【kqbdmobi】Nhiệm vụ tài chính
Báo cáo của Bộ Tài chính nhấn mạnh rõ mục tiêu tổng quát năm 2017: “Huy động tối đa các nguồn lực tài chính của Nhà nước; quản lý,ệmvụtàichíkqbdmobi sử dụng triệt để tiết kiệm, hiệu quả, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH); từng bước cơ cấu lại NSNN, thực hiện các giải pháp xử lý nợ công theo hướng an toàn, bền vững; đẩy nhanh cải cách khu vực sự nghiệp công, tinh giản biên chế; ưu tiên đảm bảo các chính sách an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh; tăng cường cải cách thủ tục hành chính”. Thu NSNN vượt 79,6 nghìn tỷ đồng so dự toán Theo đánh giá của Bộ Tài chính, nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2016 đã cơ bản đạt và vượt chỉ tiêu dự toán Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao, góp phần quan trọng hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển KT-XH. Năm 2016 việc điều hành chính sách tài khóa chủ động, chặt chẽ, tiết kiệm; tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính. Trên cơ sở sớm nhận diện, đánh giá những khó khăn, thách thức phát sinh, ngay từ đầu năm, Bộ Tài chính đã chủ động xây dựng các kịch bản điều hành NSNN. Trong điều hành, đã rà soát để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới chính sách về tài chính, thuế, phí phù hợp với thực tế và cam kết hội nhập quốc tế... Mặc dù vậy, tiến độ thu NSNN, đặc biệt là ngân sách trung ương (NSTW) năm nay luôn đạt thấp so với dự toán và chậm hơn so với cùng kỳ năm 2015. Để phấn đấu giảm tối đa số hụt thu NSTW, Bộ Tài chính đã chỉ đạo quyết liệt công tác quản lý thu; triển khai các biện pháp chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế; đôn đốc thu các khoản theo kết quả kiểm toán, thanh tra; xử lý thu nợ đọng thuế; tập trung vào những địa bàn, lĩnh vực có đóng góp số thu NSTW. Nhờ vậy, kết quả thu ngân sách đã đạt khá hơn dự báo. Đến ngày 31/12/2016, thu cân đối NSNN ước đạt khoảng 1.094 nghìn tỷ đồng, vượt 79,6 nghìn tỷ đồng (+7,8%) so dự toán, tăng thêm 55 nghìn tỷ đồng so báo cáo Quốc hội. Trong đó, thu ngân sách địa phương đạt 118,6% dự toán (tương ứng vượt 77,8 nghìn tỷ đồng), hầu hết các địa phương đều thu đạt và vượt dự toán được giao (58/63 địa phương); thu NSTW không kể ghi thu, ghi chi viện trợ cho các dự án, cơ bản đạt dự toán. Đặc biệt, trong năm 2016, kỷ luật tài chính đã được tăng cường, hiệu quả sử dụng NSNN tiến bộ qua việc thực hiện điều hành chi NSNN chặt chẽ. Mặc dù có những thời điểm nguồn thu ngân sách tập trung chậm, nhưng vẫn đảm bảo theo đúng dự toán, đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị của các đơn vị sử dụng ngân sách, nhất là trong điều hành quản lý chặt chẽ nguồn dự phòng các cấp; tạm giữ lại 50% dự toán chi dự phòng NSTW và NSĐP (đối với những địa phương dự kiến giảm thu) để chủ động xử lý khi nguồn thu NSNN giảm lớn. Cũng theo Bộ Tài chính, năm 2016, toàn ngành Tài chính đã chủ động đề xuất, tập trung phấn đấu thực hiện nghiêm và đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp tài chính - NSNN mà Quốc hội, Chính phủ đã đề ra; điều hành quyết liệt thu, chi, giữ bội chi NSNN trong phạm vi Quốc hội cho phép. Quản lý tích cực, từng bước cơ cấu lại, nâng cao tính bền vững nợ công. Quản lý, điều hành giá cả góp phần tích cực thực hiện kiểm soát lạm phát. Chủ động hội nhập tài chính khu vực và quốc tế. Triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội... Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng thẳng thắn nhìn nhận, trong điều hành, vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, như: Công tác xây dựng thể chế, chính sách vẫn còn một số trường hợp chưa đảm bảo tiến độ; công tác quản lý thu NSNN ở một số địa bàn, lĩnh vực chưa quyết liệt; nợ đọng thuế còn lớn; giải ngân vốn đầu tư phát triển còn chậm; việc phân bổ và sử dụng vốn vay còn dàn trải, hiệu quả đầu tư một số chương trình, dự án thấp; tình trạng chi sai quy định, vượt tiêu chuẩn định mức vẫn còn xảy ra ở một số đơn vị; tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn đầu tư chậm so yêu cầu đề ra. Cần thực hiện hiệu quả các giải pháp KT - XH năm 2017 Theo dự báo, năm 2017 tình hình kinh tế tiếp tục có chuyển biến tích cực, với mức tăng trưởng cao hơn (khoảng 6,7%). Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhất là các yếu tố tác động không thuận của hội nhập quốc tế, sự thích ứng của doanh nghiệp còn chậm, quá trình tái cơ cấu nền kinh tế còn khó khăn, chi phí lớn; diễn biến phức tạp, bất thường của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh; biến động khó lường của thị trường tài chính, tiền tệ, thương mại thế giới... Bộ Tài chính cho rằng, những yếu tố này có tác động bất lợi đến sự phát triển kinh tế và hoạt động tài chính - NSNN năm 2017. Đặc biệt, là năm đầu triển khai Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020; Chủ trương, giải pháp tái cơ cấu NSNN, quản lý nợ công; Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 – 2020, do đó đòi hỏi phải rất quyết tâm, nỗ lực phấn đấu, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ tài chính - NSNN. Trên cơ sở kế hoạch phát triển KT-XH năm 2017 và dự báo bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước, Chính phủ đã trình Quốc hội thông qua dự toán thu cân đối NSNN năm 2017 là 1,21 triệu tỷ đồng. Trong đó: Dự toán thu nội địa 990 nghìn tỷ đồng; dự toán thu dầu thô 38 nghìn tỷ đồng (giá dầu khoảng 50 USD/thùng); dự toán thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 180 nghìn tỷ đồng. Dự toán chi NSNN là 1,39 triệu tỷ đồng. Dự toán chi đầu tư phát triển NSNN là 357 nghìn tỷ đồng; dự toán chi thường xuyên NSNN là 896 nghìn tỷ đồng; dự toán chi trả nợ lãi là 99 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, chi trả nợ gốc của NSNN (không tính trong chi cân đối NSNN) khoảng 164 nghìn tỷ đồng. Dự toán bội chi NSNN là 178 nghìn tỷ đồng (3,5% GDP), trong đó bội chi NSTW mức 3,38%GDP (172 nghìn tỷ đồng); bội chi NSĐP mức 0,12% GDP (6 nghìn tỷ đồng). Nhiệm vụ huy động trong năm 2017 là 340 nghìn tỷ đồng, trong đó để bù đắp bội chi 184 nghìn tỷ đồng, để trả nợ gốc 156 nghìn tỷ đồng. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ tài chính - NSNN năm 2017, Bộ Tài chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các giải pháp phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm 2017 theo nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ trong đó tập trung vào các nội dung chủ yếu: Tổ chức triển khai thực hiện tốt Luật Ngân sách nhà nước năm 2015; các Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016 - 2020, Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016 - 2020, Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020. Thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, phối hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất - kinh doanh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đã đề ra; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, khuyến khích khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh...; Triển khai quyết liệt công tác thu NSNN, quyết tâm thu đạt và vượt dự toán Quốc hội quyết định. Tổ chức điều hành, quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, đúng quy định, chống lãng phí; nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN; chỉ đề xuất ban hành chính sách làm tăng chi NSNN khi thật sự cần thiết và có nguồn đảm bảo. Một số hình ảnh tại hội nghị: Toàn cảnh Hội nghị Tổng kết công tác tài chính - ngân sách nhà nước năm 2016 và Triển khai nhiệm vụ tài chính - ngân sách nhà nước năm 2017. Ảnh: Duy Thái Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tham dự hội nghị. Ảnh: Đức Minh Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải trình bày báo cáo tổng kết công tác tài chính ngân sách năm 2016- triển khai nhiệm vụ tài chính ngân sách nhà nước năm 2017. Ảnh: Đức Minh
P.V
(责任编辑:Cúp C1)
- ·trong vòng ôm moskva
- ·Khánh Hòa tổ chức nhiều hoạt động thu hút khách du lịch Xuân 2021
- ·Đường dây nóng tiếp nhận phản ánh về giao thông đường sắt
- ·Kỳ quan Việt Nam được triển lãm trực tuyến trên toàn thế giới
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 3/2019
- ·Cục Thuế TP.HCM: Truy thu và phạt hơn 800 tỉ đồng từ thanh, kiểm tra
- ·Chùm ảnh: Làng nghề hối hả chuẩn bị phục vụ Tết
- ·IPO Công ty Mai Động, Nhà nước thu về 37 tỷ đồng
- ·Quan hệ tình dục với trai trẻ dưới 18 tuổi có vi phạm pháp luật?
- ·Giá trị tài sản của các quỹ đầu tư quốc gia giảm 2.200 tỷ USD trong năm 2022
- ·'Con sợ ba mẹ không lo đủ tiền cho con chữa bệnh'
- ·Hà Nội phát hiện ca dương tính với SARS
- ·Giải mã vũ trụ đêm trong thơ Anh Hồng
- ·Năm 2023: Kinh tế thế giới sẽ ra sao?
- ·Thương bé mắc bệnh xoắn ruột khó mong có 20 triệu đồng
- ·Công nghệ thực tế mở rộng: 100+ ứng dụng thay đổi xã hội
- ·Hà Nội: Tạm giữ 5 tấn mỹ phẩm trôi nổi trị giá 3 tỷ đồng
- ·Ngày 14/1, Việt Nam ghi nhận thêm 10 ca mắc mới COVID
- ·Em có biết
- ·Bàn về văn hóa tặng sách trong thời đại công nghệ hiện nay