【persik】Hỗ trợ tối đa cho các nhà khoa học nghiên cứu về biển
Xin Bộ trưởng đánh giá về thị trường kết nối cung- cầu KH&CN hiện nay?ỗtrợtốiđachocácnhàkhoahọcnghiêncứuvềbiểpersik
KH&CN được Đảng và Nhà nước coi là quốc sách hàng đầu, các nhà khoa học Việt Nam có rất nhiều sản phẩm nghiên cứu có giá trị, các doanh nghiệp (DN) Việt Nam có nhu cầu ứng dụng và đổi mới công nghệ rất lớn, nhưng nhiều năm qua chúng ta chưa kết nối được các nhà khoa học, các viện trường với doanh nghiệp có nhu cầu kết nối công nghệ. Chính vì vậy sự kiện kết nối cung- cầu công nghệ mới đây tại Bắc Giang cũng như các sự kiện khác là cơ hội để cho DN có thể gặp gỡ các nhà khoa học.
Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân.
Trên cơ sở đó có thể sử dụng được các kết quả nghiên cứu, ứng dụng được các thành tựu KH&CN vào sản xuất kinh doanh và đây cũng là một khâu rất quan trọng trong thị trường công nghệ, đây cũng là vấn đề được đề cập trong đề án về phát triển thị trường KH&CN vừa được Thủ tướng phê duyệt.
Nếu chúng ta làm tốt kết nối giữa cung và cầu thông qua thị trường về công nghệ thì chúng ta sẽ thúc đẩy được thị trường công nghệ của đất nước không chỉ đối với DN mà cả hệ thống KH&CN.
Thời gian qua, nghiên cứu cơ bản chưa được coi trọng, việc Bộ tổ chức trao giải thưởng Tạ Quang Bửu cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học cơ bản, xin Bộ trưởng đánh giá về việc giải thưởng này sẽ khích lệ như thế nào đối với lĩnh vực nghiên cứu khoa học cơ bản?
Từ trước tới nay trong lĩnh vực KH&CN, chúng ta thường biết đến giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học công nghệ. Đây là 2 giải thưởng tầm quốc gia được dành cho tất cả các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Tuy nhiên các công trình đạt giải đều là những công trình nghiên cứu ứng dụng vì tính hiệu quả và khả năng áp dụng vào thực tế và sản xuất kinh doanh, đem lại những cái thành tựu rất quan trọng cho phát triển kinh tế, xã hội.
Còn nghiên cứu cơ bản là nghiên cứu đi trước, nghiên cứu đặt nền móng thế nên khó nhìn thấy thành tựu và kết quả được áp dụng vào thực tiễn. Vì thế mà hầu như các nhà nghiên cứu cơ bản của chúng ta chưa bao giờ dành được những giải thưởng lớn về KH&CN của đất nước. Vì vậy lần này Bộ KH&CN đã xây dựng và quyết định tặng giải thưởng Tạ Quang Bửu cho ngành nghiên cứu cơ bản.
Giải thưởng này về mặt giá trị vật chất không thua kém giải thưởng Hồ Chí Minh với mức giải thưởng về mặt vật chất tương đối cao là hai trăm triệu đồng và năm nay lần đầu tiên Bộ KH&CN tổ chức giải thưởng này.
Chúng tôi tin các nhà khoa học sẽ được động viên thông qua giải thưởng này và những nhà khoa học khác chưa có cơ hội dành giải thưởng trong những năm tới sẽ tích cực nghiên cứu cơ bản để có thể có được những thành tựu mới. Thành tựu rất quan trọng trong nghiên cứu cơ bản đặc biệt trong 7 lĩnh vực mà giải thưởng Tạ Quang Bửu vinh danh thì chúng ta sẽ có được rất nhiều sản phẩm phổ biến.
Trong những ngày gần đây, dư luận xã hội đang rất quan tâm đến vấn đề biển đảo, chủ quyền quốc gia, thì các nhà khoa học xã hội nhân văn, nghiên cứu các bằng chứng về chủ quyền, vậy Bộ trưởng đánh giá thế nào về những lĩnh vực nghiên cứu này?
Lĩnh vực nghiên cứu này rất quan trọng, vì Việt Nam là quốc gia có trên 3.000 km bờ biển, do đó nghiên cứu cho việc khẳng định chủ quyền, khai thác tài nguyên từ biển đối với Việt Nam là vấn đề hết sức cấp thiết và quan trọng.
Trong những năm qua Bộ KH&CN đã dành cho việc nghiên cứu về biển rất nhiều đề tài nghiên cứu và được đầu tư với quy mô lớn. Chúng tôi có hẳn một chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước nghiên cứu về biển.
Trong nghiên cứu về biển có mảng rất quan trọng đó là khoa học xã hội nhân văn nghiên cứu bằng chứng lịch sử, bằng chứng về khảo cổ cũng như bằng chứng về lý luận khẳng định chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như các hòn đảo khác và khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên thềm lục địa cũng như vùng đặc quyền kinh tế.
Đồng thời, thông qua nghiên cứu KH&CN chúng ta có điều tra đánh giá về tiềm năng và trữ lượng các loại khoáng sản và hải sản trên cơ sở đó chúng ta có quy hoạch phát triển ngành thủy sản cũng như ngành năng lượng của Việt Nam trong tương lai và vì vậy mà sự phối hợp giữa các nhà khoa học xã hội với các nhà khoa học công nghệ trong lĩnh vực nghiên cứu về biển là rất quan trọng.
Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước nghiên cứu về biển do Bộ KH&CN chủ trì cũng như các chương trình nghiên cứu cấp bộ khác như Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ NN&PTNT góp phần vào việc xây dựng được những cơ sở giữ liệu quan trọng ngoài việc khẳng định chủ quyền còn đánh giá được tiềm năng kinh tế biển của Việt Nam. Bộ KH&CN sẵn sàng hỗ trợ cao nhất cho các nhà khoa học để tiến hành nghiên cứu về biển.
Bên cạnh những sáng chế của các nhà khoa học, các Viện, Trường… những sáng chế của người dân đã đóng góp cho đời sống sản xuất những nghiên cứu sáng tạo có giá trị như thế nào, thưa Bộ trưởng?
Trong nhiều năm qua những sáng kiến của dân cũng đã được Bộ KH&CN phát hiện và hỗ trợ trong tất cả các chợ công nghệ các thiết bị chúng ta thường gọi là techmet, rồi mời các nhà sáng chế nông dân và những người bình thường có sáng kiến cải tiến kĩ thuật tham dự những chợ công nghệ thiết bị giới thiệu cả sáng kiến của mình với cộng đồng.
Chúng tôi cũng rất vui mừng là nhiều người nông dân sau khi được giới thiệu được cơ quan khoa học giúp đỡ về toàn diện công nghệ của mình đã có thể thương mại hóa được những cái sáng kiến của họ vào sản xuất. Nhiều người nông dân đã thành đạt và đưa vào sản xuất kinh doanh chính sản phẩm trí tuệ của mình.
Chúng tôi cũng giúp cho họ đăng ký ở Cục sở hữu trí tuệ về điểm sáng công nghiệp sáng chế, hỗ trợ cho họ trong hoàn thiện công nghệ . Hi vọng với sự hỗ trợ của nhà nước, những người nông dân có ý chí sáng tạo, có tinh thần khoa học sẽ tạo ra nhiều sản phẩm, tuy bước đầu giá trị còn rất bình thường nhưng khi được thương mại hóa sẽ phát huy giá trị tác dụng trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị trong cuộc sống.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Duy Anh(thực hiện)
(责任编辑:World Cup)
- ·Sau mưa lớn 2 ngôi nhà ở Quảng Ninh bị sụt lún, hở hàm ếch
- ·Techcombank được Tạp chí The Asian Banker vinh danh tại nhiều hạng mục giải thưởng
- ·Ông Kim Jong Un kêu gọi Quốc hội Triều Tiên sửa đổi hiến pháp về Hàn Quốc
- ·Bàn giao 2 xe cứu thương trị giá 2,4 tỷ đồng
- ·Nigeria: Giẫm đạp ngoài một cơ sở phân phát gạo, 22 người thiệt mạng
- ·Gần 3.000 ca COVID
- ·Nhiễm virus cúm
- ·Bộ Y tế hướng dẫn bệnh viện phân luồng, sàng lọc ca mắc COVID
- ·Chú trọng hoàn thiện hạ tầng giao thông để tạo sức bật mạnh mẽ
- ·Dịch sốt xuất huyết tăng hơn 10.000 ca/tuần
- ·Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn
- ·Bộ Y tế báo cáo Quốc hội về mua thiết bị chống dịch và giá xét nghiệm
- ·Giải quyết triệt để quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng
- ·14 triệu hộ chiếu vắc xin có trên PC
- ·Xe tải mất lái tông xe khách trên quốc lộ, nhiều người bị thương ở Bình Phước
- ·Khai giảng lớp bác sĩ chuyên khoa cấp I thuộc dự án 585
- ·Quảng Trị: Phát hiện kho chứa 50 tấn đường không giấy tờ
- ·Infographics: Thanh toán không dùng tiền mặt tăng trưởng mạnh mẽ
- ·TP Lai Châu: 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 43%
- ·Thêm ngân hàng bán vàng online, tiếp tục khuyến khích giảm lãi suất cho vay