hàn lâm Thụy Điển tại Stockholm công bố, dự kiến vào lúc 18h ngày 8/10. Trong khi đó, Ủy ban Nobel Na Uy tại Oslo sẽ công bố giải Nobel Hòa bình lúc 16h ngày 9/10 và giải Nobel Kinh tế do Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển công bố lúc 16h45 ngày 12/10.
Giới chuyên gia cho rằng giải thưởng Nobel Hòa bình 2020 có thể thuộc về Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, hoặc "nữ chiến binh vì khí hậu" Greta Thunberg hay phong trào Những thứ Sáu vì Tương lai (chống biến đổi khí hậu), hoặc một tổ chức thuộc Liên hợp quốc như Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) hay Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Giới phê bình văn học của Thụy Điển cho rằng nhà văn Jamaica Kincaid là ứng cử viên nặng ký cho giải Nobel Văn học 2020. Tác giả người Mỹ gốc Caribe này nổi tiếng với những tác phẩm về chủ nghĩa thực dân, phân biệt chủng tộc và giới tính. Ông Bjorn Wiman - biên tập viên văn hóa kỳ cựu của nhật báo Dagens Nyheter nhận định: "Kincaid và lập trường của bà về những vấn đề đạo đức và chính trị rất cần được lắng nghe ngày hôm nay."
Các chuyên gia về giải Nobel Hòa bình cho rằng thiếu một nhân vật có ưu thế vượt trội trong các đề cử cho giải Nobel Hòa bình năm nay. Ông Dan Smith - người đứng đầu Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết: "Không có bất kỳ bước tiến lớn nào thực sự dẫn tới hòa bình hoặc mang lại các thỏa thuận."
Nobel là giải thưởng quốc tế do Quỹ Nobel tại Stockholm lập ra từ năm 1901 theo di chúc của Alfred Nobel, nhà phát minh - nhà từ thiện người Thụy Điển, để lại năm 1895. Giải thưởng được trao thường niên cho những cá nhân và tổ chức có cống hiến nổi bật trong các lĩnh vực Y học, Hóa học, Vật lý, Văn học, Hòa bình. Năm 1968, Ngân hàng Trung ương Thụy Điển lập ra Giải thưởng của Ngân hàng Thụy Điển cho Khoa học kinh tế để tưởng nhớ Nobel, còn gọi là giải Nobel Kinh tế.
Mỗi giải thưởng gồm huy chương, bằng chứng nhận cá nhân và một khoản tiền thưởng. Từ năm 1901-2019, giải thưởng đã được trao 597 lần cho 950 cá nhân và tổ chức trên thế giới. Người đoạt giải Nobel trẻ nhất là Malala Yousafzai. Cô mới chỉ 17 tuổi khi đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2014. Năm nay, mỗi giải thưởng Nobel sẽ được trao 10 triệu Krona Thụy Điển (hơn 1.120.000 USD). Giải thưởng sẽ được chia đều, nếu có nhiều hơn một người được vinh danh./.
TheoTTXVN
(责任编辑:Thể thao)
- ·Ly hôn mà chồng không cho tách khẩu
- ·Một số văn bản áp dụng trong xử lý hành vi vi phạm về phòng, chống dịch Covid
- ·Phải làm rõ sai phạm của các đảng viên liên quan đến vụ FLC, Vạn Thịnh Phát, AIC
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính: Ai có gì góp nấy để xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo
- ·GIẤC MƠ CỦA EM
- ·Thủ tướng dự lễ khởi công Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia
- ·Mở rộng, nâng cao hiệu quả hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Phần Lan
- ·Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm việc xuất hóa đơn điện tử bán lẻ xăng dầu
- ·Chưa đăng ký kết hôn, con sinh ra có được mang quốc tịch nước ngoài
- ·Viện kiểm sát nhân dân tỉnh đã tiếp 357 lượt công dân
- ·Nhà chồng lạnh lùng, con dâu sống như tự kỷ
- ·Hiệu quả từ truyền thông trợ giúp pháp lý
- ·Động lực mạnh mẽ, niềm tin vững chắc
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính trao quyết định công bố quy hoạch tỉnh Lạng Sơn
- ·Ủy quyền nhờ đăng kí bảo hiểm thất nghiệp được không?
- ·Chính phủ Hàn Quốc coi Việt Nam là hướng ưu tiên trong các quan hệ đối ngoại
- ·Khánh thành Đài tưởng niệm các chiến sĩ tình nguyện quốc tế Việt Nam tại Nga
- ·Phấn đấu đến năm 2030, Điện Biên trở thành tỉnh có điều kiện kinh tế phát triển khá
- ·VietNamNet tri ân đến thương, bệnh binh Kim Bảng
- ·Nhìn lại công tác nhân sự tuần qua: Nhiều cán bộ được bầu và bổ nhiệm