【bang xêp hang tbn】Phòng, chống các bệnh truyền nhiễm: Cần có sự chung tay của cộng đồng
Trước tình hình các bệnh truyền nhiễm,òngchốngcácbệnhtruyềnnhiễmCầncósựchungtaycủacộngđồbang xêp hang tbn nhất là bệnh sởi, sốt xuất huyết (SXH) và tay chân miệng (TCM) tăng trên địa bàn tỉnh, mới đây, Sở Y tế cùng Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh đã tổ chức hội nghị tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi, SXH và TCM. Tại hội nghị, nhiều giải pháp đã được đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống các bệnh trên trong thời gian tới…
Nguyên nhân làm tăng các bệnh
Bác sĩ Huỳnh Thanh Hà, Phó Giám đốc Sở Y tế, cho biết Bình Dương là tỉnh có nguy cơ rất cao về bệnh sởi và TCM (riêng SXH không tăng so với năm trước). Trước tình hình đó, sở đã tổ chức hội nghị để triển khai các giải pháp nhằm tăng cường công tác phòng, chống dịch.
Trong thời gian gần đây, tình hình các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh có tăng, nhưng chủ yếu là bệnh sởi và TCM. Tại Bình Dương, bệnh SXH là diễn biến hầu như quanh năm. Về yếu tố dịch tễ tự nhiên, vào mùa mưa gần như bệnh SXH xuất hiện liên tục và cao điểm là vào thời điểm mưa nhiều (khoảng tháng 9, tháng 10). Tuy nhiên, theo bác sĩ Hà, bệnh SXH năm nay không tăng hơn và giảm rất nhiều so với năm 2017. Trong thời gian qua, ngành y tế đã triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh SXH liên tục và hiệu quả mang lại cũng rất cao. Bệnh TCM cũng là bệnh diễn biến quanh năm và bắt đầu tăng vào giữa tháng 8 đến nay, do đây là thời điểm các em nhập học tập trung. Bình Dương là tỉnh có con em lao động ngoài tỉnh rất nhiều, nghỉ hè nhiều em được về quê và khi trở lại Bình Dương một số em mang mầm bệnh trong người mà không hay biết, vẫn nhập học bình thường nên nguồn nguy cơ tập trung nhiều ở các trường học.
Trung tâm Y tế TP.Thủ Dầu Một tổ chức phun thuốc dập dịch sốt xuất huyết ở địa bàn phường Phú Mỹ
Giải thích về nguyên nhân làm bệnh TCM tăng cao hơn so với những năm trước, bác sĩ Hà cho rằng đó là do vào thời điểm tựu trường, tiếp xúc với yếu tố nguy cơ cao và vấn đề vệ sinh phòng bệnh chưa tốt. Đa số các trường hợp bệnh TCM được ghi nhận trên địa bàn tỉnh là con em người lao động ngoài tỉnh. Với bệnh sởi, là một bệnh được tiêm phòng bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Nếu tiếp xúc với yếu tố nguy cơ thì sẽ mắc bệnh và khi mắc bệnh rồi sẽ có miễn dịch vĩnh viễn (bệnh sởi chỉ mắc một lần). Do đó, biện pháp phòng bệnh sởi quan trọng nhất là tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ. Ở Bình Dương, tỷ lệ tiêm chủng sởi vẫn chưa đạt được độ bao phủ cộng đồng cao, mới đạt 95,98%. Do đó, vẫn còn hơn 4% chưa được bảo vệ. Mỗi năm thêm khoảng chừng đó số trẻ chưa được bảo vệ, thì đến một thời điểm nào đó miễn dịch cộng đồng sẽ giảm đi. “Một khi tỷ lệ miễn dịch cộng đồng giảm, cộng thêm tiếp xúc với yếu tố nguy cơ thì nhất định bệnh sởi sẽ bị lây, tăng trong cộng đồng”, bác sĩ Hà khẳng định.
Phòng bệnh tốt cần có sự chung tay
Điểm lại các nguyên nhân làm bệnh sởi, SXH và TCM tăng trong mùa cao điểm để thấy công tác phòng, chống bệnh luôn có ý nghĩa rất quan trọng. Với 2 bệnh chưa có vắc xin phòng bệnh là SXH và TCM, thực tế cho thấy, ở đâu vấn đề vệ sinh môi trường được quan tâm, chú ý thực hiện thường xuyên thì bệnh sẽ được kiểm soát tốt. Tại hội nghị mà ngành y tế tổ chức mới đây, một số giáo viên bày tỏ rằng do một số phụ huynh vì công việc không nghỉ được nên khi trẻ bị bệnh vẫn đưa đến trường. Một số trẻ bị bệnh TCM nhưng do không nổi bọng nước nên giáo viên, bảo mẫu không thể phát hiện được nếu phụ huynh không báo. Một số phụ huynh có tâm lý sợ nói bệnh con ra, trường sẽ cho nghỉ học và cách ly với các bạn trong lớp nên thường giấu bệnh của con. Đây là một trong những nguyên nhân làm bệnh TCM lây truyền từ trẻ này sang trẻ khác trong môi trường trường học. Do đó, để phòng bệnh, các giáo viên cho rằng, ngoài thực hiện tốt vấn đề vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường mà nhà trường thực hiện nhằm bảo đảm sức khỏe cho các cháu, thì ý thức của các bậc phụ huynh rất quan trọng. Khi con mình mắc bệnh, đặc biệt là các bệnh có tính lây truyền cao như TCM, sởi thì nên cho con ở nhà cha mẹ thay nhau chăm sóc, không nên đưa đến trường vì rất dễ lây cho các bạn chung lớp.
Đó là ở môi trường trường học, còn tại các địa phương, các đại biểu tham dự hội nghị cũng đặt ra nhiều vấn đề trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Bác sĩ Nguyễn Văn Chay, Phó Giám đốc Trung tâm Y tếTX.Tân Uyên, cho biết nguyên nhân làm bệnh SXH tăng trên địa bàn ngoài yếu tố thời tiết, thì TX.Tân Uyên là nơi có nhiều khu, cụm công nghiệp, có nhiều bãi đất hoang xen kẽ trong khu dân cư. Trước tình hình bệnh SXH tăng cao trên địa bàn, ngành y tế đã tham mưa Ban Chỉ đạo phòng chống dịch TX.Tân Uyên chỉ đạo các xã, phường trên địa bàn thực hiện tổng vệ sinh môi trường; ra quân diệt lăng quăng thường xuyên, nhất là những địa phương có ổ dịch tăng cao; kiểm tra, giám sát, phun thuốc dập dịch... Vậy, tại sao SXH vẫn tăng cao trên địa bàn? Bác sĩ Chay chia sẻ, tại cuộc họp 9 tháng năm 2018, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các xã, phường trên địa bàn đều cho rằng, ý thức của người dân trong phòng, chống dịch bệnh SXH chưa cao. Ngành y tế có tổ chức triển khai, truyền thông liên tục nhưng bà con nhiều khi cũng có làm nhưng làm chưa đúng cách, làm không trọn vẹn, không thường xuyên. Một số người khi được hỏi có thường xuyên thay nước bình bông, lu khạp chứa nước theo khuyến cáo của ngành y tế không thì trả lời có, nhưng làm cách đây 15, 20 ngày trước. Vì không làm thường xuyên, không trọn vẹn như thế, nên muỗi vẫn sinh sản, lăng quăng vẫn tồn tại và bệnh SXH vẫn còn ghi nhận. Do đó, để phòng bệnh, ngoài sự vào cuộc của ngành y tế, ý thức và thực hành của người dân có ý nghĩa rất lớn.
Theo dự báo của ngành y tế, hiện nay, bệnh SXH trên địa bàn tỉnh vẫn xuất hiện và chưa có dấu hiệu giảm; bệnh TCM vẫn còn diễn biến phức tạp và bệnh sởi vẫn đang trong giai đoạn cao điểm. “Phòng chống dịch bệnh là vấn đề mang tính sức khỏe cộng đồng, do đó, phải có sự can thiệp, chỉ đạo quyết liệt của các cấp chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể. Bên cạnh đó, ý thức phòng bệnh và thực hành các biện pháp phòng bệnh của người dân cũng rất quan trọng. Đối với bệnh sởi, các bậc phụ huynh cần đưa con em mình đi tiêm vắc xin phòng bệnh đầy đủ. Đối với bệnh SXH và TCM, cần thực hành thường xuyên các biện pháp phòng bệnh theo khuyến cáo của Bộ Y tế thì hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh mới được nâng lên…”, bác sĩ Hà nói.
CẨM LÝ
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để phát triển bền vững
- ·Trung Quốc đặt mục tiêu tái sử dụng 60% lượng rác thải vào năm 2025
- ·Dự án Saigon One Tower 6 năm “đắp chiếu” soi bóng sông Sài Gòn
- ·TP.HCM: BĐS trục Nguyễn Hữu Thọ ‘lên ngôi’
- ·Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Long An mời nhà đầu tư quan tâm tham gia dự án
- ·Thị trường văn phòng Hà Nội: Doanh nghiệp “đánh bạc” với rủi ro thị trường
- ·Triển vọng Quốc hội Mỹ thông qua gói cứu trợ kinh tế quy mô lớn
- ·Quảng Nam: Rà soát, thu hồi các quyết định không đúng về công tác cán bộ
- ·Thúc đẩy TP. HCM phát triển nhanh, bền vững, tự tin vững bước đi lên
- ·7 góc ban công lãng mạn và tầm nhìn tuyệt đẹp
- ·Bảo Châu Elec
- ·Căn hộ chìa khóa đôi, phong cách sống mới tại Diamond Island
- ·Hàng trăm khách tham quan căn hộ mẫu Xuân Mai Complex
- ·Cất nóc ‘tuyệt phẩm kiến trúc Pháp’ bên hồ Tây
- ·Giá heo hơi hôm nay 27/7/2023: Nhiều nơi mất mốc 60.000 đồng/kg
- ·Naman Garden: chuẩn mực mới nghỉ dưỡng đẳng cấp 5 sao
- ·Nga chạy đua hoàn thành Dòng chảy phương Bắc 2, nghị sĩ Mỹ nóng lòng đòi trừng phạt
- ·Tranh chấp từ các dự án bất động sản: Bên nào cũng thiệt
- ·Chuyển đổi sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu ở ĐBSCL
- ·Quy hoạch xong lại điều chỉnh: Tắc nghẽn, bùng nhùng nội đô