【rennes – reims】Vệ sinh sạch sẽ
Bảo vệ trẻ trước dịch bệnh tay chân miệng
Kiểm tra trẻ thường xuyên
Anh Ngô Khiêm (thị xã Hương Trà) có hai cậu con trai,ệsinhsạchsẽrennes – reims anh lớn đã qua 10 tuổi còn cậu em lên 7. Mỗi năm, cứ đến mùa dịch bệnh TCM, vợ chồng anh đều nhắc nhau kiểm tra tình trạng tay, chân và miệng thường xuyên, thậm chí hằng ngày cho cả hai con. Kinh nghiệm này được cả hai vợ chồng thống nhất cao và duy trì từ sau lần tình cờ kiểm tra kỹ mà phát hiện cậu con lớn bị TCM khi bé 4 tuổi. Nhờ đó, nhiều năm qua, hai cậu con trai của anh chị mới bị nhiễm TCM một lần.
Trước lúc được xác định bị nhiễm TCM, cu con anh Khiêm vẫn đi học và sinh hoạt bình thường. Nhưng vì rất lo lắng về bệnh TCM nên anh thường kiểm tra cẩn thận tay chân của con trước khi ngủ. Một tối, anh phát hiện ở lòng bàn chân con có nhiều bọng nước li ti khác lạ, càng căng da càng thấy rõ. Quá lo lắng vì nghi ngờ con bị TCM, anh liên hệ bác sĩ quen và đưa con đi kiểm tra ngay lập tức. Kết quả, sau khi được thăm khám kỹ hơn, cu con được xác định nhiễm TCM thể nhẹ và cho điều trị, theo dõi tại nhà. Nhớ lại, anh Khiêm vẫn coi sự kỹ càng đó là một may mắn nên thường chia sẻ với bạn bè, như một sự nhắc nhớ cẩn thận khi chăm sóc trẻ.
Bệnh TCM là do virus Coxsackie gây nên. Virus có khả năng lây lan rất nhanh qua đường miệng hoặc các chất tiết từ mũi miệng hay phân của trẻ bệnh. Bệnh lây truyền chủ yếu qua các đường: Trẻ lành tiếp xúc trực tiếp với trẻ bệnh, bị nhiễm bệnh do nuốt phải nước bọt của trẻ bệnh văng ra trong lúc ho hay hắt hơi; trẻ lành cầm nắm đồ chơi, sẽ chạm vào sàn nhà bị dính nước bọt, chất tiết mũi họng của trẻ bệnh; lây qua bàn tay của người chăm sóc trẻ. Triệu chứng thấy rõ nhất ở bệnh TCM gồm: sốt, loét miệng và bóng nước. Đa số các trường hợp bệnh TCM sẽ tự khỏi, nhưng trong trường hợp gặp biến chứng thì trẻ sẽ gặp nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong. Những biến chứng do bệnh tay chân miệng gây nên, có thể là biến chứng thần kinh, khiến viêm màng não, viêm thân não. Hoặc có thể là biến chứng hô hấp, tuần hoàn, gây tổn thương cơ tim, suy tim, trụy tim mạch, phù phổi cấp.
“3 sạch” để dự phòng
Theo hệ thống báo cáo giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm 2020 đến nay, cả nước chưa có trường hợp tử vong do bệnh TCM nhưng đã ghi nhận hơn 10.700 trường hợp mắc bệnh. Riêng trên địa bàn Thừa Thiên Huế, tính đến ngày 16/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh chưa ghi nhận trường hợp nhiễm bệnh TCM.
Tuyên truyền bảo vệ trẻ trước dịch bệnh tay chân miệng
Ông Hoàng Văn Đức, Giám đốc Kiểm soát bệnh tật tỉnh ghi nhận: “Trung tâm vẫn đang theo dõi và giám sát chặt chẽ tình hình của bệnh TCM trên địa bàn. Tuy nhiên, việc chưa phát hiện trường hợp bệnh TCM từ đầu năm đến nay cho thấy dấu hiệu tích cực so với diễn biến bệnh TCM năm 2019 và cả những năm trước đó. Kết quả này một phần là do người dân đã và đang thực hiện tốt các biện pháp giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ để phòng tránh dịch bệnh COVID-19, nên việc phòng chống TCM được hưởng lợi tích cực”.
Theo số liệu của ngành y tế, so với cùng kỳ năm 2019, số mắc TCM cả nước giảm 55,6%, số trường hợp nhập viện giảm 51,5%. Tuy vậy, dự báo số mắc TCM có nguy cơ gia tăng, nên cần chủ động phòng, chống dịch bệnh TCM, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, không để dịch bùng phát, lan rộng và kéo dài. Bộ Y tế đề nghị các cấp các ngành tăng cường truyền thông giáo dục sức khoẻ, triển khai tích cực các hoạt động vệ sinh yêu nước nâng cao sức khỏe Nhân dân. Đồng thời, đề nghị Nhân dân thực hiện “3 sạch” để phòng bệnh hiệu quả, gồm: ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay sạch và chơi đồ chơi sạch; tổ chức chiến dịch rửa tay bằng xà phòng, thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh ăn uống, ăn chín uống chín…
Hiện nay, bệnh TCM vẫn chưa có vaccine dự phòng, trong khi tình hình đại dịch COVID-19 và dịch bệnh sốt xuất huyết còn diễn biến phức tạp, các bậc cha mẹ và cộng đồng người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng theo Bộ Y tế khuyến cáo để bảo vệ trẻ: Giữ vệ sinh tay sạch sẽ; ăn chín, uống chín, sử dụng vật dụng ăn uống sạch sẽ, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung đồ dùng cá nhân; thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày; không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; đưa trẻ đi khám khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh.
Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tháo dỡ căn nhà 3 mặt tiền án ngữ giữa giao lộ TP.HCM suốt 10 năm
- ·Những trái tim không biên giới
- ·Đổi mới thái độ, phong cách phục vụ của hơn 91.600 điều dưỡng viên
- ·Tặng quà 60 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo phường Hưng Chiến
- ·Trèo lên mái tôn nhặt bóng, một học sinh bị điện giật tử vong
- ·Hướng dẫn thực hiện BHXH đối với công an xã
- ·Toàn tỉnh có 65 căn nhà bị sập, cuốn trôi, sạt lở, tốc mái
- ·Tình người xứ biển
- ·iPhone 8 sẽ to hơn iPhone 7 nhưng nhỏ hơn iPhone 7 Plus?
- ·Trẻ em ven biển nhọc nhằn mùa tựu trường
- ·Thị trường hàng hóa: Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới
- ·Tin vắn ngày 23
- ·Bù Đăng: 5.532 hộ nông dân sản xuất
- ·Chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã
- ·Nữ chuyên viên Sở Nội vụ Hải Phòng từng làm loạn ở phường xin nghỉ việc
- ·Năm 2017, Phú Riềng có 197 trường hợp sinh con thứ ba trở lên
- ·Chọn trường cho con
- ·3 căn nhà tặng hộ khó khăn về nhà ở
- ·Tai nạn giao thông trên quốc lộ 51, 1 Người đàn ông tử vong
- ·Hoa giữa đời thường