【ket qua queretaro】Halloween không chỉ có... ma quỷ
Các bé tham gia trò chơi tại chương trình “Vui Halloween cùng bé yêu”. Ảnh: Minh Hiền
Sau hơn chục năm du nhập,ôngchỉcómaquỷket qua queretaro giờ đây, Halloween đã trở thành lễ hội văn hóa-du lịch được tổ chức rầm rộ nhiều nơi trong cả nước vào dịp cuối tháng 10 hàng năm.
Tại Huế, sau DMZ bar - đơn vị đầu tiên khởi xướng lễ hội này với mục đích tạo sản phẩm mới cho du lịch - đến nay, Halloween được tổ chức rộng rãi ở tuyến phố đi bộ, một số nhà hàng, thậm chí tại các cơ sở giáo dục như trung tâm ngoại ngữ quốc tế, một số trường đại học.
Trước thềm Halloween năm nay, dạo quanh các tuyến phố ở nội đô, đập vào mắt người qua đường là các shop thời trang trưng bày những bộ trang phục mà thoạt nhìn đều không khỏi rùng mình. Đó là những bộ quần áo bê bết màu đỏ-biểu tượng của máu-kèm các phụ kiện kinh dị như đầu lâu, mặt nạ qủy...
Hòa vào dòng người tham gia sự kiện Halloween, lại bắt gặp những khuôn mặt được hóa trang có phần phản cảm với những vết thương hở hoác, rỉ máu trên khuôn mặt những em bé vị thành niên.
Chủ một cửa hàng thời trang cho hay, để đáp ứng thị hiếu “ma quái” của những người dự Halloween, các bộ thời trang mỗi năm lại có thêm những mẫu mã mới kinh dị hơn, như thị trường năm nay chuộng những bộ cánh màu trắng, điểm nhiều họa tiết màu đỏ, tạo hiệu ứng máu me, tang thương.
Về yếu tố kinh dị trong lễ hội Halloween, TS. Trần Đình Hằng-Phân Viện Trưởng Phân Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại Huế cho rằng, Halloween là lễ hội dành cho người chết đã tồn tại từ lâu ở phương Tây. Cho thấy, mọi cộng đồng đều có ứng xử đặc trưng trước thế giới siêu nhiên, trong đó có thần linh, tổ tiên và ma qủy.
Người phương Tây dành hẳn một đêm Halloween vào ngày cuối cùng của tháng 10 hàng năm cho các ma cũng là nét tương đồng văn hóa như người Huế ứng xử với các oan hồn trong tín ngưỡng cúng cô hồn.
Tuy nhiên, việc du nhập Halloween vào vùng đất như Huế, biến nó thành sản phẩm văn hóa-du lịch, theo TS. Trần Đình Hằng, cần giảm thiểu những hình ảnh ma quái ghê rợn tang thương, chỉ dừng lại ở những hình thức có ý nghĩa biểu tượng để tránh phản cảm, xung đột về cảm quan, thị hiếu thẩm mỹ, kể cả việc bày bán tràn lan và ăn mặc những bộ trang phục ma quái.
Thời trang kinh dị, ma quái được bày bán ở Huế dịp Halloween. Ảnh: Hoài Thương
Là người khởi xướng Halloween đầu tiên ở Huế, ông Phan Quốc Vinh (hoạt động trong vĩnh vực du lịch, hiện công tác tại Công ty CP du lịch DMZ) cũng nhìn nhận: “Chúng ta đang nghĩ chưa đúng về Halloween".
Theo ông Vinh, sau gần chục năm làm việc ở Mỹ, ông nhận ra, người ta không làm Halloween “khủng khiếp” như mình. Lễ hội này của họ không chỉ có trang phục kinh dị mà giàu tinh thần nhân văn và yếu tố văn hóa hơn, là sân chơi có thể dành cho mọi lứa tuổi, chứ không chỉ hướng đến mục tiêu cuối cùng là tạo ấn tượng rùng rợn.
Với cách nhìn mới về Halloween, sau hai tháng về Huế, ông Vinh bắt tay cùng DMZ bar tổ chức Chương trình “Vui Halloween cùng bé yêu” dành cho trên 300 cháu nhỏ cùng các bậc phụ huynh vừa diễn ta rối 25/10.
Thay cho bộ cánh ma quái, người quản trò thân thiện hơn với trang phục của chú hề. Các em nhỏ thoải mái hơn với chiếc áo choàng và cái mũ màu đen vào vai thần chết cùng các thiên thần đáng yêu. Đoàn hội còn diễu hành qua một số tuyến phố đi bộ, để được người dân sinh sống trên các tuyến đường phát kẹo miễn phí, như một sự chia sẻ tình thương với các “oan hồn, ma quỷ”.
Được trẻ nhỏ và phụ huynh đồng tình, hưởng ứng, ông Vinh cho hay, thành công của sự kiện là tiền đề để tổ chức các lễ hội thuần Huế hơn vào các năm sau.
Không chỉ tiết chế yếu tố phản cảm, ý tưởng “Huế hóa” Halloween cũng đang được ông Vinh ấp ủ.
Theo TS.Hằng, những nghi lễ dân gian tế thần, cúng các oan hồn ở Huế có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, nhằm xoa dịu nỗi đau cho người đã khuất. Hàng năm, người Huế có lễ cúng cô hồn trong những ngày sóc vọng, rằm tháng 7 xá tội vong nhân và đặc biệt là sự tích hợp trong tuần giỗ tập thể sau sự biến Thất thủ Kinh đô năm Ất Dậu (1885).
Nếu khai thác yếu tố nhân văn cùng giá trị văn hóa như nhạc lễ, phẩm vật, mỹ thuật của nghề chế tác đồ mã..., chú trọng hoạt động lễ nghi dâng cúng, phát tặng cho du khách, người dân các vật phẩm trái cây, bánh kẹo các loại trong vai trò là những thổ sản, đặc sản... thì sẽ có một Halloween riêng của Huế với nhiều giá trị văn hóa, nhân văn quen thuộc trong đời sống văn hóa Huế.
Kim Oanh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Thận trọng khi bổ sung vitamin dạng kẹo dẻo cho con
- ·Tiếp tục nâng chất lượng hoạt động của công ty chứng khoán
- ·Phổ biến Luật Đấu thầu và Luật Hợp tác xã
- ·Kết quả bóng đá Thanh Hóa 1
- ·Đáp án môn Sinh học mã đề 201, 202,203,204,205 THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·Chứng khoán phái sinh: Các hợp đồng giảm nhẹ, xu thế đi ngang duy trì
- ·Mourinho và 10 câu nói thương hiệu Người đặc biệt
- ·Thanh Hóa: Bắt 6 đối tượng trong đường dây liên tỉnh sản xuất, mua bán trà sữa giả nhãn mác
- ·Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chỉ ra 3 nền tảng, 3 chính sách phát triển thời 4.0
- ·Khởi tố thêm 15 bị can vụ ông Trịnh Văn Quyết thao túng thị trường chứng khoán
- ·Bệnh nhân 49 dương tính SARS
- ·Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan
- ·Danh sách tuyển Việt Nam: HLV Troussier gọi Công Phượng, Quang Hải, Văn Toàn
- ·Thừa Thiên Huế: Bắt giam đối tượng cho vay “cắt cổ” lên đến 730%
- ·Việt Nam tăng cường hợp tác trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
- ·Cảnh giác với chiêu lừa ""xóa lịch sử nợ xấu ngân hàng""
- ·Trái phiếu doanh nghiệp phát tín hiệu “ấm dần lên
- ·Cán bộ cấp chiến lược là tầng lớp tinh hoa của đất nước
- ·ISO 22000
- ·Lạc quan và kỳ vọng lớn sau Cuộc họp SCCP APEC 2017 tại Nha Trang