【kèo xiên đêm nay】Dư địa lớn để phát triển logistics TP Hồ Chí Minh thành ngành kinh tế mũi nhọn
Phát triển dịch vụ logistics để hỗ trợ hoạt động XNK | |
TPHCM phát triển 8 trung tâm logistics quy mô lớn | |
Tập trung phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam |
Khu vực cảng Cát Lái sẽ có Trung tâm logistics quy mô lớn. Ảnh: T.H |
Logistics là xương sống
Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp logistics TPHCM Đặng Thị Minh Phương: TPHCM không chỉ là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước mà còn là thị trường tiêu thụ, cung ứng hàng hóa lớn nhất khu vực phía Nam. TPHCM nằm giữa các trục đường bộ Đông - Tây, Bắc - Nam cùng với hệ thống cảng lớn, hầu hết hàng hóa giao thương giữa các tỉnh, thành, hoạt động xuất nhập khẩu ở khu vực phía Nam đều phải thông thương qua TPHCM. Việc phát triển ngành logistics sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề phát triển sản xuất, khuyến khích thu hút đầu tư vốn nước ngoài và trong nước, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng có độ mở rất lớn với nền kinh tế thế giới. |
Đánh giá về tiềm năng phát triển logistics trên địa bàn TPHCM tại hội nghị về lĩnh vực này vừa mới tổ chức, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi cho rằng, tiềm năng, dư địa còn rất lớn nên cần có sự đầu tư phát triển thỏa đáng để khai thác hiệu quả ngành kinh tế mũi nhọn này.
Theo Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM Đinh Ngọc Thắng, sản lượng khai thác hàng hoá XNK tại cảng biển TPHCM dự kiến đạt khoảng 155 triệu tấn vào năm 2025 và khoảng 190 triệu tấn vào năm 2030. Sản lượng khai thác container có thể đạt khoảng gần 9 triệu TEU vào năm 2025 và khoảng gần 11 triệu TEU vào năm 2030. Kết quả khảo sát, thống kê của Cục Hải quan TPHCM và USAID Hoa Kỳ cho thấy, sản lượng container XNK của Thành phố sẽ đạt gấp đôi, hơn 13 triệu TEU (190 triệu tấn) vào năm 2030. Trên thực tế, năm 2019, tổng công suất hàng hoá thông qua cảng biển TPHCM (bao gồm hàng nội địa) đã đạt gần 170 triệu tấn, vượt gần 9 triệu tấn so với dự báo trước đây của Bộ Giao thông vận tải.
Tuy nhiên, nếu ước lượng mức tăng trưởng theo tác động của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKFTA, RCEP so với giai đoạn 2010-2015 khi chưa có các FTA này và năng lực phát triển kinh tế của thành phố, năm 2030, mức tăng trưởng về container tại cảng của Thành phố có thể đạt 15 triệu TEU và trên 200 triệu tấn.
Với sự phát triển hàng hóa qua các cảng biển, dự kiến đến năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá thông qua Thành phố dự kiến đạt khoảng 165 tỷ USD (xuất khẩu đạt 80 tỷ USD, nhập khẩu đạt 85 tỷ USD). Thu NSNN của Cục Hải quan TPHCM có thể đạt 130.000 tỷ đồng vào năm 2025 và 147.000 tỷ đồng vào năm 2030 (ước lượng trên chưa kể đến tác động của đại dịch Covid-19).
Để khai thác hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển hàng hóa trên địa bàn, Giám đốc Sở Công Thương TPHCM Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết, TPHCM đặt mục tiêu đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ logistics của doanh nghiệp Thành phố đạt 15% và đến năm 2030 đạt 20%. Đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của logistics vào GRDP của TPHCM đạt 10% và đến năm 2030 đạt 12%.
Với tiềm năng và lợi thế phát triển logistics trên địa bàn TPHCM, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi kỳ vọng không dừng ở các chỉ tiêu trên mà phải phấn đấu đạt cao hơn nữa.
Theo Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM Đinh Ngọc Thắng, logistics là xương sống của nền kinh tế, TPHCM phát triển thành trung tâm thương mại, tài chính, du lịch của vùng, cả nước và khu vực Đông Nam Á phải gắn chặt với phát triển cơ sở hạ tầng và chất lượng, năng lực dịch vụ logistics. Hải quan là một ngành nằm trong hệ thống logistics, doanh nghiệp logistics và cơ quan Hải quan là đối tác có mối quan hệ hợp tác, bổ trợ, bổ sung lẫn nhau. Mục tiêu cốt lõi của cải cách hành chính trong ngành Hải quan là nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động logistics...
Xây dựng 8 trung tâm logistics quy mô lớn
Theo ông Bùi Tá Hoàng Vũ, trong kế hoạch tổng thể phát triển ngành logistics trên địa bàn TPHCM đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, TPHCM đặt mục tiêu xây dựng 8 trung tâm logistics quy mô lớn. Trong đó, nhóm 1 gồm 3 trung tâm. Trong năm 2021 hoàn tất đấu thầu mời gọi đầu tư Trung tâm logistics Khu Công nghệ cao trên diện tích 5-6 ha, năng lực thông qua hàng hóa giai đoạn 2021-2025 là 150.000 tấn; giai đoạn 2026- 2030 và sau 2030 là 300.000 tấn. Đến năm 2023, Thành phố hoàn thành chuẩn bị đầu tư Trung tâm logistics Cát Lái giai đoạn 2021-2025 trên diện tích 60- 100 ha, năng lực thông qua hàng hóa 1,5 -1,8 triệu TEU; giai đoạn sau nâng năng lực lên 3,1 triệu-3,5 triệu TEU; Trung tâm logistics Linh Trung sẽ kết nối với Khu chế xuất Linh Trung. Ngoài các nhóm nêu trên, TPHCM sẽ nghiên cứu phát triển thêm trung tâm logistics tại một số khu vực, đồng thời nghiên cứu chuyển đổi các khu, cụm công nghiệp vừa và nhỏ thành cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động logistics.
Với mục tiêu phát triển logistics thành dịch vụ mũi nhọn, bên cạnh phát triển các trung tâm quy mô lớn, TPHCM đặc biệt quan tâm đến phát triển đào tạo nguồn nhân lực cho dịch vụ này. Theo kế hoạch, đến năm 2025, TPHCM thành lập và phát triển 1 trung tâm đào tạo nguồn nhân lực logistics để phát triển TPHCM trở thành đầu tàu cả nước về đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao; trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực toàn vùng, có khả năng cung cấp nhân lực cho cả nước và quốc tế. Đến năm 2025, TPHCM góp phần kéo giảm tỷ lệ chi phí logistics cả nước so với GDP quốc gia khoảng 10%-15%. Đến năm 2025, tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics đạt 60% và đến năm 2030 đạt 70%.
Để thực hiện mục tiêu nêu trên, TPHCM đầu tư phát triển hạ tầng gồm hệ thống trung tâm logistics, hệ thống giao thông chi tiết phục vụ cho vận tải đường thủy, đường bộ, đường hàng không. Đồng thời, ứng dụng công nghệ thông tin như xây dựng kho dữ liệu tập trung nhằm số hóa hoạt động vận tải hàng hóa, từ đó có cơ sở điều chỉnh quy hoạch giao thông, bố trí bãi đậu xe, khu vực trung chuyển hàng hóa, giờ ưu tiên… Xây dựng nền tảng công nghệ thông tin khai thác dữ liệu dùng chung về hoạt động logistics phục vụ cho cả cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.
Mặt khác, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực logistics như tiếp tục triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ngành logistics trên địa bàn TPHCM cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chuyển giao chương trình đào tạo ngành logistics, hợp tác đào tạo theo các chương trình quốc tế. Xây dựng, chuyển giao và cập nhật hàng năm nền tảng đào tạo trực tuyến logistics cho các cơ sở đào tạo trên địa bàn TPHCM để góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hình thành và phát triển trung tâm đào tạo nguồn nhân lực logistics cho vùng hướng tới tính liên kết vùng và chia sẻ nguồn nhân lực.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Ngày 3/1: Giá lúa gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long ổn định
- ·GO!, Big C áp dụng nhiều chương trình khuyến mại ngày 8/3
- ·Giải đoạt B Sách quốc gia: Một tình yêu hồn hậu và mãnh liệt với đất nước
- ·Xe buýt gặp nạn lúc trời tối khiến 10 người tử vong
- ·Galaxy Note 7 chưa bị thu hồi sẽ bị khóa từ xa
- ·Hà Nội tăng cường 129 xe buýt trong thời gian diễn ra SEA Games 31
- ·Mua sắm online qua TikTok: Lợi bất cập hại
- ·Cà phê Starbucks bị thu hồi ở Mỹ vì chứa thủy tinh đã bị xóa khỏi sàn Shopee Việt Nam
- ·Sao Khuê 2017 tôn vinh các sản phẩm công nghệ chất lượng cao
- ·Lên đồ cho máy tính dịp Giáng sinh, chọn dòng Zeus của Kingmax
- ·Nhận định, soi kèo Brothers Union vs Fakirapool Young Mens, 15h45 ngày 3/1: Tưng bừng bàn thắng
- ·Bắc Ninh lập đoàn giám sát an toàn thực phẩm tại Festival “Về miền Quan họ
- ·Thời tiết ngày 14/6: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to
- ·Giải B Sách quốc gia: Tinh hoa văn hoá Xứ Thanh
- ·Google sẽ ra mắt smartphone chính chủ cuối năm nay?
- ·Hệ thống siêu thị Co.opmart giảm giá thịt heo đến hết mùng 1 Tết dương lịch
- ·Thuỳ Tiên chia sẻ trước giờ chung kết Miss Grand International 2021
- ·Khai trương showroom Võ Kim Đường Sâm Ngọc Linh tại Hà Nội
- ·Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
- ·[Infographic] Cách tính thuế và kê khai thuế khi kinh doanh trên mạng xã hội