【dudoanmacao】Nhà báo Đức đề cao cách Việt Nam vượt qua làn sóng lây nhiễm thứ 3
Trên trang tin Yahoo Nachrichten,ĐứcđềcaocchViệtNamvượtqualnsnglynhiễmthứdudoanmacao nhà báo Đức Johannes Giesler vừa có bài viết đánh giá cao công tác phòng, chống đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 của Việt Nam, nhấn mạnh rằng, với những biện pháp rõ ràng và kiên quyết trong cách ly các trường hợp lây nhiễm, nghi nhiễm và truy vết tiếp xúc, Việt Nam đã dễ dàng vượt qua làn sóng lây nhiễm thứ ba.
Ảnh chụp màn hình bài báo của nhà báo Johannes Giesler.
Mở đầu bài viết, tác giả đề cập công tác phòng, chống dịch ở Đức. Sau một thời gian dài đàm phán và thương lượng, chính phủ liên bang và chính quyền các bang cuối cùng đã thống nhất kéo dài lệnh phong tỏa đến ngày 18-4. Đã có những quy định nghiêm ngặt trong dịp lễ Phục sinh mà không có ngoại lệ như vào dịp Giáng sinh cuối năm 2020. Trong khi đó, số cas lây nhiễm mới và số cas phải điều trị tích cực đã gia tăng trở lại. Tại hầu hết các bang, số giường chăm sóc tích cực còn trống chỉ còn dưới 15%, thậm chí một số bang chỉ còn dưới 10%.
Tác giả bài báo cho rằng, nếu muốn tìm kiếm những thông tin tích cực trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 vào lúc này thì có thể nhìn sang Việt Nam, quốc gia đã vượt qua được làn sóng lây nhiễm thứ ba trong vòng chưa đầy hai tháng.
Đến nay, Việt Nam ghi nhận khoảng 2.500 cas nhiễm và 35 cas tử vong. Để có được thành tích này, Việt Nam đã có chiến lược “ZeroCovid”, trong đó điều quan trọng không phải là “đại dịch tiếp tục có kiểm soát mà là chấm dứt đại dịch”.
Do vậy, để không còn trường hợp lây nhiễm, Việt Nam đã áp đặt phong tỏa cục bộ nghiêm ngặt kéo dài cả tuần không có ngoại lệ. Qua đó, cuộc sống đã trở lại bình thường và có thể dễ dàng truy vết tiếp xúc các trường hợp mắc Covid-19.
Năm ngoái, Việt Nam cũng đã thành công đẩy lùi làn sóng lây nhiễm thứ hai và do vậy có thể phản ứng một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn với làn sóng lây nhiễm thứ ba vào cuối tháng 1.
Về kinh nghiệm ứng phó với đại dịch, tác giả dẫn nghiên cứu của Đại học Oxford cho biết thành công trong ứng phó với đại dịch của Việt Nam xuất phát từ việc nước này có một đội ngũ chuyên môn y tế vững, một chính phủ hành động kiên quyết và một chiến lược ngăn ngừa chủ động, trước hết dựa trên các xét nghiệm rộng rãi, truy vết tiếp xúc và cách ly nghiêm ngặt.
Các trường hợp mắc Covid-19 được theo dõi kỹ và được truy vết tới ba vòng tiếp xúc. Điều này dẫn tới việc hàng trăm nghìn người, gồm cả du khách nước ngoài, có tiếp xúc với người nhiễm bệnh đã phải cách ly và việc cách ly không chỉ được thực hiện tại nhà mà cả ở các cơ sở nhà nước. Bằng cách này có thể tránh lây nhiễm thêm trong gia đình, cũng như có thể kiểm soát việc tuân thủ cách ly.
Nếu có những đợt bùng phát lớn, toàn bộ khu vực ngay lập tức được phong tỏa, chẳng hạn như thành phố Đà Nẵng vào tháng 7 và tháng 8-2020 và trong thời gian này, Chính phủ Việt Nam thông báo rất thường xuyên cho người dân về diễn biến của đại dịch.
Ngoài ra, người dân Việt Nam đã trải qua cuộc chiến chống đại dịch SARS năm 2003 cũng như dịch cúm gia cầm năm 2004 và 2010. Chính phủ có thể nhanh chóng thông qua các quyết định chống dịch chỉ trong vài ngày, trong khi những nước khác có thể mất hàng tuần.
Những biện pháp đầu tiên, như đeo khẩu trang nơi công cộng, điều chỉnh đời sống xã hội, hạn chế di chuyển thậm chí được thực hiện trước khi trường hợp mắc Covid-19 đầu tiên được xác nhận ở Việt Nam.
Không lâu sau đó, Việt Nam đã đóng cửa các trường học, hạn chế nhập cảnh từ Trung Quốc và khu vực Schengen cũng như hủy bỏ hàng loạt sự kiện lớn. Thời điểm đưa ra những quyết định sớm và quyết liệt như vậy khi Việt Nam mới chỉ ghi nhận 5 cas bệnh, điều khó có thể tưởng tượng được ở những nước khác.
Bên cạnh đó, người dân Việt Nam cũng biết rõ về tầm quan trọng của các biện pháp vệ sinh dịch tễ và có cơ sở hạ tầng sẵn sàng cho việc cách ly số lượng lớn. Tính đến cuối năm ngoái đã có 10,2 triệu người ở Việt Nam thực hiện cách ly, trong đó khoảng 50% là cách ly tại các cơ sở công. Việt Nam đã đặt ra một lộ trình rõ ràng trong việc chống lại đại dịch ngay từ ngày đầu tiên.
Theo tác giả, ở Việt Nam không bao giờ có bất kỳ cuộc tranh luận nào về khả năng miễn dịch cộng đồng, không có cuộc mít-tinh nào mà mọi người không đeo khẩu trang và giữ khoảng cách tối thiểu, cũng như không có hoài nghi về hiệu quả của tiêm phòng hoặc các biện pháp vệ sinh dịch tễ.
Tác giả kết luận làn sóng lây nhiễm thứ ba bắt đầu tại Việt Nam vào ngày 28-1 và nay đã kết thúc.
Theo VIETNAM+
(责任编辑:La liga)
- ·Hải quan bắt giữ, xử lý hàng lậu, hàng vi phạm trị giá hơn 31.000 tỷ đồng
- ·Đổi mới chương trình, nội dung, tài liệu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên
- ·Giúp học sinh khó khăn có điều kiện học trực tuyến
- ·Kiểm định chất lượng 2 chương trình đào tạo của Trường đại học Ngoại ngữ
- ·Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm
- ·Tình yêu dối lừa – phim truyền hình lên sóng dịp Lễ tình nhân
- ·Nepal tìm thấy 2 hộp đen của máy bay gặp nạn
- ·VTV3 ra mắt gameshow ẩm thực Của ngon vật lạ
- ·Giá iPhone 16 series đầu năm 2025 tiếp tục giảm
- ·Đức ‘làm khó’ Mỹ nêu điều kiện bàn giao xe tăng cho Ukraine
- ·Phiên đấu giá biển số xe tiếp theo khi nào?
- ·Đối tượng buôn lậu thuốc lá tấn công lực lượng bắt giữ
- ·Khơi dậy đam mê sáng tạo trong học sinh
- ·Hương Thủy: Hơn 2.000 học sinh chuyển sang học ở nhà
- ·Đại tá Nguyễn Thanh Hà làm Phó Giám đốc Công an tỉnh An Giang
- ·Phát triển Đại học Huế gắn với các chiến lược cụ thể
- ·Đại sứ các nước gửi lời chúc Tết Quý Mão tới người dân Việt Nam
- ·Điều chỉnh giá dịch vụ y tế: Không ảnh hưởng nhiều đến người tham gia BHYT
- ·Nổ lớn tại hầm chung cư ở Bình Dương, nguyên nhân từ bóng đèn
- ·Nepal tổ chức quốc tang nạn nhân vụ rơi máy bay, kiểm tra mọi chuyến bay nội địa