会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket bóng đá ngoại hạng anh】Nhớ lời căn dặn “Thi đua yêu nước” của Người!

【ket bóng đá ngoại hạng anh】Nhớ lời căn dặn “Thi đua yêu nước” của Người

时间:2024-12-24 00:30:47 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:352次
nho loi can dan thi dua yeu nuoc cua nguoiĐại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX thành công tốt đẹp
nho loi can dan thi dua yeu nuoc cua nguoiKhai mạc Đại hội Thi đua yêu nước Toàn quốc lần thứ IX
nho loi can dan thi dua yeu nuoc cua nguoi"Báo chí góp phần quan trọng vào thành công Đại hội thi đua yêu nước”
nho loi can dan thi dua yeu nuoc cua nguoiNhiều chuyển biến tích cực trong thi đua yêu nước ngành Tài chính
nho loi can dan thi dua yeu nuoc cua nguoi
Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu tại Đại hội Anh hùng,ớlờicăndặnThiđuayêunướccủaNgườket bóng đá ngoại hạng anh Chiến sĩ thi đua chống Mỹ, cứu nước (Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ Thi đua lần thứ IV, tháng 12/1966, tại Hà Nội). Ảnh: Tư liệu TTXVN.

1. Từ trước khi viết Lời kêu gọi thi đua yêu nước (khoảng ngày 1/5/1948), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi xướng phát động nhiều phong trào yêu nước được sự hưởng ứng của đông đảo nhân dân: Phong trào tăng gia sản xuất diệt giặc đói, phong trào xoá nạn mù chữ, phong trào đóng góp ủng hộ Chính phủ trong Tuần lễ vàng, phong trào nhường cơm sẻ áo, phong trào rèn luyện thân thể... Trước tình thế khó khăn trong những năm đầu tiên của chính quyền cách mạng, phong trào thi đua yêu nước lan tỏa mạnh mẽ và đã đem lại nhiều kết quả to lớn. Để thúc đẩy kháng chiến mau thắng lợi, kiến quốc mau thành công, trong Lời kêu gọi thi đua yêu nước, Người nhấn mạnh: “Nước ta kinh tế lạc hậu, nhưng lòng yêu nước và chí quật cường chẳng kém ai. Nay muốn tự cấp, tự túc, đi kịp người ta, thì chúng ta phải đi mau” (chữ viết nghiêng trong nguyên văn - TG). Người khẳng định: “Vì vậy, sĩ, nông, công, thương, binh, gái trai già trẻ, toàn thể quốc dân ta, vô luận ở địa vị nào, làm công việc gì, phải ra sức tham gia cuộc Thi đua yêu nước, tức là tăng gia sản xuất”. Chỉ hơn một tháng sau, ngày 11/6/1948, Người lại viết Lời kêu gọi thi đua ái quốc, Người căn dặn: “… bổn phận của người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh; bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua nhau: Làm cho mau, Làm cho tốt, Làm cho nhiều” và tin tưởng “Thi đua ái quốc sẽ ăn sâu, lan rộng khắp mọi mặt và mọi tầng lớp nhân dân, và sẽ giúp ta dẹp tan mọi nỗi khó khăn và mọi âm mưu của địch để đi đến thắng lợi cuối cùng”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã coi thi đua như một phương cách hiệu quả để phát huy lòng yêu nước, làm cho lòng yêu nước được bộc lộ, được thể hiện bằng những hành động cụ thể trong hoạt động lao động sản xuất, chiến đấu hàng ngày của đông đảo quần chúng. Thi đua chính là những biểu hiện rõ ràng nhất, cụ thể nhất của lòng yêu nước và là một tiêu chí để đánh giá lòng yêu nước của mỗi cá nhân. Người đặt tên cho phong trào thi đua là Thi đua yêu nước - Thi đua là yêu nước “Và những người thi đua là những người yêu nước nhất” . Phong trào thi đua đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với một giá trị trường tồn của tinh thần dân tộc và chính giá trị đó đã nuôi dưỡng, duy trì và phát triển, thu hút các tầng lớp nhân dân thuộc mọi ngành, mọi giới tham gia phong trào thi đua.

Cách mạng Việt Nam đã đi lên thông qua những phong trào thi đua yêu nước. Từ những năm kháng chiến trường kỳ chúng ta đã có những phong trào: Giết giặc lập công, Giúp đỡ bộ đội… Trong xây dựng miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, chúng ta đã có những phong trào thi đua và những mô hình tiêu biểu như: Duyên Hải, Đại Phong, Hai tốt, Ba nhất, Ba sẵn sàng, Ba đảm đang, Tiếng hát át tiếng bom… Phong trào thi đua yêu nước được mở rộng trên nhiều lĩnh vực và đã đem lại nhiều kết quả, xuất hiện nhiều tấm gương thi đua yêu nước trong lao động, chiến đấu, học tập, nghiên cứu khoa học, quyết tâm đánh thắng kẻ thù xâm lược, thực hiện thống nhất đất nước đúng như di nguyện của Người.

2. Trong giai đoạn mới, chúng ta cũng đã có nhiều phong trào được phát động và được hưởng ứng rộng rãi trong các tầng lớp xã hội: Đền ơn đáp nghĩa những người có công; Đoàn kết giúp nhau xoá đói giảm nghèo; Thanh niên tình nguyện; Tuổi trẻ sáng tạo... Những phong trào đó mang lại diện mạo mới cho phong trào thi đua yêu nước. Tuy nhiên, ngày nay, khi bàn đến một hoạt động của một cá nhân hay một doanh nghiệp nào đó, người ta nói nhiều hơn đến những hiệu quả đo đếm được, đến lãi suất, đến lợi nhuận, đến cổ tức, đến những phần được chia sau các thương vụ… Có lúc, có nơi, thi đua - khen thưởng như cái “bóng mờ”, nặng tính hình thức và chỉ hay thấy áp dụng với những cá nhân trong khu vực những cơ quan Nhà nước. Nhiều người không còn coi trọng ý nghĩa, vai trò của thi đua như trong những giai đoạn trước. Hoặc ngược lại, người ta tìm cách “chạy”, tìm cách “mua” những bằng chứng nhận, những danh hiệu rồi dùng những tờ chứng nhận mua được đó để dễ làm lẫn lộn giữa danh hiệu (nhiều khi không xứng đáng) với thương hiệu (giả). “Thi đua” trong những trường hợp này thực ra là phản thi đua, là ngụy thi đua.

Trong bối cảnh mới, tình cảm yêu nước cần được thể hiện ở lòng tự hào dân tộc, ở quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi đói nghèo lạc hậu, ở sự nỗ lực phấn đấu xây dựng một Việt Nam hùng cường, dân chủ, văn minh trong hiện thực. Sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước vẫn đòi hỏi đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, vẫn cần phát triển phong trào thi đua yêu nước trên nhiều lĩnh vực với những nội dung, chiều sâu, chiều rộng và những sắc thái mới.

Những mục tiêu của thi đua yêu nước hôm nay nhiều khi không phải để chiến thắng một kẻ thù cụ thể, một khó khăn đang hiện hữu trước mắt mà còn là quyết tâm vươn lên nắm bắt những tri thức tiên tiến, vượt qua những bảo thủ, lạc hậu, vượt qua chính mình để theo kịp những bước phát triển của khoa học - công nghệ thế giới.

Trong kinh tế thị trường, dưới một góc nhìn khác, “cuộc thi đua” của các cá nhân và tập thể nhằm giành lấy những lợi ích chính đáng để vươn lên thoát nghèo và làm giàu mang một hình ảnh khác. Nhưng những nỗ lực cá nhân không nằm ngoài xu thế chung tiến lên của đất nước và cần được hướng dẫn tổ chức tốt. Cạnh tranh lành mạnh như một sắc thái mới của thi đua, trong đó người ta thi đua trong việc giành được nhiều lợi ích hơn và lợi ích của cá nhân đồng hành với lợi ích của cộng đồng và của toàn xã hội. Những lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn năm xưa về Thi đua yêu nước vẫn động viên và định hướng để chúng ta trong phong trào Thi đua yêu nước trong chặng đường mới.

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Yêu cầu ngăn chặn, xử lý dứt điểm tình trạng xe quá tải gây hư hỏng đê
  • Chưa có kinh phí chi trả bổ sung cho dự án hồ thủy lợi thôn Sơn Lợi
  • Giám sát việc thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo
  • Ðảng viên đi đầu
  • Tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức sẽ thay đổi như thế nào?
  • Xin hoãn thanh lý trâu
  • Tăng cường quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp
  • Nâng cao kỹ năng vận hành Tổ truyền thông tại cộng đồng
推荐内容
  • Chính phủ dự kiến 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế
  • Biển đảo là sự kiện quan trọng nhất trong kỷ lục Việt Nam
  • Hai tháng xuất siêu 1,68 tỷ USD
  • Đồng bằng sông Cửu Long xuất khẩu 88.632 tấn gạo đầu năm
  • 4 thực phẩm giúp giảm béo bụng do rối loạn nội tiết tố
  • Hớn Quản: Giá hạt điều cuối vụ đạt 33