会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả aik solna】Khắc nghiệt vùng ngọt!

【kết quả aik solna】Khắc nghiệt vùng ngọt

时间:2024-12-23 19:21:29 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:838次

Báo Cà Mau(CMO) Những công trình chống hạn mặn, bảo vệ vùng ngọt là cần thiết với Cà Mau trong thời điểm hiện tại. Nhưng để biến thách thức hạn mặn thành cơ hội phát triển, thì việc quy hoạch lại sản xuất, đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi, đảm bảo phát triển sản xuất theo tinh thần Nghị quyết 120 của Chính phủ mới là lựa chọn phù hợp.

Đồng đất Cà Mau đã qua một cuộc chuyển mình mạnh mẽ ở thời điểm năm 2000, khi nước mặn được coi là luồng gió mới cho sự phát triển của địa phương. Tuy nhiên, nếu nước mặn tiếp tục lấn sâu và “mặn hoá” bán đảo Cà Mau, những hệ luỵ khó có thể lường trước.

Từ thực tiễn sản xuất

Thới Bình là vùng tranh chấp mặn - ngọt điển hình của Cà Mau. Một phần diện tích nhỏ của huyện vẫn còn ngọt hoá với cây lúa đóng vai chủ đạo. Ấy vậy mà hạn mặn năm 2020 lại gây thiệt hại lớn trên diện tích sản xuất lúa - tôm. Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thới Bình Nguyễn Hoàng Lâm thông tin: “Cây lúa Một bụi đỏ, loại chịu được mặn và trồng trên đất lúa - tôm của bà con cũng không chịu nổi trong mùa hạn năm nay”. Mặc dù giống lúa này chịu hạn mặn, nhưng thời gian sinh trưởng dài, thế nên khi nhiễm mặn nặng cũng không thể phát triển được.

Trở lại với vùng ngọt hoá Trần Văn Thời, nông dân Phù Văn Hùng, ấp Nhà Máy C, xã Khánh Hưng, khẳng định: “Trên đất ruộng bây giờ, nếu cây đậu xanh không sống nổi thì không cây gì chịu được hết!”. Nông dân Trần Văn Thời từ Khánh Bình Tây, Khánh Hưng, Khánh Hải đã học hỏi nhau để trồng đậu xanh hơn 10 năm nay. Cây đậu xanh trồng 60 ngày thu hoạch, chỉ tốn 2 lần tưới nước, giặm phân. Theo Phó chủ tịch UBND xã Khánh Hưng Lê Thanh Nhì thì: “Lợi nhuận 1 công đậu xanh bằng 3 công lúa, ít tốn công chăm sóc, chịu hạn tốt”.

Nông dân Cà Mau cũng đã mạnh dạn đầu tư những hệ thống tưới tiêu hiện đại, tiết kiệm nước và công sức để trồng màu trong mùa hạn. Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp Nhà Máy C Trần Thanh Hà bộc bạch: “Nói là thích ứng với hạn mặn thì hơi quá, nhưng bà con nông dân mình cũng chịu khó tìm tòi lắm, trồng cây này không được thì thử cái kia, hiệu quả thì làm”. Điều trăn trở lớn nhất của nông dân là đầu ra nông sản. Ít hộ trồng hoa màu còn tiêu thụ được với giá cả tương đối, nhưng nếu nhân rộng ồ ạt sẽ rơi vào cảnh được mùa mất giá.

Các trà lúa sắp thu hoạch bị thiệt hại vì hạn hán ở huyện Trần Văn Thời.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử trăn trở: “Hiện Cà Mau đang tập trung cho các ngành hàng chủ lực, trong đó có những nông sản đặc thù của vùng ngọt hoá”. Theo đó, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang dần định hình những loại cây trồng, vật nuôi hiệu quả, đặc trưng của từng xã, từng vùng sản xuất. Chính thực tiễn sản xuất của người nông dân đã gợi mở những lựa chọn mới cho công tác quy hoạch sản xuất. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để vùng ngọt hoá thích ứng và tìm ra được hướng phát triển bền vững, vẫn cần phải có chiến lược bài bản hơn. Nông dân cần những người bạn đồng hành tin cậy từ nhà quản lý, nhà khoa học và cả doanh nghiệp để có thể biến đồng đất cháy khô thành những mô hình sản xuất thực tiễn hiệu quả.

Vùng ngọt hoá - tài sản quý của bán đảo Cà Mau

Trong quá trình ghi nhận các ý kiến về việc bảo vệ hệ sinh thái ngập ngọt ở Cà Mau, chúng tôi có dịp lắng nghe những chia sẻ ở một góc nhìn khá thú vị: Bảo vệ vùng ngọt - bảo vệ nét đẹp, cả văn hoá và là tài sản quý báu của vùng bán đảo Cà Mau. Như đã biết, dù 3 mặt giáp biển nhưng nông nghiệp là khởi đầu và gần như là lựa chọn duy nhất của những cư dân đầu tiên nơi đây. Bằng chứng là tận ngoài bãi Khai Long, Đất Mũi vẫn còn dấu tích của những vùng rẫy lớn trồng các loại hoa màu, dân gian hay gọi là rẫy Trương Phi. Dọc dài từ Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi - các huyện ven biển thì cây lúa và đời sống nông nghiệp đã làm nên lịch sử của đất và người Cà Mau cho đến tận những năm 2000.

Mô hình xây hồ trữ nước mưa phục vụ sinh hoạt và một phần cho sản xuất ở ấp Rạch Lùm A, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời.

Giám đốc Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Cà Mau Trần Hiếu Hùng nhiều lần khẳng định: “2 hệ sinh thái ngập mặn và ngập ngọt của Cà Mau chính là điều tạo nên sức hút, nét đẹp của du lịch Cà Mau”. Dân Cà Mau tự hào với tài nguyên rừng, bao gồm rừng đước và rừng tràm, đó là 2 loại cây mang tính biểu tượng cho sự song hành của 2 hệ sinh thái đặc trưng mà chỉ có Cà Mau được thiên nhiên ưu ái ban tặng. Sẽ ra sao khi một ngày nào đó, bán đảo Cà Mau đồng nhất một màu nước mặn (?) Và liệu rằng những trải nghiệm giữa rừng tràm bắt cá, ăn ong, tận hưởng các sản vật rừng ngập ngọt của cư dân bản địa và du khách có còn chăng nếu dòng nước mặn có cơ hội gặm nhấm, xâm nhập vào sâu trong lòng bán đảo?

"Thuận thiên" là thuận theo quy luật của tự nhiên, không làm trái với quy luật của tự nhiên và ở một khía cạnh nào đó là không được phá vỡ những gì mà thiên nhiên đã ban tặng. Sự tranh chấp giữa những vùng giáp ranh mặn - ngọt của Cà Mau là thực tế đặt ra, song không phải là để bên nào thắng thế, mà cốt lõi là để tìm ra cách để 2 hệ sinh thái có thể cùng tồn tại và phát triển bền vững. Một lần nữa, ý tưởng đưa nước mặn vào để ứng cứu hạn mặn như binh pháp, hay gọi là “lấy độc trị độc” lại hiển hiện những hệ luỵ lâu dài, mà nếu xảy ra, ai sẽ là người chịu trách nhiệm?

Nói như chuyên gia du lịch Thái Lan, ông Peerapol, trong hội thảo về định hướng phát triển du lịch Cà Mau, cái thiếu nhất của chúng ta chính là sản phẩm đặc trưng, mà hệ sinh thái ngập mặn - ngập ngọt của Cà Mau không thiếu những sản vật quý có thể mang ra giới thiệu với bạn bè khắp chốn. Tại sao chúng ta không tổ chức lễ hội cua Cà Mau, lễ hội mật ong Cà Mau…, đó là những câu hỏi của chuyên gia này khi dẫn ra hàng loạt lễ hội trên thế giới như lễ hội nho, lễ hội cà chua, lễ hội rượu… Giữ gìn hệ sinh thái ngọt hoá, Cà Mau sẽ có thêm nhiều lựa chọn để phát triển bền vững, lâu dài./.

Phạm Hải Nguyên

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • 'Hành trình trang sức xuyên Việt' của PNJ lăn bánh tới TP.HCM, tôn vinh vẻ đẹp đời thường
  • Lịch sử 15 năm hộp số ly hợp kép DSG
  • Kinh hãi hình ảnh xe container bị mất bánh sau đi kiểu bập bênh trên đường
  • 370 xe từ Đức về Việt Nam tuần đầu tháng 12
  • Mua CPU Intel Core i5
  • Tư thế lái xe tốt nhất ai cũng nên biết
  • Ô tô chạy quá tốc độ, lao xuống cầu vượt, lật ngửa
  • Điểm danh 3 mẫu ô tô mới dự báo xuất hiện tại Việt Nam trong năm 2020
推荐内容
  • Công bố 170 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
  • Porsche Macan 2019 chính thức xuất hiện với mức giá từ 3,1 đồng
  • Ô tô nhập từ Đức, Nhật Bản, Hoa Kỳ khởi sắc
  • Mazda3 gây tai nạn khi thử nghiệm tính năng phanh khẩn cấp tự động?
  • Nam Phú Thái
  • Triệu hồi 430.000 xe Hyundai Elantra có thể tự bốc cháy tại Mỹ