【getafe – osasuna】Quốc hội chính thức thông qua đổi tên căn cước, thu thập thêm mống mắt vào Cơ sở dữ liệu căn cước
Quang cảnh phiên họp sáng 27-11 - Ảnh: GIA HÂN
Sáng 27-11, với 431/468 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 87,25% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Căn cước. Luật gồm 7 chương, 46 điều.
Nhiều thay đổi trên thẻ căn cước
Theo đó, Luật Căn cước mới vừa được thông qua đã nêu rõ các trường thông tin thay đổi thể hiện trên thẻ căn cước.
Trong đó có ảnh khuôn mặt; số định danh cá nhân; họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quốc tịch; nơi cư trú; ngày cấp thẻ và hạn sử dụng.
Như vậy so với Luật Căn cước công dân 2014, trường thông tin về quê quán, vân tay đã được bỏ không cần thể hiện trên căn cước.
Thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước gồm thông tin nhân dạng; thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt, ADN, giọng nói; nghề nghiệp...
Trong đó, với thông tin ADN và giọng nói, chỉ thu thập khi người dân tự nguyện cung cấp hoặc trong quá trình quản lý người bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Người được cấp thẻ căn cước bao gồm công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước; công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp căn cước theo nhu cầu.
Kết quả biểu quyết thông qua Luật Căn cước - Ảnh: THÀNH CHUNG
Đổi tên căn cước là phù hợp với mục đích quản lý và phục vụ nhân dân
Trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết có ý kiến cho rằng thời gian qua đã có nhiều thay đổi về hình thức, nội dung và tên gọi của căn cước, vì vậy đề nghị cân nhắc về tên gọi của luật.
Đồng thời, đề nghị không đổi tên luật và tên thẻ thành căn cước.
Tuy nhiên, ông Tới cho biết qua thảo luận, hầu hết ý kiến đại biểu và ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội đều đồng ý với tên gọi của dự thảo luật và tên căn cước đã được giải trình.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số.
Với việc tích hợp đầy đủ thông tin một cách khoa học trong thẻ căn cước cùng với hình thức, phương thức quản lý số bảo đảm tính đại chúng, việc đổi tên thành căn cước sẽ giúp cho công tác quản lý nhà nước có tính khoa học hơn, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số của Chính phủ.
Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cho người dân trong tham gia các hoạt động xã hội cũng như giao dịch về hành chính, dân sự ngày càng tiện lợi.
Ông Tới cũng cho biết nội dung này Đảng đoàn Quốc hội đã xin ý kiến Bộ Chính trị và được Bộ Chính trị đồng thuận, thống nhất cao về việc sử dụng tên gọi Luật Căn cước, thẻ căn cước như Chính phủ trình.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy việc điều chỉnh tên gọi là Luật Căn cước và thẻ căn cước là phù hợp với mục đích quản lý và phục vụ nhân dân.
Bên cạnh đó, theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới, khoa học hiện nay đã chứng minh cùng với vân tay, mống mắt của một người có cấu trúc đường vân phức tạp và duy nhất đối với mỗi người, không thay đổi nhiều theo thời gian.
Công nghệ nhận diện mống mắt (hay còn gọi là công nghệ cảm biến mống mắt) là phương pháp sử dụng thuật toán, hình ảnh để nhận dạng một người dựa vào cấu trúc các đường vân của mống mắt (nơi xác định màu mắt của con người), đã được ứng dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực.
Hiện nay, nhiều quốc gia đã áp dụng công nghệ này để phục vụ nhận diện công dân, xác thực hộ chiếu, điền thông tin xác thực qua website...
Đồng thời công nghệ này có độ chính xác cao, đơn giản, dễ sử dụng, không cần thao tác phức tạp.
Vì vậy, bên cạnh việc thu thập vân tay, dự thảo luật đã bổ sung quy định thu thập mống mắt trong thông tin căn cước để làm cơ sở đối soát và xác thực thông tin của mỗi cá nhân.
Hỗ trợ trong những trường hợp không thu nhận được vân tay của một người (với các trường hợp khuyết tật hoặc vân tay bị biến dạng do các nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan…)./.
Theo TTO
Nguồn: https://tuoitre.vn/quoc-hoi-chinh-thuc-thong-qua-doi-ten-can-cuoc-thu-thap-them-mong-mat-vao-co-so-du-lieu-can-cuoc-20231127082940977.htm
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Có nên nhượng quyền thương hiệu hệ thống Sữa Tomkids không?
- ·ĐBQH: "Thị trường điện cạnh tranh thực sự còn rất mờ nhạt, xa vời"
- ·Nhậu xong phóng xe bạt mạng, nam thanh niên tông chết 2 người
- ·Cảnh hàng loạt ô tô lao vun vút lấn làn trên cao tốc Cam Lộ
- ·Những điểm nổi bật trong phong trào thi đua yêu nước
- ·Đạo diễn Xuân Phượng lọt top 100 phụ nữ truyền cảm hứng năm 2024
- ·Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại phiên toàn thể Hội nghị IPTP 11
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm: Quyết tâm mạnh mẽ sớm tinh gọn tổ chức bộ máy
- ·Những cách bảo quản đông trùng hạ thảo tươi đơn giản đạt hiệu quả
- ·Mưa lớn gây ngập nhiều nơi ở Quảng Bình, người dân hối hả chạy lũ
- ·Tư vấn về quyền thừa kế tài sản
- ·Chuyển đổi số ở Việt Nam: Con người phải đi trước một bước
- ·Du thuyền bị yêu cầu kiểm tra ở Long An chỉ mới neo đậu để trang trí
- ·Tàu hỏa liên tiếp trật đường ray: Cảnh báo không thể xem nhẹ
- ·Giám đốc đi bằng tay và những số phận ám ảnh
- ·Xác định nữ tài xế lái ô tô ngược chiều trên cao tốc Liên Khương
- ·Khánh thành công trình biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị Việt Nam
- ·Được rót thêm vốn, cao tốc Tuyên Quang
- ·Cơ hội của nhà đầu tư tại dự án Destino Centro Bến Lức
- ·Ca sĩ Đan Trường bức xúc, nhờ pháp luật can thiệp khi bị đồn yêu đồng giới