会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tỉ số bóng đá hom nay】Phương án cứu Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng; Đầu tư cao tốc Quy Nhơn!

【tỉ số bóng đá hom nay】Phương án cứu Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng; Đầu tư cao tốc Quy Nhơn

时间:2024-12-23 20:02:21 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:461次

Đó là hai trong số những thông tin về đầu tưđáng chú ý trong tuần qua.

Hà Nội: Xây dựng Cụm công nghiệp Long Xuyên vốn đầu tư 150 tỷ đồng

Ngày 19/8,ươngáncứuDựánchốngngậptỷđồngĐầutưcaotốcQuyNhơtỉ số bóng đá hom nay UBND huyện Phúc Thọ (Hà Nội) phối hợp với Công ty cổ phần Đầu tư Thiên Ân khởi công dự ánxây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Long Xuyên có tổng vốn đầu tư khoảng 150 tỷ đồng.

Cụm công nghiệp Long Xuyên do Công ty cổ phần đầu tư Thiên Ân làm chủ đầu tư, có quy mô gần 6 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 150 tỷ đồng. 

Phát biểu tại Lễ khởi công, Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Nguyễn Đình Sơn cho biết, thời gian qua, huyện luôn quan tâm đầu tư xây dựng các cụm công nghiệp. 

Năm 2020, UBND TP. Hà Nội phê duyệt cho huyện Phúc Thọ thành lập 6 cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 95 ha. Đến nay, đã có 4 cụm công nghiệp đang thi công xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Đối với Cụm công nghiệp Long Xuyên do Công ty cổ phần đầu tư Thiên Ân làm chủ đầu tư, có quy mô gần 6 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 150 tỷ đồng. Dự án sau khi hoàn thành sẽ góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại huyện Phúc Thọ nói riêng, TP. Hà Nội nói chung. 

Cũng theo ông Nguyễn Đình Sơn, tốc độ phát triển kinh tế nhanh kéo theo nhu cầu về mặt bằng sản xuất ngày càng lớn. Việc đầu tư dự án Cụm công nghiệp Long Xuyên sẽ góp phần giải quyết nhu cầu mặt bằng cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã Long Xuyên và các xã lân cận…

Phát biểu tại Lễ khởi công, Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền cho biết, TP. Hà Nội luôn ưu tiên phát triển hạ tầng sản xuất công nghiệp nhằm hoàn thành chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2021-2025 đạt 8,5 % - 9 %. 

“Đến nay, qua rà soát, các chỉ tiêu về phát triển khu, cụm công nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội đều đã hoàn thành và vượt chỉ tiêu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP. Hà Nội lần thứ XVII đã đề ra. TP. Hà Nội đã khởi công được 25/43 cụm công nghiệp và Cụm công nghiệp Long Xuyên khởi công là cụm công nghiệp thứ 26”, ông Nguyễn Mạnh Quyền thông tin.

Phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội đề nghị ngay sau lễ khởi công, các đơn vị tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi nhất cho chủ đầu tư trong quá trình triển khai thực hiện dự án, nhất là trong việc tháo gỡ khó khăn vướng mắc. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp văn minh, hiện đại, đảm bảo sáng - xanh - sạch - đẹp. 

Đối với chủ đầu tư, ông Nguyễn Mạnh Quyền đề nghị cần tập trung toàn bộ nguồn lực để nhanh chóng hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Long Xuyên, thu hút nhà đầu tư thứ phát vào sản xuất - kinh doanh để phát huy tối đa hiệu quả của dự án, đóng góp vào sự phát triển kinh tế- xã hội của huyện Phúc Thọ nói riêng và TP. Hà Nội nói chung.

Theo Phó chủ tịch Nguyễn Mạnh Quyền, UBND TP. Hà Nội đang chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND huyện Phúc Thọ rà soát để mở rộng hết cỡ diện tích trong khung quy định mà Trung ương cho phép nhằm đảm bảo đầu tư hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp đồng bộ, văn minh, hiện đại, sáng, xanh, sạch, đẹp; trong đó Cụm công nghiệp Long Xuyên dự kiến mở rộng thêm 9 ha, nâng tổng diện tích lên thành 15 ha…

Phát biểu tại Lễ khởi công, Phó chủ tịch HĐQT, Phó giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư Thiên Ân Nguyễn Đăng Tuấn cho biết, doanh nghiệp sẽ tập trung toàn bộ nguồn lực, nhanh chóng hoàn thành dự án đảm bảo tiến độ, chất lượng như đã cam kết, trở thành cụm công nghiệp có hạ tầng kỹ thuật tiên tiến, đồng bộ, hiện đại, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Phúc Thọ. 

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành của TP. Hà Nội và huyện Phúc Thọ trong quá trình triển khai thực hiện dự án; tuân thủ đúng quy định của pháp luật về quy hoạch, đất đai, đầu tư, xây dựng, môi trường, phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động và các quy định của pháp luật có liên quan, không để dự án ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sinh hoạt của nhân dân khu vực lân cận. 

Quy hoạch Cảng hàng không Pleiku đạt công suất 4 triệu hành khách/năm vào năm 2030

Cục Hàng không Việt Nam vừa có tờ trình đề nghị Bộ GTVT xem xét phê duyệt quy hoạch Cảng hàng không Pleiku - Gia Lai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cảng hàng không Pleiku - Gia Lai.

Đây là sân bay có vị trí, chức năng trong mạng cảng hàng không dân dụng toàn quốc là cảng hàng không quốc nội; tính chất sử dụng là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự.

Theo đề xuất, trong thời kỳ 2021-2030, Cảng hàng không Pleiku có cấp sân bay 4C theo mã tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) và sân bay quân sự cấp II; công suất 4 triệu hành khách/năm và 4.500 tấn hàng hóa/năm.

Cảng hàng không Pleiku có 14 vị trí đỗ tàu bay; loại tàu bay khai thác là A320/A321 và tương đương trở xuống; phương thức tiếp cận hạ cánh: CAT I.

Tầm nhìn đến năm 2050, Cảng hàng không Pleiku giữ nguyên cấp sân bay 4C và sân bay quân sự cấp II; công suất 5 triệu hành khách/năm và 12.000 tấn hàng hóa/năm; tổng số vị trí đỗ tàu bay là 18 vị trí; loại tàu bay khai thác là A320/A321 và tương đương trở xuống; phương thức tiếp cận hạ cánh: CAT I.

Trong thời kỳ 2021-2030, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất quy hoạch đường CHC hướng 09-27, kích thước 3.000m x 45m (kéo dài đầu 27 đường CHC hiện hữu thêm 600m), lề vật liệu rộng 7,5m, đảm bảo hiệu quả khai thác thương mại các dòng tàu bay code C và tương 4 đương. Tầm nhìn đến năm 2050 vẫn giữ nguyên theo quy mô xây dựng tại giai đoạn trước.

Về nhà ga hành khách (khu đất B-01), trong thời kỳ 2021-2030, Cảng hàng không Pleiku được quy hoạch nhà ga hành khách mới đáp ứng công suất 4 triệu hành khách/năm. Tầm nhìn đến năm 2050 sẽ thực hiện mở rộng nhà ga hành khách mới đáp ứng công suất 5 triệu hành khách/năm (dự phòng đất phát triển khi có nhu cầu).

Nhà ga hàng hoá (khu đất B-02), trong thời kỳ 2021-2030, quy hoạch nhà ga hàng hóa mới đáp ứng khai thác 4.500 tấn hàng hóa/năm. Tầm nhìn đến năm 2050, Cảng hàng không Pleiku thực hiện mở rộng nhà ga hàng hóa mới đáp ứng khai thác 12.000 tấn hàng hóa/năm.

Trong thời kỳ 2021-2030, Cảng hàng không Pleiku được quy hoạch dự phòng vị trí xây dựng hangar tại khu đất dự phòng phát triển A-17, đầu tư xây dựng đồng bộ hangar và sân đỗ trước hangar khi có nhu cầu; tầm nhìn đến năm 2050 sẽ giữ nguyên vị trí như giai đoạn đến năm 2030, đầu tư xây dựng đồng bộ 1-2 hangar và sân đỗ trước hangar khi có nhu cầu.

Cục Hàng không Việt Nam cho biết, hồ sơ Quy hoạch Cảng hàng không Pleiku thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được đơn vị tư vấn nghiên cứu trên cơ sở thống kê, phân tích số liệu khai thác hiện có của các cảng hàng không tại Việt Nam, số liệu tăng trưởng kinh tế, du lịch, thương mại dịch vụ và các ngành có ảnh hưởng đến sự phát triển của hành khách tại Cảng hành khách Pleiku, các định hướng quy hoạch phát triển của các ngành, của tỉnh, khu vực và cả nước để nghiên cứu số liệu dự báo, làm cơ sở quy hoạch quy mô các khu vực chức năng cho Cảng hàng không.

Trong đó phương án lựa chọn đã được tư vấn nghiên cứu kỹ lưỡng, đảm bảo tính tối ưu trong phương án quy hoạch các khu chức năng, tiết kiệm kinh phí xây dựng và khả thi trong phương án đầu tư xây dựng.

Cục Hàng không Việt Nam cũng kiến nghị Bộ GTVT xem xét, làm việc với UBND tỉnh Gia Lai để cập nhật quy hoạch Cảng hàng không Pleiku vào hồ sơ điều chỉnh quy hoạch chung Thành phố Pleiku đến năm 2045 do địa phương đang tổ chức thực hiện.

Trong đó kiến nghị phương án đường Phạm Ngọc Thạch mỗi luồng rộng 10,5m đủ để phân 3 làn xe, giữa hai luồng xe của đường bố trí dải phân cách giữa rộng 10,0m trồng cây xanh, bề rộng vỉa hè mỗi bên rộng 3m.

Làm rõ phương án đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku trị giá 37.621 tỷ đồng

UBND tỉnh Gia Lai vừa có công văn gửi Bộ GTVT về việc hoàn thiện nội dung liên quan phương án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.

Tại công văn này, UBND tỉnh Gia Lai khẳng định việc sớm đầu tư tuyến đường bộ cao tốc đoạn Quy Nhơn - Pleiku là phù hợp với quan điểm và giải pháp phát triển của Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đó, Nghị quyết 23 xác định tập trung phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận lợi toàn vùng tới các cảng biển, cảng hàng không nội địa và Quốc tế. Đến năm 2030, phấn đấu hoàn thành một số hạ tầng giao thông quan trọng: tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa - Chơn Thành, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương…

“Tuyến cao tốc Quy Nhơn – Pleiku được đầu tư sẽ nâng cao khả năng kết nối, rút ngắn thời gian, chi phí vận tải và đảm bảo an toàn giao thông, tạo động lực liên kết, lan tỏa thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, đặc biệt nối Tây Nguyên với cảng biển nước sâu, đồng thời tăng cường quốc phòng, an ninh trong khu vực”, lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai cho biết.

Bên cạnh đó, tuyến cao tốc nói trên còn góp phần đáp ứng nhu cầu vận tải trên trục Đông - Tây, là hành lang vận tải quan trọng phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, kết nối cảng biển của khu vực duyên hải miền Trung với cửa khẩu vùng Tây Nguyên nói riêng và kết nối Biển Đông với khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam nói chung, xa hơn nữa là khả năng kết nối với các nước Thái Lan, Myanmar.

Theo UBND tỉnh Gia Lai, do đặc điểm về địa hình nên hệ thống giao thông kết nối giữa khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng Nam Trung Bộ không thể phát triển giao thông đường thủy, hạn chế trong việc phát triển đường sắt (đặc biệt là đường sắt vận tải hàng hóa), chỉ có vận tải hàng không và đường bộ là phương thức vận tải phù hợp.

Hiện nay, hệ thống giao thông đường bộ trong khu vực chủ yếu tập trung ở 2 trục dọc hiện hữu là Quốc lộ 1, Quốc lộ 14 và đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông đang dần hình thành, trục ngang chỉ có duy nhất đường Quốc lộ 19.

Trong bối cảnh đường Quốc lộ 19 được khai thác từ năm 1961, trên tuyến có 2 vị trí đèo An Khê (chiều dài khoảng 9km, chênh cao khoảng hơn 400m) và đèo Mang Yang (chiều dài khoảng 5km, chênh cao khoảng hơn 300m) quanh co, hiểm trở có những đường cong tay áo rất hạn chế về lưu thông, đặc biệt đối với các xe tải nặng, xe container, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Mặc dù Quốc lộ 19 đang được đầu tư cải tạo, nâng cấp bởi Dự án Tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (vốn vay WB) nhưng tuyến đường vẫn còn nhiều điểm khó khăn về yếu tố hình học, thời gian hành trình từ TP. Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) đến TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) hiện tại khoảng 3,5 giờ - 4 giờ.

Trong khi đó, nếu đưa tuyến đường cao tốc Quy Nhơn – Pleiku vào khai thác thời gian rút ngắn còn khoảng 1,5 giờ - 2 giờ, đảm bảo yếu tố vận doanh và nâng cao an toàn giao thông cho các phương tiện cơ giới lưu thông.

Liên quan đến hướng tuyến cao tốc Quy Nhơn – Pleiku, UBND tỉnh Gia Lai cho biết, công tác nghiên cứu hướng tuyến đoạn qua tỉnh Gia Lai về cơ bản đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai thống nhất tại văn bản số 1001-KL/TU ngày 25/11/2022 của Tỉnh ủy Gia Lai.

Trong quá trình triển khai chi tiết sẽ xem xét vi chỉnh một số đoạn để hạn chế tối đa ảnh hưởng khu dân cư, đất quốc phòng và các dự án đầu tư ở các địa phương phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Cụ thể, chiều dài tuyến trên địa phận tỉnh Gia Lai khoảng 85,6 km; kết nối với điểm cuối từ hướng tuyến trên địa phận tỉnh Bình Định tại đèo An Khê, tuyến đi hoàn toàn về phía Nam so với Quốc lộ 19.

Hướng tuyến cơ bản tuân thủ theo quy hoạch đã được phê duyệt, có điều chỉnh một số đoạn đảm bảo các yếu tố kinh tế - kỹ thuật và phù hợp với quy hoạch của địa phương như: đoạn Km37+300 – Km64+700 sẽ điều chỉnh tuyến về phía Bắc so với quy hoạch từ 1-3 km do khống chế vị trí để xây dựng hầm An Khê tại khoảng Km37+300, khắc phục điều kiện rất khó khăn về địa hình ở phía Nam, cũng như tăng tính kết nối với ĐT.667 về thị xã An Khê tại Km52+300 và với đường Trường Sơn Đông về Đak Pơ tại Km63+200; đoạn từ Km64+700 – Km94+700 sẽ điều chỉnh hướng tuyến về phía Bắc so với quy hoạch để tránh ảnh hưởng đến phạm vi rừng phòng hộ, khống chế tại vị trí hầm Mang Yang và đảm bảo kết nối các trục đường về thị trấn Kon Dơng, huyện Mang Yang.

Dự kiến, tuyến đi qua địa phận các huyện, thị xã như: Thị xã An Khê về phía Nam, giao cắt với ĐT.667, huyện Đak Pơ về phía Nam, giao cắt với đường Trường Sơn Đông; huyện Mang Yang, giao cắt với ĐT.666, huyện Đak Đoa. Điểm cuối Km122+900, kết nối với đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14), thuộc TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai.

UBND tỉnh Gia Lai đề nghị GTVT báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận cho phép đầu tư tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku theo hình thức đầu tư công, sử dụng vốn ngân sách Trung ương.

Qua tham khảo các dự án cao tốc tương tự, tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có địa hình và các yếu tố kỹ thuật, quy mô công trình phức tạp hơn nhiều.

Trên tuyến có 2 vị trí đèo An Khê (chiều dài khoảng 9km, chênh cao khoảng hơn 400m) và đèo Mang Yang (chiều dài khoảng 5km, chênh cao khoảng hơn 300m); 2 hầm An Khê, Mang Yang có chiều dài tổng cộng khoảng 5 km; chiều dài và chiều cao các cầu dẫn lớn.

Hiện nay các đơn vị quản lý dự án trên địa bàn tỉnh chưa có kinh nghiệm trong công tác quản lý dự án cao tốc có quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp. Do vậy về tổ chức thực hiện, UBND tỉnh Gia Lai đề nghị Bộ GTVT  làm cơ quan chủ quản thực hiện dự án; UBND mỗi tỉnh phối hợp thực hiện công tác giải phóng mặt bằng theo địa giới hành chính.

Trước đó, vào tháng 7/2024, Sở GTVT Gia Lai đã có văn bản đề nghị Bộ GTVT xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cho phép đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku theo hình thức đầu tư công.

Dự án này sẽ có điểm đầu tại nút giao với Quốc lộ 19B (khoảng lý trình Km39+200) thuộc xã Nhơn Mỹ, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định; điểm cuối tại nút giao đường Hồ Chí Minh (Quốc lộ 14), thuộc TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai với tổng chiều dài tuyến 122,9 km.

Sở GTVT Gia Lai đề xuất thực hiện đầu tư Dự án theo quy mô quy hoạch 4 làn xe, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 37.621 tỷ đồng. Dự kiến, công trình sẽ thực hiện chuẩn bị đầu tư từ năm 2024-2025; triển khai xây dựng cơ bản hoàn thành trước năm 2030.

TP.HCM còn hơn 30.000 tỷ đồng vốn giải phóng mặt bằng chưa giải ngân được

Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo UBND TP.HCM về kết quả giải ngân vốn đầu tư công 7 tháng đầu năm và giải pháp thực hiện giải ngân những tháng còn lại của năm 2024.

Dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm tăng vốn giải phóng mặt bằng thêm 7.600 tỷ đồng - Ảnh: Trọng Tín 

Theo báo cáo, tính đến hết ngày 2/8/2024, tổng số vốn đầu tư công đã giải ngân của Thành phố là 12.064 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 15,2 % trên tổng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ giao năm 2024 là 79.263 tỷ đồng.

Năm nay, TP.HCM bố trí 32.674 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng, song đến hết tháng 7 mới giải ngân được 2.440 tỷ đồng. Còn lại 30.234 tỷ đồng chưa giải ngân được do hiệu lực thi hành của Luật Đất đai thay đổi và có hiệu lực sớm hơn.

Do đó, từ ngày 1/8, các cơ cơ quan quản lý Nhà nước phải bổ sung quy định bồi thường theo Luật Đất đai mới để bổ sung một số chính sách mới có lợi hơn cho người dân nhằm tạo thuận lợi trong quá trình giải phóng mặt bằng.

Chính vì vậy, việc làm thủ tục bồi thường giải phỏng mặt bằng bị chậm, kéo theo giải ngân vốn đầu tư công cũng chậm.

Nhiều dự án trước đây đã được duyệt tổng mức đầu tư, khi đang triển khai và áp dụng quy định của Luật Đất đai mới từ ngày 1/8 thì tổng mức đầu tư tăng lên do vốn bồi thường giải phóng mặt bằng tăng.

Điển hình là Dự án Nạo vét cải tạo môi trường xây dựng hạ tầng rạch Xuyên Tâm (từ kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè đến sông Vàm Thuật), khi áp dụng quy định Luật Đất đai mới dự kiến tổng chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng lên đến 12.978 tỷ đồng (tăng thêm 7.600 tỷ đồng so với chi phí đã được duyệt trước đây).

Dự án tiếp theo tăng vốn giải phóng mặt bằng là Dự án Nạo vét, xây dựng hạ tầng, cải tạo môi trường bờ Bắc kênh Đôi (quận 8) vốn giải phóng mặt bằng lên đến 5.100 tỷ đồng (tăng thêm 2.400 tỷ đồng so với chi phí đã được duyệ trước đây).

Ngoài ra, TP.HCM có một số dự án vốn giải phóng mặt bằng rất lớn như: Dự án đường Vành đai 2 (đoạn từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp) là 6.600 tỷ đồng; đoạn từ đường Võ Nguyên Giáp đến đường Phạm Văn Đồng là 1.800 tỷ đồng.

Để giải ngân số vốn hơn 30.000 tỷ đồng còn lại, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị UBND TP.HCM giao các Sở chuyên ngành phối hợp với các chủ đầu tư và các địa phương lập hồ sơ đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư để UBND trình HĐND Thành phố tại kỳ họp chuyên đề vào tháng 9/2024.

TP.HCM dự kiến vốn đầu tư công năm 2025 chạm ngưỡng 100.000 tỷ đồng

Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo UBND TP.HCM về tình hình giải ngân vốn đầu tư công và kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025.

Một đoạn của đường Vành đai 2, TP.HCM sẽ khởi công vào năm 2025. Ảnh: Lê Toàn

Số liệu thống kê của đơn vị quản lý về đầu tư của TP.HCM cho thấy, tổng vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 nguồn vốn ngân sách địa phương là 249.590 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2021-2024 giải ngân được 149.585 tỷ đồng. Trong đó năm 2021, giải ngân 18.680 tỷ đồng; năm 2022 giải ngân 24.539 tỷ đồng; năm 2023 giải ngân 34.567 tỷ đồng; năm 2024 dự kiến giải ngân 71.798 tỷ đồng.

Như vậy, số vốn ngân sách địa phương còn lại phải giải ngân trong năm 2025 là 100.004 tỷ đồng. Nếu như năm 2024 số vốn giải ngân không đạt mục tiêu 95% như kế hoạch đề ra thì số vốn dồn lại cho năm 2025 sẽ vượt ngưỡng hơn 100.000 tỷ đồng.

Cần biết rằng năm 2024, số vốn đầu tư công từ ngân sách địa phương của Thành phố là 75.577 tỷ đồng nhưng đến hết tháng 7 mới giải ngân được 12.064 tỷ đồng (đạt 15,2%).

Theo tính toán của Sở Kế hoạch và Đầu tư, kế hoạch đầu tư công từ vốn ngân sách địa phương dự kiến năm 2025 là hơn 100.000 tỷ đồng.

Trong đó, tổng số vốn đăng ký cho các Dự án đã đáp ứng đủ điều kiện để xem xét bố trí vốn trong năm 2025 là 53.029 tỷ đồng.

Tổng số vốn đăng ký cho các dự án chuẩn bị đầu tư, dự kiến khởi công trong năm 2025 (đang hoàn thiện thủ tục) là 46.975 tỷ đồng.

Để chuẩn bị các điều kiện tốt nhất nhằm giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, Sở Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan chủ quản khẩn trương hoàn tất các thủ tục đầu tư công năm 2025 để trình HĐND vào cuối năm 2024.

Mới đây, Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM đã có văn bản gửi các quận, huyện, TP. Thủ Đức đề nghị chủ động rà soát, đánh giá sự phù hợp với quy hoạch đô thị đối với dự án đưa vào kế hoạch đầu tư công năm 2025.

Trường hợp qua rà soát quy hoạch, nhận thấy đồ án quy hoạch có nội dung bất cập, cần thiết phải điều chỉnh, đề nghị các đơn vị chủ động triển khai ngay các thủ tục điều chỉnh quy hoạch theo hướng dẫn của Sở Quy hoạch - Kiến trúc.

Trên cơ sở tiến độ điều chỉnh quy hoạch đô thị, tiến độ triển khai dự án, các đơn vị xem xét đưa vào kế hoạch triển khai các dự án đầu tư công năm 2025 nhằm đảm bảo tính khả thi, tránh bị động về thời gian thực hiện do điều chỉnh quy hoạch như thời gian vừa qua.

Hiện nay, nhiều dự án đầu tư công của TP.HCM đã được bố trí vốn nhưng chưa thể thi công vì chờ điều chỉnh quy hoạch. Điều này vừa ảnh hưởng đến tiến độ dự án vừa ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Và hệ quả lớn nhất là dự án bị ngâm vốn do chờ thủ tục.

Quảng Trị làm rõ đề xuất đầu tư đoạn 8 km trên tuyến Quốc lộ 15D

Theo UBND tỉnh Quảng Trị, tác động của phương án đầu tư đoạn tuyến Quốc lộ 15D đoạn từ Quốc lộ 1 đến cao tốc Cam Lộ - La Sơn (dài khoảng 8 km) theo hình thức đầu tư công đối với tính khả thi, hiệu quả của tổng thể Dự án đầu tư xây dựng mới Quốc lộ 15D đoạn từ Quốc lộ 1 đến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây (42 km) theo phương thức PPP, thì việc đầu tư dự án này sẽ giảm chi phí đầu tư, đảm bảo tính khả thi của phương án tài chính, rút ngắn thời gian thu phí hoàn vốn tăng hiệu quả của tổng thể Dự án đầu tư xây dựng mới Quốc lộ 15D đoạn từ Quốc lộ 1 đến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây (42 km) theo phương thức PPP.

Điểm giao Quốc lộ 15D với cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Điều này đặt trong bối cảnh điều kiện ngân sách tỉnh Quảng Trị còn khó khăn chưa thể cân đối bố trí phần vốn ngân sách nhà nước tham gia vào Dự án đầu tư xây dựng mới Quốc lộ 15D đoạn từ Quốc lộ 1 đến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây (42 km) theo phương thức PPP.

Theo UBND tỉnh Quảng Trị, trước đó, UBND tỉnh Quảng Trị đã chấp thuận nhà đầu tư lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng Quốc lộ 5D đoạn từ Quốc lộ 1 đến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây với chiều dài 42 km (bao gồm đoạn từ Quốc lộ 1 đến đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn dài 8 km và đoạn từ cao tốc Cam Lộ - La Sơn đến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây dài 34 km) theo phương thức PPP.

Do đặc điểm tuyến đường khảo sát có nhiều đồi núi, đi qua rừng đặc dụng nên UBND tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo nhà đầu tư nghiên cứu 2 phương án thiết kế.

Phương án 1 có thiết kế 2 đoạn hầm, 2 làn xe, giải phóng mặt bằng cho 2 làn xe với tổng mức đầu tư 7.165 tỷ đồng, diện tích chiếm dụng rừng đặc dụng và rừng phòng hộ 44,6 ha.

Phương án 2 có thiết kế 2 đoạn hầm, 2 làn xe, giải phóng mặt bằng cho 4 làn xe, tổng mức đầu tư 7.482 tỷ đồng, diện tích chiếm dụng rừng đặc dụng và rừng phòng hộ 12,05 ha. Cả 2 phương án này nếu thiết kế đoạn tuyến từ Quốc lộ 1 đến cao tốc Cam Lộ - La Sơn dài 8km có nền đường 55m và tổng mức đầu tư khoảng 630 tỷ đồng.

Tuy nhiên do tổng mức đầu tư lớn, thời gian thu phí hoàn vốn kéo dài (khoảng 29 năm), khó thu hút vốn của các nhà đầu tư khác nên nhà đầu tư đã không lựa chọn mà đề xuất phương án không xây dựng hầm, quy mô 2 làn xe, giải phóng mặt bằng cho 4 làn xe, tổng mức đầu tư 4.020 tỷ đồng. Tuy vậy, phương án này chiếm dụng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng rất lớn (khoảng 139 ha) nên thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư của Quốc hội.

Về hiện trạng đoạn tuyến Quốc lộ 15D đoạn từ Quốc lộ 1 đến cao tốc Cam Lộ - La Sơn, theo UBND tỉnh Quảng Trị, hiện nay, đây là đoạn tuyến nằm trong tổng thể tuyến đường bộ nối từ Cảng biển Mỹ Thuỷ đến cửa khẩu quốc tế La Lay, tỉnh Quảng Trị đã được xác định trong Quy hoạch mạng lưới đường bộ quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong đó, đoạn từ biển Mỹ Thuỷ đến Quốc lộ 1 dài 13,8 km đã được đầu tư xây dựng với quy mô đường cấp III đồng bằng và chưa được nâng cấp thành quốc lộ.

Đoạn từ Quốc lộ 1 đế đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn dài 8 km, được quy hoạch với quy mô mặt cắt ngang rộng 55 m, hiện trạng Quốc lộ 15D đoạn này chưa được đầu tư xây dựng (chưa có đường hiện hữu).

Đoạn từ cao tốc Cam Lộ - La Sơn đến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây dài 34 km, được quy hoạch với quy mô đường cấp III miền núi, nền đường rộng 9 m, mặt đường rộng 8 m, hiện trạng đoạn tuyến chưa được đầu tư xây dựng.

Đoạn đi trung đường Hồ Chí Minh nhánh Tây dài 24 km, hiện trạng quy mô đường cấp IV miền núi, 2 làn xe với nền đường rộng 7,5 m, mặt đường rộng 5,5 m.

Đoạn cuối tuyến từ đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đến cửa khẩu quốc tế La Lay dài 2,2 km, đoạn tuyến đã được Bộ GTVT nâng cấp thành Quốc lộ 15D. Hiện trạng tuyến đường cấp IV và cấp VI miền núi, mặt đường bê tông nhựa.

Theo UBND tỉnh Quảng Trị, hiện nay trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn dài 98 km, đoạn qua tỉnh Quảng Trị dài 37 km có thiết kế nút giao liên thông Quốc lộ 15D kết nối với Quốc lộ  nhưng chưa được đầu tư xây dựng.

Do đó, việc đầu tư xây dựng đoạn tuyến Quốc lộ 15D kết nối từ Quốc lộ đến cao tốc Cam Lộ - La Sơn có ý nghĩa hết sức quan trọng, phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, kiểm soát an ninh trật tự trong khu vực khi phân luồng, giải toả giao thông trong tình huống khẩn cấp trên tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn và Quốc lộ 1 khi có sự cố xảy ra; góp phần hoàn thiện mạng lưới hạ tầng giao thông đường bộ, kết nối thuận lợi giữa các tuyến trục dọc quốc gia như Quốc lộ 1, cao tốc Cam Lộ - La Sơn, phát huy tối đa hiệu quả nguồn vốn đầu tư; kết nối Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị và cảng biển Mỹ Thuỷ, làm tăng khả năng hấp dẫn trong việc mời gọi nhà đầu tư xây dựng, phát triển các dự án động lực của tỉnh Quảng Trị.

Trên cơ sở các nội dung báo cáo nói trên, UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị Bộ Tài chínhquan tâm, đồng thuận và phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ đầu tư tuyến Quốc lộ 15D đoạn từ Quốc lộ 1 đến cao tốc Cam Lộ - La Sơn từ nguồn vốn ngân sách trung ương trong giai đoạn 2021-2025; hoặc bổ sung đầu tư tuyến kết nối cao tốc Cam Lộ - La Sơn đến Quốc lộ 1 (Quốc lộ 15D) vào Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cam Lộ - La Sơn đang triển khai thực hiện.

Thêm 2 cao tốc được kiến nghị bổ sung vào quy hoạch mạng lưới đường bộ toàn quốc

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có Tờ trình số 112/TTr – CĐBVN đề nghị Bộ GTVT xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Một đoạn cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đang được khai thác với quy mô 6 làn xe.

Một trong những thông tin đáng chú ý tại Tờ trình số 112 là việc Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất bổ sung quy hoạch thêm 2 tuyến cao tốc.

Cụ thể, cơ quan quản lý chuyên ngành đường bộ xin bổ sung quy hoạch mới tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi, chiều dài khoảng 90km, quy mô 4 làn xe, tiến trình đầu tư sau năm 2030.

Tuyến cao tốc Cà Mau - Đất Mũi sau khi được bổ sung, kiến nghị chưa đưa vào hệ thống đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông để không ảnh hưởng đến mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 - 2030: đến năm 2025, hoàn thành đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông; đồng thời, tuyến đường được xác định tiến trình đầu tư sau năm 2030 để phù hợp với kết quả dự báo nhu cầu vận tải, bảo đảm tính khả thi trong quá trình thực hiện.

Cục Đường bộ Việt Nam cũng đề xuất bổ sung quy hoạch mới đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum, chiều dài khoảng 136km, quy mô 4 làn xe, tiến trình đầu tư trước năm 2030.

Theo Nghị quyết số 23/NQ-TW của Bộ Chính trị đã xác định đối với tiểu vùng Bắc Tây Nguyên (tỉnh Gia Lai, Kon Tum) sẽ hình thành các khu du lịch sinh thái, các khu du lịch gắn với vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Để thực hiện định hướng này cần bổ sung tuyến cao tốc kết nối từ tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đến các khu du lịch trong khu vực Kon Tum.

Vì vậy, UBND tỉnh Quảng Ngãi có văn bản đề nghị bổ sung đường cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum nhằm phát triển tiềm năng quỹ đất du lịch khu vực giáp ranh hai tỉnh, kết nối tỉnh Quảng Ngãi với các tỉnh Tây Nguyên. Tuyến cao tốc Quảng Ngãi – Kon Tum cũng đồng thời kết nối với Lào tại cửa khẩu Bờ Y.

Hiện các địa phương (Kon Tum, Quảng Ngãi) đã chủ động nghiên cứu, bổ sung tuyến cao tốc Quảng Ngãi – Kon Tum vào quy hoạch tỉnh.

Tại Tờ trình số 112, Cục Đường bộ Việt Nam đề xuất cấp có thẩm quyền điều chỉnh quy mô 4 đoạn tuyến cao tốc nằm trong Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cụ thể, có 3 đoạn tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông (CT.01) được đề xuất hành điều chỉnh quy mô đoạn Pháp Vân - Phú Thứ từ 8 làn xe thành 10 - 12 làn xe; đoạn Bến Lức - Trung Lương từ 6 làn xe thành 10 - 12 làn xe; đoạn Cần Thơ - Cà Mau từ 4 làn xe thành 6 làn xe.

Bên cạnh đó, tuyến cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long (CT.09) được đề xuất điều chỉnh quy mô từ 4 làn xe lên 6 làn xe.

Có 4 tuyến cao tốc nằm trong Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được đề xuất điều chỉnh phạm vi gồm: cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng (CT.08) thực hiện điều chỉnh điểm đầu từ TP. Ninh Bình thành huyện Yên Mô (phía Nam TP. Ninh Bình), chiều dài tuyến cao tốc sau khi điều chỉnh khoảng 117km; cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo (CT.19) thực hiện điều chỉnh điểm đầu từ TP. Đông Hà thành huyện Triệu Phong, chiều dài tuyến cao tốc sau khi điều chỉnh khoảng 56km; cao tốc Quy Nhơn - Pleiku (CT.20) thực hiện điều chỉnh điểm đầu từ cảng Nhơn Hội, tỉnh Bình Định thành thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, chiều dài tuyến cao tốc sau khi điều chỉnh khoảng 123 km; cao tốc TP.HCM - Mộc Bài (CT.31) thực hiện điều chỉnh điểm cuối từ cửa khẩu Mộc Bài thành huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.

Nếu các điều chỉnh, bổ sung nói trên được chấp thuận mạng lưới đường bộ cao tốc sẽ bao gồm 43 tuyến với tổng chiều dài khoảng 9.177 km.

Được biết, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (quy hoạch mạng lưới đường bộ) tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1/9/2021. Theo đó, mạng lưới đường bộ cao tốc được quy hoạch 41 tuyến, tổng chiều dài khoảng 9.014 km.

Vĩnh Long mời gọi đầu tư 20 dự án, vốn hơn 30 ngàn tỷ đồng

Ngày 20/8, UBND tỉnh Vĩnh Long ban hành Quyết định số 1632/QĐ-UBND phê duyệt danh mục Dự án thu hút mời gọi đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách và danh mục dự án khuyến khích xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2024 - 2025 và sau năm 2025.

Tỉnh Vĩnh Long mời gọi đầu tư Dự án khu đô thị Trung tâm hành chính Vĩnh Long tại Phường 9 và phường Trường An, TP. Vĩnh Long, vốn đầu tư khoảng 14.000 tỷ đồng. Ảnh: Công Danh

Theo đó, Danh mục dự án thu hút mời gọi đầu tư sử dụng vốn ngoài ngân sách trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2024 - 2025 và sau năm 2025 gồm 18 dự án trên các lĩnh vực: Công nghiệp; nông nghiêp - nông thôn; văn hóa - du lịch, đô thị - nhà ở; thương mại - dịch vụ, với tổng vốn đầu tư ước khoảng 29.860 tỷ đồng (không kể 2 dự án mời gọi nhà đầu tư thứ cấp vào Khu công nghiệp Đông Bình và Khu công nghiệp Gilimex Vĩnh Long).

Các dự án mời gọi đầu tư có quy mô vốn lớn là: Dự án đầu tư khu lò gạch, gốm Mang Thít tại các xã Mỹ An, Mỹ Phước, Nhơn Phú, Hòa Tịnh thuộc huyện Mang Thít, quy mô diện tích 3.060 ha, thuộc đề án di sản đương đại Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long (dự án Khu di sản đương đại Mang Thít), vốn đầu tư khoảng 3.450 tỷ đồng.

Dự án đầu tư khu đô thị Trung tâm hành chính Vĩnh Long tại Phường 9 và phường Trường An, TP. Vĩnh Long, diện tích 178,97 ha, vốn đầu tư khoảng 14.000 tỷ đồng.

Dự án đầu tư khu đô thị sinh thái, dịch vụ thương mại, vui chơi giải trí và du lịch Cồn Chim tại phường Trường An, TP. Vĩnh Long, diện tích 72,52 ha, vốn đầu tư khoảng 8.600 tỷ đồng.

Dự án đầu tư Trung tâm thương mại Phường 8, TP. Vĩnh Long, diện tích 4,22 ha, vốn đầu tư khoảng 600 tỷ đồng…

Còn Danh mục dự án khuyến khích xã hội hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có 2 dự án gồm: Dự án đầu tư Khu liên hợp văn hóa, thể thao, du lịch Cái Ngang tại Ấp 4, xã Phú Lộc, huyện Tam Bình, diện tích 2 ha, vốn đầu tư khoảng 30 tỷ đồng và Dự án đầu tư Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tỉnh Vĩnh Long tại xã Hòa Phú, huyện Long Hồ, diện tích 7,63 ha, vốn đầu tư khoảng 500 tỷ đồng.

UBND tỉnh Vĩnh Long giao Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện công bố, công khai danh mục dự án nêu trên theo quy định. Đồng thời, giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan thực hiện các thủ tục để tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định hiện hành.

Bộ Giao thông Vận tải nêu ý kiến về phương án VEC đầu tư mở rộng 22 km cao tốc TP.HCM - Long Thành

Bộ GTVT vừa có công văn gửi Văn phòng Chính phủ tham gia ý kiến đối với phương án đầu tư mở rộng đoạn TP.HCM - Long Thành thuộc Dự án đường bộ cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Nhu cầu mở rộng đoạn cao tốc TP.HCM - Long Thành đang rất cấp thiết.

Tại công văn số 8944/BGTVT-KHĐT được gửi đi vào đầu tuần này, Bộ GTVT thống nhất phạm vi đầu tư do Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và VEC đề xuất là từ nút giao vành đai 2 đến nút giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (từ Km4+000 đến Km25+920).  

Bộ GTVT cũng thống nhất quy mô đầu tư do Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệpvà VEC đề xuất là đoạn từ vành đai 2 đến vành đai 3 có quy mô 8 làn xe; đoạn từ Vành đai 3 đến đến nút giao với đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có quy mô 10 làn xe, cầu Long Thành mới có quy mô như cầu hiện tại. “Quy mô đầu tư theo đề xuất nêu trên là phù hợp với Quy hoạch mạng lưới đường bộ được duyệt”, ông Lê Anh Tuấn - Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết.

Về hình thức đầu tư, Bộ GTVT ủng hộ phương án VEC huy động 100% vốn thực hiện đầu tư mở rộng và tổ chức vận hành khai thác, thu phí hoàn vốn đoạn TP.HCM - Long Thành theo Luật Đầu tư. Tuy nhiên, việc đề xuất sử dụng ngân sách trung ương/ngân sách địa phương để thực hiện giải phóng mặt bằng là chưa phù hợp với Luật Đầu tư (nhà đầu tư phải trả chi phí giải phóng mặt bằng).

Trường hợp sử dụng vốn ngân sách nhà nước để giải phóng mặt bằng thì Dự án sẽ phải thực hiện thủ tục theo Luật Đầu tư công và sẽ gặp nhiều vướng mắc. Do vậy, Bộ GTVT đề nghị Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp và VEC nghiên cứu sử dụng vốn VEC huy động để thực hiện giải phóng mặt bằng.

Liên quan đến cơ chế tài chính thực hiện mở rộng đoạn tuyến cao tốc TP.HCM – Long Thành, theo Bộ GTVT, trong quá trình thẩm định nội bộ để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương dự án sử dụng vốn VEC tự thu xếp khoảng 7.547,57 tỷ đồng để hoàn thành Dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, Bộ GTVT đã xem xét, thẩm định phương án tài chính hòa chung dòng tiền 5 dự án đường cao tốc do VEC là chủ đầu tư.

Theo đó VEC đề xuất, trong giai đoạn 2022-2026 hoàn trả Quỹ tích lũy trả nợ 5.334,36 tỷ đồng gốc Trái phiếu công trình do Chính phủ bảo lãnh đã được Bộ Tài chính ứng trả. Giai đoạn 2032-2036 trả Quỹ tích lũy trả nợ 4.561,66 tỷ đồng lãi từ năm 2012 đến ngày 31/12/2021. Kết quả dòng tiền sau thuế lũy kế các năm luôn dương (các năm lũy kế dòng tiền thấp nhất gồm 2026 là 1.826 tỷ đồng và 2028 là 1.840 tỷ đồng), VEC đảm bảo khả năng trả nợ.

“Vì vậy, để VEC có thể bố trí 5.555 tỷ đồng vốn chủ sở hữu để đầu tư Dự án thì việc xem xét, cho phép khoanh và lùi trả nợ gốc, lãi của khoản Trái phiếu công trình do Bộ Tài chính đã ứng trả như đề xuất của Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là cần thiết”, lãnh đạo Bộ GTVT đánh giá.

Ngoài ra, để huy động được vốn vay thương mại là 9.400 tỷ đồng, VEC cần sớm hoàn thành thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định tăng vốn điều lệ cho phù hợp.

Theo Bộ GTVT, trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 của Bộ GTVT không còn, nếu sử dụng vốn đầu tư công giai đoạn 2026-2030 để đầu tư sẽ không thể hoàn thành Dự án đáp ứng tiến độ khai thác Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Do đó, Bộ GTVT ủng hộ phương án đầu tư mở rộng đoạn TP.HCM - Long Thành do Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đề xuất.

“Đề nghị Văn phòng Chính phủ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà xem xét, quyết định”, công văn của Bộ GTVT nêu rõ.

Trước đó, tại Báo cáo số 1734, trong vai trò là đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiến nghị lãnh đạo Chính phủ giao VEC thực hiện đầu tư mở rộng đoạn TP.HCM- Long Thành dài 21,92 km lên 8 - 10 làn xe.

Trong đó, hạng mục đầu tư xây dựng công trình sẽ do VEC (doanh nghiệp Nhà nước) huy động 100% vốn thực hiện dự án đầu tư xây dựng và tổ chức quản lý khai thác, thu phí hoàn vốn (thực hiện triển khai phương án đầu tư theo Luật Đầu tư).

Hạng mục giải phóng mặt bằng sẽ do ngân sách trung ương/ngân sách địa phương (TP.HCM, Đồng Nai) thực hiện theo hình thức đầu tư công và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tách thành Dự án độc lập, giao cho các địa phương thực hiện.

Dự kiến, hạng mục đầu tư đầu tư xây dựng có tổng mức đầu tư 14.955,03 tỷ đồng (bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng), trong đó vốn chủ sở hữu của VEC là 5.555,03 tỷ đồng (chiếm 37%), vốn vay thương mại 9.400 tỷ đồng (chiếm 63%).

Hạng mục bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư Dự án sẽ được thực hiện bằng nguồn vốn trung ương/ngân sách địa phương, thực hiện theo hình thức dự án đầu tư công độc lập với tổng chi phí là 904,03 tỷ đồng.

“Nếu mọi việc thuận lợi, Dự án đầu tư mở rộng đoạn TP.HCM - Long Thành sẽ hoàn tất công tác chuẩn bị đầu tư trước tháng 2/2025 để có thể thực hiện đầu tư từ tháng 3/2025 đến tháng 12/2027”, lãnh đạo Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết.

Tại Báo cáo số 1734, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cũng đề xuất cơ chế tài chính để triển khai Dự án đầu tư mở rộng đoạn TP.HCM - Long Thành.

Cụ thể, để đảm bảo khả năng huy động vốn chủ sở hữu theo phương án tài chính nêu trên và đảm bảo trả nợ vay cho các tổ chức quốc tế, thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên và dòng tiền hòa chung 5 dự án luôn dương, cơ chế tài chính Dự án phải gắn với việc khoanh và lùi trả gốc, lãi liên quan đến khoản trái phiếu Bộ Tài chính đã ứng trả từ giai đoạn 2022-2026 sang giai đoạn 2031-2034.

Khoản kinh phí này bao gồm 3.988,76 tỷ đồng và tiền lãi phát sinh tương ứng trong giai đoạn 2024-2026; khoản lãi phát sinh đối với khoản tiền gốc và lãi trái phiếu Bộ Tài chính đã ứng trả giai đoạn 2012-2023.

Trường hợp Thủ tướng chấp thuận khoanh và lùi trả gốc, lãi liên quan đến trái phiếu Bộ Tài chính đã ứng trả nợ, lũy kế dòng tiền sau thuế hòa chung 5 dự án sẽ luôn dương (mức dương thấp nhất năm 2026 là 669 tỷ đồng). Điều này sẽ VEC có đủ nguồn lực tài chính để bố trí khoảng 5.555 tỷ đồng (bao gồm lãi vay trong thời gian xây dựng khoảng 829 tỷ đồng) để đầu tư mở rộng Dự án theo phương án đề xuất.

Bên cạnh đó, sau khi hòa chung vào dòng tiền 5 dự án do VEC làm chủ đầu tư, lũy kế dòng tiền sau thuế hòa chung các dự án luôn dương (mức dương thấp nhất là 669 tỷ vào năm 2026), VEC đảm bảo khả năng trả nợ vay cho các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên của Tổng công ty.

Trường hợp Thủ tướng Chính phủ không chấp thuận khoanh và lùi trả gốc, lãi liên quan đến trái phiếu Bộ Tài chính đã ứng trả nợ, do VEC đang phải cân đối bố trí thêm 7.547 tỷ đồng từ nguồn vốn doanh nghiệp thay thế cho vốn đầu tư công tại Dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành, nếu đảm nhận thêm việc mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành sẽ khiến giai đoạn 2026 – 2033 lũy kế dòng tiền sau thuế hòa chung 5 dự án bị âm với mức âm lớn nhất là 6.241 tỷ đồng năm 2029.

"Ngoài việc phá vỡ phương án tài chính chung, VEC sẽ không đảm bảo khả năng trả nợ khoản vay đúng kỳ hạn đã cam kết; không huy động được vốn chủ sở hữu tham gia đầu tư Dự án đầu tư mở rộng đoạn TP.HCM - Long Thành”, ông Nguyễn Hoàng Anh – Chủ tịch Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp phân tích.

Cần Thơ phát hành trái phiếu 2.000 tỷ đồng để sử dụng cho dự án nào?

Ngày 21/8, Phó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Dương Tấn Hiển ký ban hành Đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương TP. Cần Thơ năm 2024.

Trái phiếu chính quyền địa phương do UBND TP. Cần Thơ phát hành nhằm đảm bảo cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện các dự án trọng điểm.

Theo Đề án, trái phiếu chính quyền địa phương do UBND TP. Cần Thơ phát hành nhằm đảm bảo cân đối nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện các Dự án trọng điểm thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được HĐND Thành phố thông qua theo quy định.

Theo UBND TP. Cần Thơ, các dự án dự kiến sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu chính quyền địa phương năm 2024 đảm bảo điều kiện vay của chính quyền địa phương theo quy định tại Khoản 1 Điều 52 Luật Quản lý nợ công: các dự án đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật, thuộc danh mục đầu tư công trung hạn của chính quyền địa phương đã được HĐND thành phố phê duyệt tại Nghị quyết số 38/NQ-HĐND ngày 4/12/2020 của HĐND thành phố về phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án nhóm A, nhóm B và điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nhóm B; Văn bản số 103/HĐND-TT ngày 19/3/2015 của Thường trực HĐND thành phố và Nghị quyết số 47/NQ-HĐND ngày 27/8/2021 của HĐND thành phố về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 TP. Cần Thơ.

Tuy nhiên, đối với phần vốn tăng thêm trong tổng mức đầu tư của các dự án dự kiến sử dụng nguồn vốn phát hành trái phiếu chính quyền địa phương đang triển khai các thủ tục trình cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh chủ trương đầu tư và kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 tại kỳ họp gần nhất của HĐND thành phố trong năm 2024; tổng cộng nguồn vốn tăng thêm là 2.000 tỷ đồng trong 2 năm 2024 - 2025, gồm các dự án:

Dự án xây dựng và nâng cấp mở rộng Đường tỉnh 917 dự kiến số tiền là 108,680 tỷ đồng.

Dự án Đường tỉnh 918 (Giai đoạn 2) dự kiến số tiền là 106 tỷ đồng.

Dự án Đường vành đai phía Tây TP. Cần Thơ (nối Quốc lộ 91 với Quốc lộ 61C) dự kiến số tiền là 569,580 tỷ đồng.

Các khu tái định cư mới dự kiến số tiền là 1.215,740 tỷ đồng, gồm: Khu tái định cư quận Cái Răng dự kiến 456,940 tỷ đồng; Khu tái định cư quận Ô Môn dự kiến 178,464 tỷ đồng; Khu tái định cư huyện Phong Điền dự kiến 160,312 tỷ đồng; Khu tái định cư (Khu D) - Khu di tích Lộ Vòng Cung dự kiến 226,560 tỷ đồng và Khu tái định cư huyện Thới Lai dự kiến 193,464 tỷ đồng.

Theo Đề án, dự kiến khối lượng trái phiếu phát hành tối đa là 2.000 tỷ đồng, trong đó phân bổ cho năm 2024 là 1.000 tỷ đồng, năm 2025 là 1.000 tỷ đồng, đảm bảo nằm trong tổng mức vay theo Nghị quyết số 45/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Cần Thơ và trong bội chi ngân sách địa phương hàng năm được Quốc hội quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao.

Thời gian phát hành dự kiến vào tháng 10/2024 với khối lượng 1.000 tỷ đồng gắn với tiến độ giải ngân của các dự án đảm bảo tính khả thi và hiệu quả sử dụng vốn.

Trước đó, vào ngày 28/2/2024, UBND TP. Cần Thơ đã phê duyệt Đề án số 01/ĐA-UBND về phát hành trái phiếu chính quyền địa phương TP. Cần Thơ năm 2024, dự kiến phát hành trong tháng 7/2024.

Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến của Bộ tài chính tại Công văn số 4374/BTC-TCNH ngày 26/4/2024, UBND TP. Cần Thơ làm rõ một số nội dung liên quan việc triển khai thực hiện Đề án, cụ thể là vốn trái phiếu chính quyền địa phương phát hành sử dụng cho dự án nào, phải tính toán ngày nào vay, số tiền, giải ngân như thế nào, phải có kế hoạch chi tiết sử dụng vốn vay để đảm bảo hiệu quả…

Hé lộ phương án gỡ khó cho Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn

Đúng một tháng sau khi nhận được yêu cầu hoàn chỉnh Đề án về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số Dự án BOT giao thông, vào cuối tuần trước, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có Báo cáo số 402/BC – UBND gửi Bộ GTVT về tình hình thực hiện và những khó khăn, vướng mắc của Dự án BOT đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - TP. Lạng Sơn đoạn Km45+100-Km108+500, kết hợp tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Km1+800 - Km106+500.

Một đoạn cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.

Dự án BOT có tên rất dài này nhưng được biết đến nhiều hơn với cái tên Dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn bao gồm 2 hạng mục: xây dựng tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh và tăng cường mặt đường cho Quốc lộ 1 đoạn từ Bắc Giang tới Lạng Sơn.

Tại Báo cáo số 402, ông Lương Ngọc Quỳnh - Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, các nội dung trong bản báo cáo chi tiết dài tới 24 trang là kết quả của cuộc làm việc giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn với các nhà đầu tư, doanh nghiệp Dự án và đơn vị tài trợ tín dụng là ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Vietinbank được tổ chức vào đầu tháng 8/2024.

Cần phải nói thêm rằng, Dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn là một trong số ba dự án BOT giao thông do chính quyền các địa phương giữ vai trò cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, đang được Bộ Giao thông vận tải - GTVT đưa vào Đề án xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án BOT giao thông.

Điểm nhấn nổi bật nhất trong Báo cáo số 402 là việc UBND tỉnh Lạng Sơn đề xuất áp dụng giải pháp sửa đổi hợp đồng và bổ sung vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn.

Cụ thể, UBND tỉnh Lạng Sơn kiến nghị Bộ GTVT xem xét báo cáo cấp có thẩm quyền hỗ trợ vốn Ngân sách Trung ương cho Dự án với số tiền khoảng 4.600 tỷ đồng như đề nghị của doanh nghiệp dự án nhằm bù đắp dòng tiền thâm hụt trong thời gian thu phí hoàn vốn đảm bảo phương án tài chính (khi đó thời gian hoàn vốn của dự án còn khoảng 28 năm 7 tháng).

UBND tỉnh Lạng Sơn cũng đề nghị Bộ GTVT báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương ban hành các cơ chế, chính sách để thực hiện việc cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho Dự án.

Trước đó, vào cuối tháng 3/2024, trong nỗ lực “giải cứu” Dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có Tờ trình số 23/TTr – UBND đề nghị người đứng đầu Chính phủ xem xét, đồng ý chủ trương hỗ trợ từ nguồn ngân sách Trung ương khoảng 5.600 tỷ đồng (không quá 50% theo giá trị kiểm toán, quyết toán của Dự án) để bù đắp dòng tiền thâm hụt trong thời gian thu phí hoàn vốn đảm bảo phương án tài chính và đảm bảo vận hành, khai thác ổn định công trình.

Như vậy, so với phương án tháng 3/2024, số tiền hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước đã giảm khoảng 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là điểm khác biệt duy nhất trong phương án giải cứu Dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn được UBND tỉnh Lạng Sơn đề cập trong Báo cáo số 402.

Được biết để có thể giảm 1.000 tỷ đồng hỗ trợ của Nhà nước, tại cuộc họp có mặt của “ba nhà” là Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Lạng Sơn (đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền); nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và Vietinbank (nhà tài trợ), các bên đã thống nhất thực hiện theo đúng nguyên tắc chỉ đạo của Thủ tướng khi xử lý các khó khănm vướng mắc tại Dự án là “lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ”.

Cụ thể, nhà tài trợ vốn thống nhất điều chỉnh giảm lãi suất cho vay trong thời hạn 12 tháng kể từ thời điểm phê duyệt nhưng không quá 31/7/2025, từ 10,5%/năm xuống 9,5%/năm. Đồng thời điều chỉnh lãi suất cơ sở và biên độ tại công thức tính lãi suất cho vay tại hợp đồng tín dụng như sau: lãi suất cơ sở được xác định bằng lãi suất huy động tiết kiệm, trả lãi sau, kỳ hạn 12 tháng được bên cho vay thông báo vào ngày xác định lãi suất; biên độ 3,5%/năm. Phía nhà đầu tư cũng thống nhất sẽ giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu từ 11,5% xuống 11%.

Được biết, ngoài giải pháp sửa đổi hợp đồng và bổ sung vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ cho Dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, UBND tỉnh Lạng Sơn và nhà đầu tư, nhà tài trợ vốn cũng đã cân nhắc 2 phương án tháo gỡ, khó khăn vướng mắc khác: tiếp tục thực hiện theo hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng.

Đối với phương án thực hiện theo hợp đồng, UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết đây là phương án được UBND tỉnh Lạng Sơn áp dụng trong gần 5 năm vừa qua. Nếu tiếp tục thực hiện theo phương án này thì không cần bổ sung vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ cho dự án nhưng tồn tại hàng loạt các hạn chế rất khó xử lý.

Theo UBND tỉnh Lạng Sơn, trên cơ sở lưu lượng thực tế trên tuyến và dự kiến tốc độ tăng trưởng cho các năm tiếp theo, kết quả tính toán phương án tài chính của nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án cho thấy thời gian hoàn vốn của dự án khoảng 44 năm 11 tháng, trong khi thời gian hoàn vốn ban đầu là 18 năm 3 tháng.

Điều này không chỉ gây khó khăn cho phía nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án mà còn cho cả phía ngân hàngcung cấp tín dụng trong quá trình xử lý khoản vay, cơ cấu nợ của dự án.

Bên cạnh đó, do dự án không có sự tham gia của vốn ngân sách nhà nước, không có cơ chế chia sẻ doanh thu nên giải pháp chỉ kéo dài thời gian thu phí theo quy định của hợp đồng mà không có sự hỗ trợ, chia sẻ doanh thu từ phía Nhà nước sẽ không thực sự giải quyết được các khó khăn, vướng mắc của dự án.

Đối với giải pháp chấm dứt hợp đồng, UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền Dự án cần bố trí khoảng 11.267 tỷ đồng để thanh toán các chi phí mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đã thực hiện sẽ giải quyết được ngay các khó khăn, vướng mắc của dự án.

Việc bố trí 11.267 tỷ đồng trong giai đoạn hiện nay sẽ gây áp lực tương đối lớn lên ngân sách nhà nước, mặt khác các nhà đầu tư cũng sẽ có thiệt hại khi đầu tư không có lợi nhuận và phía ngân hàng cung cấp tín dụng cũng sẽ không thu được phần lãi vay chưa trả từ giai đoạn đưa vào vận hành khai thác dự án cho đến nay, dẫn tới mất vốn tại doanh nghiệp có vốn Nhà nước.

Như vậy, giải pháp chấm dứt hợp đồng là khó khả thi do sẽ tạo áp lực lớn lên ngân sách nhà nước, đồng thời gây thiệt hại cho cả phía Nhà nước và Nhà đầu tư.

Như vậy, trong số 3 phương án được đặt ra thì chỉ có giải pháp sửa đổi hợp đồng và bổ sung vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ mới có thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của dự án; đồng thời đảm bảo dự án tiếp tục được thực hiện.

“Dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn được thực hiện theo các quy định của Nghị định số 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức PPP, được đầu tư bằng 100% nguồn vốn do nhà đầu tư huy động, không có sự tham gia của vốn Ngân sách nhà nước, không có cơ chế chia sẻ doanh thu nên giải pháp kéo dài thời gian thu phí mà không có sự hỗ trợ, chia sẻ doanh thu từ phía Nhà nước sẽ khó trong việc giải quyết được các khó khăn, vướng mắc của dự án”, lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn đánh giá.

Cần phải nói thêm rằng, Dự án BOT đường cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn là một trong những công trình BOT có số phận “truân chuyên” bậc nhất xét cả quá trình triển khai (3 lần đổi chủ đầu tư) lẫn quá trình thu phí hoàn vốn.

Các khó khăn, vướng mắc này của Dự án đã được Kiểm toán nhà nước xác nhận trong Thông báo số 09/TB-KTNN2 ngày 16/1/2020.

Cụ thể, theo phương án tài chính ban đầu, Dự án được thu phí hoàn vốn tại 2 trạm trên Quốc lộ 1 (tại Km 24+800 và Km93+160) và các trạm trên tuyến cao tốc, dự kiến doanh thu của Dự án là 93 tỷ đồng/tháng. Trong quá trình triển khai do các yếu tố khách quan dẫn đến doanh thu thu phí hiện nay của Dự án chỉ còn khoảng 30 tỷ đồng/tháng, đạt khoảng 32% phương án tài chính ban đầu, dẫn đến thâm hụt dòng tiền hoàn vốn của Dự án, không đủ chi trả gốc và lãi phát sinh đối với ngân hàng cho vay vốn.

Doanh thu thực tế từ khi thu phí ngày 1/6/2018 đến hết tháng 6/2024 của tuyến cao tốc và Trạm thu phí Km93+160, Quốc lộ 1 đạt 1.905,439 tỷ đồng, tương đương 41,6% giá trị lũy kế dự kiến theo hợp đồng.

Bên cạnh đó, việc chưa hoàn thành Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT để kết nối đồng bộ thông tuyến đến TP. Lạng Sơn và cửa khẩu Hữu Nghị theo kế hoạch; mặt khác việc ảnh hưởng của dịch COVID-19, chính sách biên mậu của Trung Quốc đối với các cửa khẩu dẫn đến tốc độ tăng trưởng lưu lượng và phân bổ lưu lượng phương tiện trên tuyến cao tốc không đảm bảo như dự báo trong phương án tài chính được phê duyệt.

Bên cạnh đó, Dự án được Vietinbank chi nhánh Hà Nội cung cấp hạn mức tín dụng 10.169 tỷ đồng, đã giải ngân khoảng 9.229 tỷ đồng, từ ngày 31/12/2020 ngân hàng đã dừng giải ngân vốn tín dụng cho dự án do vướng mắc các quy định pháp luật trong lĩnh vực ngân hàng (còn khoảng 940 tỷ đồng chưa giải ngân).

“Hiện công nợ dự án còn khoảng trên 400 tỷ đồng đối với phần xây lắp và khoảng 21 tỷ đồng kinh phí giải phóng mặt bằng do nguồn vốn tín dụng dừng giải ngân từ tháng 10/2020 dẫn đến khiếu kiện kéo dài của các nhà thầu thi công dự án, nguy cơ ảnh hưởng đến quá trình vận hành khai thác bình thường dự án”, đại diện Doanh nghiệp dự án xác nhận.

TP.HCM chấn chỉnh việc tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn mãi vừa ký văn bản số 479 1 /UBND-DA  về chấn chỉnh, tăng cường quản lý tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước, theo  chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 12/7/2024.

TP.HCM sẽ tăng cường quản lý tạm ứng vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước

Theo đó lãnh đạo UBND TP.HCM yêu cầu các Sở ngành, UBND các quận, huyện và TP. Thủ Đức kiểm tra định kỳ, đột xuất để chấn chỉnh và xử lý các vướng mắc phát sinh, kịp thời phát hiện và có biện pháp xử lý, chế tài phù hợp đối với việc sử dụng vốn tạm ứng không đúng quy định của Chủ đầu tư, nhà thầu, đơn vị cung ứng.

Trong đó với các Dự án đã tạm ngừng thực hiện phải yêu cầu các chủ đầu tư xác định rõ dự án có được tiếp tục thực hiện hay dừng thực hiện vĩnh viễn ; xác định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan để xảy ra tình trạng dự án đã ngừng thực hiện từ nhiều năm nhưng chưa thu hồi hết số vốn đã tạm ứng; thu hồi hết số vốn đã tạm ứng và tất toán tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.

Đối với các dự án đang thực hiện, trường hợp đã có khối lượng hoàn thành, đủ điều kiện chuyển sang thanh toán, khẩn trương nghiệm thu khối lượng hoàn thành, hoàn tất thủ tục thanh toán với Kho bạc Nhà nước Thành phố; trường hợp không đủ điều kiện thanh toán đề nghị thu hồi hết số vốn đã tạm ứng quá hạn.

UBND TP.HCM cũng yêu cầu các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án thực hiện đúng các quy định về việc tạm ứng vốn; rà soát các quy định liên quan tạm ứng vốn trong hợp đồng đã ký và đang triển khai; đối với các dự án đang thực hiện, còn dư số tạm ứng chưa thu hồi thì khẩn trương thực hiện, nghiệm thu khối lượng hoàn thành để thu hồi vốn tạm ứng, đảm bảo thu hồi hết khi giá trị giải ngân đạt 80% giá trị hợp đồng (trừ trường hợp được người có thẩm quyền cho tạm ứng ở mức cao hơn); đối với các khoản tạm ứng quá hạn phải rà soát, đánh giá cụ thể nguyên nhân từng khoản tạm ứng quá hạn; xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân phải hoàn ứng; đề xuất phương án xử lý triệt để và quyết liệt thực hiện, đảm bảo thu hồi hết số tạm ứng quá hạn (bao gồm cả biện pháp khởi kiện ra tòa, chuyển Cơ quan thanh tra, Công an).

ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh Thành phố thanh tra, giám sát việc chấp hành quy định về bảo lãnh ngân hàng của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và xử lý các vi phạm phát sinh theo thẩm quyền.

 Kho bạc Nhà nước Thành phố có trách nhiệm đôn đốc Chủ đầu tư thực hiện đúng quy định về thu hồi vốn tạm ứng; phối hợp với Chủ đầu tư thực hiện kiểm tra số vốn đã tạm ứng để thu hồi những khoản tồn đọng chưa sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích; kiểm tra số dư tạm ứng để đảm bảo thu hồi hết số vốn đã tạm ứng theo quy định .

Đối với các nhà thầucó số dư nợ tạm ứng quá hạn nhưng không phối hợp thu hồi, các  sở ban ngành tham mưu, báo cáo UBND TP.HCM xem xét các biện pháp chế tài như điều chuyển, cắt giảm vốn đầu tư, đăng báo không được tham gia dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư không cho tham giá thầu trên phạm vi cả nước.

TP.HCM cân nhắc mô hình Khu thương mại tự do gắn Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Hội đồng nhân dân Thành phố về đề nghị của cử tri cho rằng TP.HCM cần kiến nghị Trung ương cho phép thành lập Khu thương mại tự do gắn với cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Cử tri muốn TP.HCM kiến nghị Trung ương cho hình thành Khu thương mại tự do gắn với cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Theo UBND Thành phố, Khu thương mại tự do là một mô hình còn khá mới ở Việt Nam. Theo kinh nghiệm quốc tế, Khu thương mại tự do là khu vực kinh tế đặc biệt được thành lập bởi hai hoặc nhiều quốc gia và khi hình thành cần có các chính sách miễn giảm thuế, ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, tiếp cận thị trường, tự do lưu thông hàng hoá giữa các quốc gia thành viên và các chính sách khác. Đặc biệt, kinh nghiệm quốc tế cho thấy yếu tố cạnh tranh là một thách thức lớn cho các Khu thương mại tự do.

Theo quy định hiện hành, pháp luật Việt Nam có đề cập đến Khu thương mại tự do  tại Quyết định số 100/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành Quy chế hoạt động của khu phi thuế quan trong khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu; Nghị định số 35/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế; Nghị quyết số 136/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức mô hình chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.Đà Nẵng...

Theo đó, khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu và bao gồm các khu chức năng, trong đó có Khu thương mại tự do. Đây là khu chức năng, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập để thực hiện thí điểm các cơ chế, chính sách nhằm mục tiêu thu hút đầu tưtài chính, thương mại, du lịch và dịch vụ chất lượng cao.

Hiện nay, chỉ có Đà Nẵng đề xuất thí điểm thành lập Khu thương mại tự do đầu tiên và Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 136/2024/QH15 ngày 26/6/2024 đề xuất phương án phát triển khu thương mại tự do Đà Nẵng được xây dựng gồm 3 khu chức năng: Khu thương mại - dịch vụ, Trung tâm Logistics và Khu sản xuất. Đồng thời quy định các chính sách thí điểm tại khu thương mại tự do Đà Nẵng phù hợp với điều kiện thể chế Việt Nam hiện nay, đảm bảo tính tuần tự, từng bước thí điểm kèm theo việc kiểm tra, giám sát nhằm hạn chế tối đa các rủi ro có thể gặp phải trong thực tiễn triển khai các chính sách về sau. Trong quá trình triển khai thực hiện sẽ đánh giá, xem xét đề xuất mở rộng cho phù hợp.

Dựa trên các chủ trương, chính sách hiện hành và các nghiên cứu, TP.HCM nhận định, Khu thương mại tự do là một mô hình quan trọng để thúc đẩy thương mại, đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc thí điểm Khu thương mại tự do mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội, nhưng có các thách thức đi kèm.

Việc hình thành Khu thương mại tự do gắn với Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ cũng có thể được xem xét nếu bổ sung được vào quy hoạch Thành phố, quy hoạch vùng Đông Nam Bộ, quy hoạch tổng thể quốc gia tại TPHCM.

Tuy nhiên theo dự thảo quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì trên địa bàn TP.HCM không được quy hoạch Khu thương mại tự do nên chưa có căn cứ pháp lý để thành lập. 

Mặt khác Nghị quyết số 24-NQ/TW năm 2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã định hướng hình thành khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. 

Ngoài ra, việc tham gia vào Khu thương mại tự do cũng tồn tại nhiều thách thức như: sự khác biệt về văn hóa và thể chế, chuyển dịch lao động, tác động môi trường...

Do đó, UBND TP.HCM cho rằng để có thể tận dụng được ưu đãi của Khu thương mại tự do thì cần nghiên cứu kỹ lưỡng, có chiến lược phù hợp để phát huy tối đa cơ hội và hạn chế rủi ro từ mô hình này.

TP.HCM đang chọn phương án khả thi nhất "cứu" Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng

Theo báo cáo mới đây của UBND TP.HCM, liên quan Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam (Trungnam Group) đầu tư, Tổ công tác của Chính phủ do Phó thủ tướng Trần Lưu Quang làm tổ trưởng đã đưa ra ba cách gỡ vướng dự án chống ngập.

UBND TP.HCM đang nghiên cứu để đề xuất áp dụng phương pháp khả thi nhất.

UBND TP.HCM đang nghiên cứu để tìm phương án khả thi nhất nhằm "cứu" dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng.

Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng khởi công giữa năm 2016, mục tiêu kiểm soát ngập do triều, ứng phó biến đổi khí hậu cho 570 km2 với khoảng 6,5 triệu dân ven sông Sài Gòn và trung tâm TPHCM. Đây được xem là dự án chống ngập có quy mô vốn lớn nhất thành phố.

Công trình hoàn thành hơn 90% nhưng phải tạm dừng. Nguyên nhân là do đã hết thời hạn giải ngân tái cấp vốn từ tháng 9/2020 nên ngân hàng Nhà nước dừng giải ngân cho Ngân hàng BIDV để tiếp tục cho nhà đầu tư vay thực hiện dự án.

Vào năm 2021, Thủ tướng đã đồng ý cho TP.HCM tiếp tục triển khai dự án theo cơ chế đặc thù và các thủ tục cũng được các cơ quan có thẩm quyền chấp thuận. Đến tháng 1/2023, UBND TPHCM ký kết phụ lục hợp đồng BT và biên bản thỏa thuận với nhà đầu tư dự án.

Tuy nhiên, những vướng mắc, phát sinh mới xuất hiện. Cụ thể, cơ chế thanh toán hợp đồng BT chỉ cho thanh toán bằng đất, trong khi dự án chống ngập do triều được cơ chế đặc thù là thanh toán bằng quỹ đất và ngân sách. Cơ sở pháp lý để thanh toán bằng cả đất và tiền vẫn còn vướng về cơ sở pháp lý.

Hồi tháng 5/2024, Ngân hàng BIDV có văn bản gửi UBND TP.HCM thông tin, khoản vay Dự án này đã được ngân hàng tài trợ khoảng 7.095 tỷ đồng. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại khoản vay đã quá hạn trả nợ gốc 6.008 tỷ đồng, tương đương 84,6% tổng dư nợ cho vay. Trong đó BIDV đã phải thu xếp nguồn vốn thương mại để trả nợ vay tái cấp vốn 4.091 tỷ đồng cho Ngân hàng Nhà nước. 

Vì vậy, BIDV đề nghị lãnh đạo UBND TP.HCM chỉ đạo các đơn vị sớm xây dựng phương án để báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành, tháo gỡ cho dự án ngăn triều 10.000 tỷ được triển khai thi công trở lại;  bố trí nguồn thanh toán để Trungnam Group trả một phần nợ đến hạn cho BIDV theo quy định.

Về phần mình, Trungnam Group cho hay, việc tạm dừng và kéo dài dự án do các vướng mắc tự doanh nghiệp không thể giải quyết được và cũng không thuộc trách nhiệm của đơn vị. Tuy nhiên, điều này làm phát sinh lãi vay mỗi ngày gần 2 tỷ đồng.

Hoàn thành các công trình thiết yếu tại 8 trạm dừng nghỉ cao tốc trong tháng 12/2024

Bộ GTVT vừa có công văn gửi UBND các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai về việc phối hợp triển khai thực hiện đầu tư xây dựng 8 công trình trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Ảnh minh hoạ.

Đây là các trạm dừng nghỉ vừa được Cục Đường cao tốc Việt Nam ký hợp đồng với các nhà đầu tư thuộc các Dự án thành phần: Mai Sơn – Quốc lộ 45; Nghi Sơn - Diễn Châu; Diễn Châu - Bãi Vọt; Nha Trang - Cam Lâm; Cam Lâm - Vĩnh Hảo; Vĩnh Hảo - Phan Thiết (2 trạm); Phan Thiết - Dầu Giây.

Theo đó, Bộ GTVT đề nghị UBND các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai chỉ đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện liên quan quan tâm, phối hợp và hỗ trợ Cục Đường cao tốc Việt Nam, các ban Quản lý dự án và các nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án để giải quyết các thủ tục liên quan.

Cụ thể, Bộ GTVT muốn các địa phương tổ chức triển khai công tác đền bù và bàn giao mặt bằng trong tháng 8/2024 để nhà đầu tư triển khai thi công, đáp ứng tiến độ yêu cầu theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn, giải quyết các thủ tục liên quan đến giao đất, cho thuê đất (nếu có), thủ tục liên quan đến khoản nộp chi phí đền bù giải phóng mặt bằng của nhà đầu tư theo hợp đồng đã ký kết; giải quyết các thủ tục liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, cấp phép xây dựng, phòng cháy chữa cháy…

Đặc biệt, UBND địa phương các cấp nơi triển khai 8 dự án trạm dừng nghỉ được đề nghị hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị thuộc Bộ GTVT và các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện, tuyên truyền cho người dân địa phương nhận thức và đồng thuận về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc triển khai đầu tư xây dựng trạm dừng nghỉ, sớm hoàn thành để đưa dự án vào khai thác vận hành đáp ứng nhu cầu cho người dân và phương tiện tham gia giao thông trên tuyến, phát huy hiệu quả đầu tư các dự án, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Theo Bộ GTVT, đến nay toàn bộ 11 dự án thành phần thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 (giai đoạn 1) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng

Chính vì vậy, việc hoàn chỉnh hệ thống trạm dừng nghỉ trên tuyến để đảm bảo khai thác đồng bộ, phục vụ kịp thời người dân và phương tiện tham gia lưu thông trên tuyến một cách an toàn là hết sức cần thiết.

Trong thời gian vừa qua, Bộ GTVT đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư xây dựng hệ thống trạm dừng nghỉ trên tuyến, tổ chức cắm, bàn giao cọc giải phóng mặt bằng cho địa phương để tổ chức đền bù, bảo đảm bàn giao mặt bằng sạch ngay sau khi lựa chọn được nhà đầu tư, mục tiêu cơ bản hoàn thành các công trình thiết yếu (bãi đỗ xe, nhà vệ sinh…) trước 31/12/2024, đáp ứng nhu cầu của người và phương tiện tham gia giao thông trên tuyến.

Đề xuất đầu tư Dự án Nhà máy xử lý rác kết hợp phát điện tại Quảng Ngãi

Ông Trần Phước Hiền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa yêu cầu Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát lại toàn bộ các quy hoạch liên quan đối với Dự án Nhà máy xử lý rác kết hợp phát điện tại Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Tịnh Phong (Quy hoạch vùng, Quy hoạch tỉnh, Quy hoạch chung Khu kinh tế Dung Quất...) để đảm bảo phù hợp trong việc đề xuất và thực hiện dự án.

Đồng thời, ông Hiền giao Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với nhà đầu tư đề xuất dự án khảo sát, đánh giá khối lượng rác thải phát sinh để đề xuất quy mô xuất công suất dự án cho phù hợp.

“Khi lập hồ sơ đề xuất Dự án cần tính toán để đảm bảo hiệu quả sử dụng đất và đảm bảo điều kiện hạ tầng. Lưu ý tập trung đề xuất dự án đầu tư xử lý rác phát điện trước và hoàn thành trong năm 2026 trên diện tích khoảng 16,6 ha (đất sạch). Phần còn lại sẽ tính toán đầu tư ở giai đoạn sau cho phù hợp”, ông Hiền chỉ đạo.

Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các Khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh cho ý kiến đối với những nội dung thuộc thẩm quyền đối với Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý rác kết hợp phát điện tại Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Tịnh Phong trước ngày 5/9/2024.

Sở Công thương được giao chủ trì, phối hợp nhà đầu tư tham mưu đề xuất UBND tỉnh xin ý kiến Bộ Công thương về công suất phát điện, đấu nối điện... để thống nhất trước khi cấp quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án (thời gian hoàn thành trước ngày 30/8/2024).

Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo UBND huyện Sơn Tịnh điều chỉnh Quy hoạch vùng huyện Sơn Tịnh cho phù hợp với các quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Ông Hiền cũng yêu cầu UBND huyện Sơn Tịnh, UBND huyện Bình Sơn tiếp tục tuyên truyền, vận động tạo sự đồng thuận của người dân trong vùng dự án; phối hợp, hỗ trợ nhà đầu tư đề xuất dự án tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư khu vực ảnh hưởng đến dự án để đảm bảo tạo sự đồng thuận trong nhân dân (thời gian hoàn thành trong tháng 8/2024).

Được biết, Dự án Nhà máy xử lý rác kết hợp phát điện này do Công ty cổ phần Môi trường đô thị Quảng Ngãi và Tổng công ty đầu tư Hợp Nghĩa đề xuất đầu tư.

Lâm Đồng khẩn trương rà soát tiến độ thực hiện 2 dự án cao tốc

UBND tỉnh Lâm Đồng vừa yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Sở tài chính, Ban quản lý Dự án giao thông tỉnh khẩn trương tổ chức rà soát 2 dự án xây dựng đường bộ cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương; khẩn trương tập trung hoàn thiện các hồ sơ theo quy định; bám sát các bộ, ngành Trung ương, kịp thời hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục để đảm bảo hoàn chỉnh hồ sơ trình thẩm định và phê duyệt dự án, làm cơ sở triển khai, giải ngân vốn theo quy định.

UBND các huyện Đức Trọng, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ Huoai, Đạ Tẻh và TP. Bảo Lộc chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện, hoàn thiện các thủ tục đầu tư đối với các khu dân cư, tái định cư phục vụ tái định cư cho 2 dự án cao tốc; chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện, hồ sơ, thủ tục để giải ngân ngay khi các dự án được bố trí vốn theo quy định.

Ban quản lý dự án giao thông tỉnh thường xuyên kiểm tra để kịp thời phát hiện các khó khăn, vướng mắc; chủ động xử lý, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của từng dự án theo thẩm quyền hoặc báo cáo đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý dứt điểm để khơi thông các điểm nghẽn, nút thắt của các dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai, giải ngân.

Đề xuất đầu tư Dự án cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn, đoạn Vinh - Thanh Thủy, vốn 18.500 tỷ đồng

Ban quản lý Dự án 85 vừa đề nghị Bộ GTVT thẩm định và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn, đoạn Vinh - Thanh Thủy.

Dự án này có điểm đầu giao với đường cao tốc Bắc Nam phía Đông đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt tại nút giao Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An; điểm cuối tại khu vực cặp cửa khẩu Thanh Thủy - Nậm On biên giới Việt Nam - Lào. Tuyến đi hoàn toàn trong địa phận tỉnh Nghệ An với tổng chiều dài khoảng 65 km.

Ảnh minh hoạ.

Theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn, đoạn thành phố Vinh - Thanh Thủy có quy mô 6 làn xe cao tốc hoàn chỉnh, vận tốc thiết kế 100- 120 km/h (đoạn khó khăn vận tốc thiết kế 60-80 km/h). Chiều rộng nền đường với đoạn vận tốc thiết kế 100-120 km/h là 32,25 m; đoạn vận tốc thiết kế 60-80 km/h là 29m.

Tuy nhiên, căn cứ kết quả dự báo nhu cầu vận tải và kết quả tính toán nhu cầu các làn xe quy mô đoạn tuyến, Ban quản lý dự án 85 đề xuất quy mô giai đoạn 1 đầu tư cao tốc 4 làn xe hoàn chỉnh với chiều rộng nền đường với đoạn vận tốc thiết kế 100-120 km/h là 24,75 m; đoạn vận tốc thiết kế 60 - 80 km/h là 22 m.

Nếu triển khai theo quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh (chiều rộng nền đường từ 22 m đến 24,75 m); các cầu trên tuyến quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh (chiều rộng mặt cầu từ 22 m đến 24,75m); các vị trí đào sâu, đắp cao quy mô nền đường 6 làn xe hoàn chỉnh (chiều rộng nền đường từ 29m đến 32,25m), tổng mức đầu tư Dự án ước khoảng 18.500 tỷ đồng.

Ban quản lý dự án 85 dự kiến chuẩn bị đầu tư Dự án từ năm 2024 đến năm 2025; giai đoạn thực hiện thực hiện từ năm 2026 đến 2029.

Dự án đường cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn hình thành tuyến đường tốc độ cao, ngắn nhất kết nối từ Thủ đô Viêng Chăn của Lào đến Thủ đô Hà Nội của Việt Nam, tạo điều kiện lưu thông thuận lợi, có tốc độ cao cho các phương tiện từ Thủ đô Viêng Chăn tới các khu kinh tế ven biển của Việt Nam.

Đường cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn là tiền đề hình thành trục phát triển thuộc hành lang kinh tế Đông - Tây, kết nối các nước khu vực sông Mê Kông, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, rút ngắn quãng đường và thời gian vận chuyển so với đường biển.

Đây sẽ là tuyến giao thông huyết mạch quan trọng thúc đẩy liên kết hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của hai nước và khu vực, đồng thời cũng có ý nghĩa quan trọng trong công tác đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Hiện nay tuyến cao tốc Hà Nội - Vinh theo trục cao tốc Bắc Nam đã hình thành, theo đó việc lập và hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo tiêu chuẩn đường cao tốc tuyến Viêng Chăn - Pặc-xan - Thanh Thủy - Hà Nội, trong đó ưu tiên đoạn tuyến từ Vinh đến cặp cửa khẩu Thanh Thủy - Nậm On để làm cơ sở bố trí nguồn lực đầu tư là hết sức cần thiết theo chủ trương của hai Đảng, hai Chính phủ Việt Nam và Lào.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • IMF dự đoán Việt Nam tăng trưởng GDP 6,5% trong năm 2021
  • Ðổi mới công tác tuyên truyền an toàn giao thông
  • Thực hiện nhiều giải pháp góp phần bảo đảm an toàn giao thông
  • Ký kết Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân”
  • Bộ Công Thương: Cần hiểu đúng về quy định xử phạt bán xăng dầu qua thùng, can, chai
  • Chế độ ăn, mặc, chăm sóc y tế đối với người bị tạm giam, tạm giữ
  • President of Guinea
  • Xử phạt đối tượng đăng thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín cơ quan chức năng
推荐内容
  • Hơn 8.000 người dân Thanh Hóa hưởng lợi từ dự án tăng khả năng chống chịu biến đổi khí hậu của UNDP
  • President Hồ Chí Minh sets bright example for Vietnamese people: Chinese expert
  • Tạo thuận lợi để người dân sở hữu xe “chính chủ”
  • 73 công dân hoàn thành cách ly trở về gia đình
  • Hàng giả, hàng nhái, vi phạm sở hữu trí tuệ là 'ung nhọt' của xã hội
  • Mặc bệnh tình, nữ thần sân golf Paige Spiranac vẫn khoe vẻ đẹp bốc lửa