【al-nassr đấu với shabab al-ahli】Để người dân hiểu rõ Nghị quyết số 68
Với tinh thần khẩn trương,ĐểngườidnhiểurNghịquyếtsốal-nassr đấu với shabab al-ahli quyết liệt, Hậu Giang đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp hiểu rõ các chính sách hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết số 68 của Chính phủ.
Tại Hậu Giang, công tác rà soát được thực hiện kỹ, tránh trùng lặp, bỏ sót người cần được hỗ trợ.
Tăng cường giải thích, tuyên truyền
Vừa qua, một số trường hợp người dân phản ánh vấn đề không được hỗ trợ theo Nghị quyết số 68 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ lao động tự do. Tuy nhiên, qua tìm hiểu cụ thể: Do người dân không hiểu hết chính sách này cũng như không biết bản thân thuộc nhóm đối tượng nào, do đó đã “gõ cửa” nhiều cơ quan, đơn vị, thậm chí là liên hệ các cơ quan báo chí để tìm câu trả lời, phản ánh.
Trước thực trạng này cho thấy, dù công tác tuyên truyền đã được cấp ủy, chính quyền, các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo phải đẩy mạnh, tăng cường, tuy nhiên thực tế ở một vài nơi còn hạn chế, bởi nếu chỉ cần cơ sở hiểu, giải thích cụ thể, rõ ràng thì người dân không phải mất nhiều thời gian để liên hệ với nhiều cơ quan tìm lời đáp.
Nghị quyết số 68 của Chính phủ thực hiện 12 chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Dịch bệnh kéo dài, người dân gặp rất nhiều khó khăn, nên ai cũng mong muốn được hỗ trợ, tuy nhiên, chính sách chỉ hỗ trợ những đối tượng theo quy định và có những điều kiện ràng buộc, chứ không phải ai cũng được hỗ trợ. Vấn đề cần tuyên truyền sao cho người dân hiểu những đối tượng nào sẽ được hỗ trợ và mức hỗ trợ bao nhiêu, thủ tục như thế nào.
Trước vấn đề này, ông Nguyễn Công Duy, Phó Chủ tịch UBND huyện Châu Thành A, cho biết: “Để giúp người dân hiểu rõ về Nghị quyết số 68 của Chính phủ, ngoài tuyên truyền qua Đài Truyền thanh huyện, chúng tôi yêu cầu cán bộ cơ sở phải nắm rõ chính sách, giải thích cặn kẽ, cụ thể cho người dân chứ không nói chung chung. Từ đó, người dân biết mình có được hỗ trợ hay không, mà làm thủ tục đề nghị hưởng chính sách theo quy định”.
Vai trò của cán bộ ấp, khu vực rất quan trọng
Thực hiện Nghị quyết số 68 của Chính phủ, đến chiều ngày 27-9 tỉnh đã giải quyết hồ sơ cho 10 nhóm chính sách, với 1.890 doanh nghiệp và trên 85.900 người lao động. Để nghị quyết sớm đi vào cuộc sống và mang lại hiệu quả thiết thực thì người lao động và người sử dụng lao động phải nắm được và phải tiếp cận được với các chính sách hỗ trợ.
Công tác tuyên truyền là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, các sở, ngành và các địa phương theo chức năng, nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền với hình thức phong phú, đa dạng phù hợp với yêu cầu phòng, chống dịch như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhóm zalo... Đồng thời, thành lập đường dây nóng để tư vấn cho người dân, doanh nghiệp khi cần hỗ trợ. Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, từ khi thực hiện Nghị quyết số 68 đến nay, sở đã tiếp nhận trên 6.900 cuộc gọi điện thoại qua đường dây nóng về các vấn đề liên quan đến Nghị quyết số 68.
Là Bí thư Chi bộ, Trưởng ấp 3A, bà Lê Thanh Hà nắm rõ đời sống từng hộ dân trên địa bàn. Vì vậy, khi địa phương triển khai Nghị quyết số 68, bà tích cực tuyên truyền, rà soát những người dân thuộc đối tượng hỗ trợ theo nghị quyết để lập danh sách và đưa đơn đề nghị cho mọi người. Theo bà Hà, đối với nhóm lao động tự do, mặc dù địa phương đã hoàn thành việc rà soát, tiếp nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ, nhưng mỗi khi có người dân thắc mắc bà đều giải thích cho mọi người hiểu rằng không phải cứ làm nghề lao động tự do là được hỗ trợ, mà phải nằm trong những nghề được quy định theo quyết định của UBND tỉnh. Còn với những hộ kinh doanh, bà cũng tuyên truyền để những hộ kinh doanh thỏa các điều kiện làm hồ sơ đề nghị hỗ trợ theo quy định của chính sách. “Mình phải tuyên truyền, giải thích rõ thì người dân mới biết bản thân có thuộc đối tượng hỗ trợ hay không. Thời gian tới, tôi cùng với các đoàn thể ở ấp tiếp tục tuyên truyền về chính sách hỗ trợ của Chính phủ, để người dân biết, chủ động làm hồ sơ đề nghị hưởng chính sách khi đủ các điều kiện quy định”, bà Hà cho biết.
Theo ông Lưu Văn Dủ, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vị Thanh: Để thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách hỗ trợ theo tinh thần Nghị quyết số 68 của Chính phủ, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền từ cán bộ, đảng viên, đến Nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Đồng thời, tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh. “Trong thực hiện Nghị quyết số 68, các bí thư, trưởng ấp, khu vực phải nắm chắc và hiểu rõ chính sách, để tuyên truyền, giải thích cụ thể đến người dân. Ngoài tuyên truyền miệng, mọi người còn đẩy mạnh tuyên truyền qua các nhóm zalo của ngành, hội, đoàn thể. Cùng với đó, các cơ quan, ngành cần tích cực tuyên truyền và phối hợp tốt để giải quyết các thủ tục giúp người dân, doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ để hưởng chính sách hỗ trợ theo quy định”, ông Dủ cho biết.
Nghị quyết số 68 là một quyết sách hợp lòng dân. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các địa phương, Nghị quyết số 68 sẽ sớm đi vào cuộc sống, mang lại hiệu quả thiết thực, bảo đảm kịp thời, đúng và trúng đối tượng.
Thời gian hỗ trợ đối với các nhóm đối tượng như thế nào ?
Thực hiện theo Nghị quyết số 68 của Chính phủ, chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương; chính sách hỗ trợ người lao động ngừng việc; chính sách hỗ trợ người lao động chấm dứt hợp đồng lao động; chính sách hỗ trợ bổ sung và trẻ em; hỗ trợ tiền ăn; hỗ trợ một lần; chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh thực hiện đến hết ngày 31-12-2021. Chính sách giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Thời gian áp dụng 12 tháng, từ ngày 1-7-2021 đến hết ngày 30-6-2022. Chính sách hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho người lao động: người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ trong thời gian từ ngày 1-7-2021 đến hết ngày 30-6-2022… |
Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, tính đến chiều ngày 27-9, toàn tỉnh đã giải quyết hồ sơ hỗ trợ cho 10 nhóm chính sách theo Nghị quyết số 68 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 với 1.890 doanh nghiệp/hộ kinh doanh và trên 85.900 người, với tổng số tiền trên 85 tỉ đồng. Trong đó, các địa phương đã hoàn tất việc nộp hồ sơ đề nghị hưởng chính sách lao động tự do về tỉnh trước ngày 15-9. UBND tỉnh đã phê duyệt hỗ trợ trên 43.000 lao động tự do. Với các chính sách còn lại tỉnh tiếp tục thẩm định, phê duyệt hỗ trợ, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền để người dân, doanh nghiệp biết làm thủ tục hỗ trợ theo quy định. |
Bài, ảnh: BÍCH CHÂU
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Chủ tịch Quốc hội gặp mặt các doanh nhân trẻ
- ·Công an tỉnh: Cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân
- ·Bình Dương tăng cường thu hút nhà đầu tư Hàn Quốc
- ·Sau thời gian dài tạm ngưng, công trường dự án bắt đầu nhộn nhịp trở lại
- ·Cựu sếp bị khởi tố liên quan đến vụ Ngân hàng Đông Á, PNJ nói gì?
- ·Hạn chế đổi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ
- ·Dừng xe gây kẹt đường
- ·Vinhomes Golden Avenue
- ·Mảnh giấy nát gửi từ đội bóng Thái kẹt trong hang sâu: Bố mẹ chuẩn bị gà rán cho con nhé!
- ·Tập đoàn Vingroup chuẩn bị xây bệnh viện quốc tế hơn 2.000 tỷ đồng tại Cần Thơ
- ·Bộ Y tế: Yêu cầu đình chỉ lưu hành thuốc ‘Nhức khớp tiêu bại hoàn’
- ·Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mới: Giả nhân viên bưu điện lừa nhận bưu phẩm
- ·Không có chuyện phóng viên bị đánh khi tác nghiệp
- ·Người dân đề nghị xử lý tình trạng chiếm dụng lòng đường “họp chợ”
- ·Phải khắc phục tình trạng 'cắt giấy phép mẹ, đẻ giấy phép con'
- ·Khi cha mẹ… thiếu kỹ năng bảo vệ con trẻ!
- ·Huyện Phú Giáo: Triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm kéo giảm tai nạn giao thông
- ·Thế hệ Gen Z cần khoảng 30 năm mới có thể mua được nhà
- ·Sửa quy định về hoạt động thanh tra ngành công thương
- ·Yêu thương lan tỏa…