【ả rập xê út vs nhật bản】Vợ ngoại tình với sếp bị sa thải, ly hôn chia tài sản thế nào?
Chúng tôi cưới nhau đã 3 năm,ợngoạitìnhvớisếpbịsathảilyhônchiatàisảnthếnàả rập xê út vs nhật bản cuộc sống vẫn trôi đi bình thường. Dù kinh tế của hai vợ chồng chỉ ở mức đủ chi tiêu sinh hoạt gia đình. Vợ chồng đều là người làm công ăn lương, tiền lương tháng nào chỉ đủ tháng nấy. Thi thoảng vợ chồng tôi mới tiết kiệm được một khoản.
Mới đây, vợ tôi lại nghỉ việc nên cuộc sống eo hẹp. Dù tôi đã cố gắng nhưng không thể lo được hết cho vợ và con. Vợ tôi tỏ ra buồn nhưng tôi gặng hỏi thì cô ấy không nói. Có vẻ như cô rất chán nản, tôi đã động viên nhưng cô ấy vẫn buồn. Dạo này cô ấy cứ suốt ngày ôm điện thoại chát chít. Tôi nói cô ấy nghỉ ngơi rồi kiếm công việc khác. Cô ấy lại nghĩ tôi này nọ, bắt vợ phải đi làm rồi nói không lo nổi cho vợ con.
Tình cờ tôi đọc được tin nhắn của cô ấy với bạn thân. Tôi biết vợ tôi ngoại tình với sếp bị vợ sếp theo dõi bắt được nên bị sa thải. Tôi phải làm gì, nếu tôi không thể tha thứ được thì ly hôn vợ tôi có được nuôi con và chia đôi tài sản hay cô ấy sẽ được phần ít hơn?
Ảnh chỉ có tính chất minh họa |
Chào bạn, chúng tôi hiểu rằng bạn đang rất bối rối và lưỡng lự trước tình cảnh này. Hai bạn đã cưới nhau được 3 năm và cuộc sống hôn nhân của các bạn đang gặp thử thách lớn. Tình huống này khá nhạy cảm, bạn cần xử sự khéo léo nhưng cũng dứt khoát để trọn vẹn cho cả đôi bên.
Việc đầu tiên bạn cần làm lúc này là phải bình tâm và suy nghĩ kỹ về mối quan hệ vợ chồng hiện nay. Bạn có còn yêu vợ không, bạn có muốn cứu vãn cuộc hôn nhân này không, nếu vợ bạn hối lỗi thì bạn có thể tha thứ cho vợ không,... hãy cân nhắc thật kỹ để tránh phải hối tiếc về sau.
Bạn cũng cần nói chuyện rõ ràng với vợ để hiểu rõ thực hư vấn đề và cùng nghiêm túc cân nhắc về quyết định sau cùng của hai bạn.
Trong trường hợp bạn thật sự không thể tha thứ cho vợ, nếu mối quan hệ vợ chồng của hai bạn đã rạn nứt, hay xảy ra tình trạng xung đột kéo dài dẫn đến việc không thể chung sống với nhau, mục đích hôn nhân không đạt được thì bạn hoàn toàn có quyền nộp đơn ly hôn ra toà yêu cầu giải quyết ly hôn theo Khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 (Luật HNGĐ 2014).
Theo nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn được quy định tại Điều 59 Luật HNGĐ 2014 thì các bên được tự do thỏa thuận việc chia tài sản khi ly hôn, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó trừ trường hợp đã nhập vào tài sản chung vợ chồng.
Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, tuy nhiên tỷ lệ phân chia tài sản chung có tính đến các yếu tố: hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung; Lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập và lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng (Khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP).
Theo đó, nếu bạn có bằng chứng về việc vợ bạn ngoại tình thì khi giải quyết, xét xử vụ án, bạn có quyền yêu cầu và Hội đồng xét xử sẽ xem xét yếu tố lỗi của người vợ dẫn đến việc ly hôn để chia tài sản theo tỷ lệ có lợi hơn cho bạn. Tỷ lệ phân chia cụ thể thế nào là do sự nhận định, đánh giá của Hội đồng xét xử khi căn cứ vào các yếu tố trên.
Vấn đề con chung thì còn phải phụ thuộc vào độ tuổi của con khi hai bạn ly hôn. Hai bạn có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con (Điều 81 Luật HNGĐ 2014). Việc vợ bạn ngoại tình không phải là lý do để bạn có thể dành được quyền nuôi con, đó chỉ là lý do để xác định rằng hôn nhân của các bạn không đạt được mục đích và ly hôn là giải pháp mà hai người đang tìm đến. Nếu muốn sử dụng lý do này, bạn cần chứng minh được rằng vì vợ bạn ngoại tình mà quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục... của con không được đảm bảo.
Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 82 Luật HNGĐ 2014, trường hợp nếu bạn không được trực tiếp nuôi con thì vẫn có quyền được cấp dưỡng và thăm nom con, không ai có thể cản trở quyền này của bạn.
Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thành Công, Công ty Luật TNHH Đông Phương Luật
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bị nghi ngoại tình vì từ chối chồng
- ·Cúp Chiến thắng 2024: Bóng đá chỉ góp 2 đại diện
- ·'Hoàng đế bóng đá' hủy hoại sự nghiệp vì trầm cảm, thích say xỉn ở khu ổ chuột
- ·Thiếu sao nhập tịch, HLV Shin Tae
- ·Hoàn cảnh đáng thương của bé mắc bệnh ung thư máu
- ·Đội tuyển Việt Nam xác định đối thủ, chốt lịch tập huấn Hàn Quốc
- ·Đội tuyển Lào cầm hòa Thái Lan
- ·Xác định đối thủ đá tập của đội tuyển Việt Nam trước AFF Cup 2024
- ·Có người mới vẫn muốn phá hoại người cũ
- ·'Hoàng đế bóng đá' hủy hoại sự nghiệp vì trầm cảm, thích say xỉn ở khu ổ chuột
- ·Hồi âm đơn thư bạn đọc 10 ngày đầu tháng 7/2011
- ·Công Phượng vừa ghi bàn vừa kiến tạo, Bình Phước nhọc nhằn giành 3 điểm
- ·Trực tiếp bóng đá Indonesia 2
- ·Nhận định bóng đá Bình Phước vs Bà Rịa Vũng Tàu: Công Phượng cần bàn thắng
- ·Ca khúc đồng tính: đồng cảm hay chiêu gây sốc?
- ·Xác định HLV đầu tiên mất việc ở V.League 2024
- ·13 cầu thủ bị cấm thi đấu vòng 9 V.League
- ·Trung Quốc thắng trận, Indonesia rộng cửa tranh vé dự World Cup
- ·Nịnh chồng bằng “chuyện ấy” mà vẫn không hết giận
- ·Chiêm ngưỡng siêu phẩm trong trận Thể Công Viettel thắng đậm SLNA