【bang xep cup c1】PwC chỉ ra 6 ngành có tiềm năng M&A sôi động năm 2023
60% CEO toàn cầu không có kế hoạch trì hoãn hoạt động M&Atrong năm 2023
TheỉrangànhcótiềmnăngMAsôiđộngnăbang xep cup c1o Báo cáo Các xu hướng M&A Toàn cầu PwC 2023 công bố mới đây, hoạt động M&A toàn cầu có khả năng tăng trưởng vào nửa sau năm 2023, khi các nhà đầu tưvà giám đốc điều hành tìm cách cân bằng rủi ro ngắn hạn với các chiến lược chuyển đổi kinh doanh dài hạn.
Mặc dù các giao dịch toàn cầu đang phải chịu tác động từ kinh tếvĩ mô, như lo ngại suy thoái kinh tế, lãi suất tăng, giá cổ phiếu giảm mạnh, căng thẳng địa chính trị - chiến tranh ở Ukraine và gián đoạn chuỗi cung ứng, 60% CEO toàn cầu cho biết, họ không có ý định trì hoãn các giao dịch vào năm 2023. Đây là kết quả được ghi nhận tại cuộc khảo sát CEO Toàn cầu thường niên lần thứ 26 của PwC.
Trong khi năm 2021 ghi nhận số giao dịch ở mức cao kỷ lục (65.000 giao dịch), thị trường M&A toàn cầu đối mặt nhiều thách thức trong năm 2022 với khối lượng giao dịch giảm 17% và giá trị thương vụ giảm 37%, tuy nhiên vẫn duy trì cao hơn năm 2020 và mức trước đại dịch. Trong nửa cuối năm 2022, giao dịch tiếp tục suy yếu hơn so với năm 2021, khi giảm 25% khối lượng và 51% giá trị. Tuy vậy, tình hình kinh tế vĩ mô và các yếu tố địa chính trị có tác động không đồng đều đến thị trường M&A.
Trong năm 2022, châu Âu, Trung Đông và châu Phi (EMEA) ghi nhận số lượng giao dịch nhiều hơn châu Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương, bất chấp chi phí năng lượng cao hơn và những bất ổn trong khu vực. PwC cho rằng điều này cho thấy sự dịch chuyển của các nhà đầu tư khi tìm kiếm cơ hội và tăng trưởng ở các thị trường nước ngoài.
Tại Trung Đông và châu Phi, khối lượng và giá trị giao dịch giảm lần lượt 12% và 37% từ năm 2021 đến 2022. Với khoảng 20.000 giao dịch vào năm 2022, hoạt động trong khu vực này vẫn cao hơn 17% so với mức trước đại dịch năm 2019.
Tại châu Mỹ, khối lượng và giá trị giao dịch (khoảng 18.000 giao dịch) đã giảm lần lượt 17% và 40% trong khoảng thời gian từ năm 2021 đến 2022. Giá trị giao dịch ảnh hưởng nặng nề do số lượng giao dịch quy mô lớn (megadeals) ở Hoa Kỳ – có giá trị vượt quá 5 tỷ đô la Mỹ – gần như giảm một nửa từ 81 xuống 42 từ năm 2021 đến 2022. Mức sụt giảm trở nên đáng kể hơn trong nửa cuối năm, chỉ có 16 giao dịch quy mô lớn so với 26 giao dịch trong nửa đầu năm 2022.
Tại châu Á - Thái Bình Dương (khoảng 16.000 giao dịch), khối lượng và giá trị giao dịch giảm lần lượt 23% và 33% trong giai đoạn 2021 - 2022. Trung Quốc ghi nhận sự sụt giảm lớn nhất, với khối lượng và giá trị giao dịch lần lượt giảm 46% và 35% – do bị ảnh hưởng của Covid-19 và nhu cầu xuất khẩu suy giảm. Các công ty muốn tiếp cận thị trường châu Á đang tìm kiếm cơ hội đầu tư ngoài Trung Quốc – ví dụ như Ấn Độ, Nhật Bản và các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó, Ấn Độ đã nổi lên như một điểm đến đầu tư hấp dẫn, vượt qua Nhật Bản và Hàn Quốc về giá trị thương vụ và xếp thứ hai trong khu vực chỉ sau Trung Quốc.
Hoạt động M&A ở Châu Á Thái Bình Dương trở lại mức trước đại dịch vào năm 2022 |
6 ngành có tiềm năng M&A sôi động năm 2023
Theo nhận định của ông Ong Tiong Hooi, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn giao dịch, PwC Việt Nam, dù nền kinh tế toàn cầu hiện nay đang phải đối mặt với nhiều áp lực như lạm phát và suy thoái kinh tế, trong đó thị trường M&A Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Tuy nhiên, châu Á - Thái Bình Dương vẫn là 'điểm tốt nhất' cho tăng trưởng toàn cầu.
Các nguyên nhân được lãnh đạo PwC chỉ ra bao gồm sự chuyển giao tài sản giữa các thế hệ, đẩy mạnh hiện đại hóa nội ngành, dòng chảy thương mại giữa các quốc gia Châu Á ngày càng tăng và mối quan tâm mới đối với môi trường, xã hội và quản trị (ESG).
“Trong những tháng gần đây, chúng ta đang chứng kiến nhiều thương vụ "tập hợp" trong các thị trường phân mảnh để mở rộng quy mô, thoái vốn chiến lược khỏi một số doanh nghiệpViệt Nam để cân đối dòng tiền nhằm đối phó với áp lực đáo hạn trái phiếu.
Chúng ta cũng thấy xu hướng chia tách công ty đối với các công ty gia đình có quy mô lớn có liên quan đến các sự kiện chuyển giao tài sản, tiến hành thương vụ để thúc đẩy đổi mới và sáng tạo, và bán một phần doanh nghiệp hoặc cổ phần để có vốn tài trợ cho hoạt động mở rộng chiến lược - đặc biệt là trong khu vực Đông Nam Á để quản lý căng thẳng chính trị và chuỗi cung ứng trong khu vực”, ông Ong Tiong Hooi, Lãnh đạo Dịch vụ Tư vấn giao dịch, PwC Việt Nam cho biết.
Về triển vọng M&A 2023 đối với xu hướng đầu tư tại Việt Nam, có 6 ngành được dự đoán sẽ tạo cơ hội cho hoạt động M&A vào năm 2023, bao gồm công nghệ, truyền thông và viễn thông; sản xuất công nghiệp và ô tô; dịch vụ tài chính, năng lượng, tiện ích và khai thác.
Trong đó, điểm nhấn trong lĩnh vực công nghệ, truyền thông và viễn thông là số hóa. Nguyên nhân bởi số hóa vẫn đang là mối quan tâm chính với nhiều doanh nghiệp. Tương tự năm 2022, các giao dịch phần mềm sẽ tiếp tục chiếm phần lớn: 2/3 (71%) hoạt động giao dịch công nghệ và 3/4 (74%) giá trị giao dịch. Viễn thông, metaverse và trò chơi điện tử sẽ là các lĩnh vực nóng, thu hút hoạt động M&A vào năm 2023.
Đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp và ô tô, việc tối ưu hóa danh mục đầu tư sẽ thúc đẩy việc thoái vốn và mua lại, đặc biệt là những hoạt động tập trung vào tính bền vững và đẩy nhanh quá trình số hóa.
Trong mảng dịch vụ tài chính, sự gián đoạn từ các nền tảng giao dịch và FinTech tạo ra những biến đổi nhanh về công nghệ trên toàn ngành, cũng như thúc đẩy hoạt động M&A trong khi các nhà giao dịch tìm cách thu hút năng lực số.
Chuyển đổi năng lượng vẫn sẽ là ưu tiên hàng đầu của các nhà đầu tư và đội ngũ quản lý, hướng khối lượng vốn lớn vào hoạt động M&A và các dự ánphát triển vốn. Yếu tố này được kỳ vọng sẽ giúp ngành năng lượng, tiện ích và khai thác tăng sức nóng.
Trong lĩnh vực thị trường tiêu dùngdù vẫn còn những thách thức với người tiêu dùng năm 2023, việc đánh giá danh mục đầu tư và tập trung vào các giao dịch chuyển đổi sẽ tạo ra cơ hội cho M&A.
Nhu cầu đổi mới sáng tạo hướng tới tăng trưởng sẽ thúc đẩy hoạt động M&A vào năm 2023. Công nghệ sinh học, Nghiên cứu phát triển sản phẩm y tế(CRO/CDMO), Công nghệ Y tế (MedTech), các giải pháp chăm sóc sức khỏe hướng tới người tiêu dùng và số hóa y tế dự kiến sẽ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của nhà đầu tư. Mảng y tế và sức khỏe cũng được đánh giá nhiều tiềm năng.
Ngoài ra, PwC cũng chỉ ra biến động kinh tế vĩ mô và địa chính trị cũng có thể tạo ra lợi thế và thách thức cho các bên khác nhau.
Đối với các doanh nghiệp, trong bối cảnh thắt chặt tài chính, doanh nghiệp có bảng cân đối kế toán mạnh sẽ có nhiều cơ hội hơn. Các quỹ đầu tư tư nhân sẽ xem xét các giao dịch mới và tập trung vào việc tạo ra giá trị cho các công ty trong danh mục đầu tư. Hoạt động này sẽ đi cùng với việc tối ưu hoạt động vận hành, xây dựng công ty và thoái vốn.
Đối với các quỹ tín dụng và thị trường tư nhân, việc các quỹ này cho vay sẽ giành được thị phần M&A từ các ngân hàngvà trở thành chìa khóa để cung cấp thanh khoản cần thiết, đặc biệt là trong các giao dịch thương vụ cỡ trung.
Còn các nhà đầu tư mạo hiểm có thể rút lui khỏi một số khoản đầu tư rủi ro. Tuy nhiên, đầu tư vào công nghệ khí hậu vẫn là một điểm sáng, với hơn một phần tư tổng số vốn đầu tư mạo hiểm hiện đang dành cho danh mục này, đặc biệt là những công nghệ tập trung vào việc cắt giảm khí thải.
“Năm 2023 được kỳ vọng sẽ là một năm hứa hẹn với thị trường M&A khi các CEO tập trung tạo ra giá trị thông qua việc đổi mới doanh nghiệp và các hoạt động giao dịch. Tại Việt Nam, các nhà đầu tư đang quan tâm đến các lĩnh vực năng lượng tái tạo, chăm sóc sức khỏe, logistics và giáo dục, đồng thời mở rộng cơ sở sản xuất, mở rộng thị phần và khai thác lực lượng lao động có trình độ, cũng như phát triển các tệp khách hàng”, ông Ong Tiong Hooi cho biết.
Ông cũng nhấn mạnh các doanh nghiệp cần bắt đầu tích hợp ESG vào kế hoạch kinh doanh khi các nhà đầu tư bắt đầu ưu tiên các yếu tố này trong kế hoạch đầu tư của công ty.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Chính phủ Trung Quốc cắt quyền truy cập Internet vào ban đêm đối với người dưới 18 tuổi
- ·Đến năm 2030, Việt Nam cần ít nhất 100.000 doanh nghiệp công nghệ số
- ·Thủ tướng sắp đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp
- ·80% thị phần điện toán đám mây Việt Nam nằm trong tay doanh nghiệp ngoại
- ·Thủ tướng chỉ thị tiếp tục đẩy mạnh cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ người dân
- ·Sắp giải thể liên doanh vốn ngàn tỷ của PVS
- ·Sắp ra mắt ứng dụng Adobe Photoshop miễn phí chạy trên trình duyệt
- ·Người đứng đầu quyết liệt giúp địa phương chuyển đổi số hiệu quả
- ·Phê duyệt Đề án Hội Nông dân Việt Nam tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp
- ·Startup ví số Việt Nam “bắt tay” gã khổng lồ xuyên biên giới
- ·Xuất cấp gạo cho 03 địa phương dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023
- ·iFan sốc khi TopZone không chỉ giảm nửa giá mà còn tặng khách hàng cả iPhone 13 Pro Max miễn phí
- ·Doanh nghiệp có nên thuê ngoài giải pháp bảo mật?
- ·'Uẩn khúc' khiến Apple không làm được chip 5G cho iPhone
- ·Sửa đổi, bổ sung một số quy định mới về quản lý, sử dụng tài sản công
- ·Tổng công ty Bưu điện Việt Nam có Chủ tịch Hội đồng thành viên mới
- ·Doanh nghiệp thiết bị y tế vướng về chứng chỉ ISO
- ·MacBook Air 2022: Khi ‘quái vật’ cũng có điểm yếu
- ·Từ ngày 1/6, vi phạm về quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật có thể bị phạt đến 40 triệu đồng
- ·iPhone 14 Pro Max bản đắt nhất có giá lên tới bao nhiêu?